Tuần trước Da Màu đã giới thiệu vở kịch Một Thế Giới Khác của nhà văn Thu Phong. Cuộc nói chuyện dưới đây nhằm tìm hiểu những diễn tiến quanh việc dàn dựng& trình diễn vở kịch, cùng những ý kiến của tác giả về sân khấu kịch Việt Nam và kịch nghệ nói chung.
Đặng Thơ Thơ (ĐTT): Trong thời gian dàn dựng vở Một Thế Giới Khác, anh có tham gia các buổi tập tại Sân Khấu Nhỏ với tư cách tác giả? Từ kịch bản Một Thế Giới Khác cho đến khi công diễn trên sân khấu với tên gọi Người Mẫu, đã có những thay đổi gì đáng kể? Tác giả và đạo diễn làm việc chung ra sao? Nhận xét của anh về dàn diễn viên trong vở kịch, và phần kỹ thuật như ánh sáng và phối trí sân khấu …? Những phản hồi của khán giả, báo chí, và giới phê bình?
Thu Phong (TP): Tôi không được tham gia trong các buổi tập của Sân Khấu Nhỏ. Tôi chỉ được mời gặp Đạo diễn Trần Minh Ngọc và Phó Giám Đốc nhà hát kịch Thanh Hoàng. Trong buổi gặp, 2 người ấy cho biết khi dàn dựng sẽ có một vài thay đổi. Tôi không nhớ chi tiết, chỉ quý mến thái độ lịch sự, khiêm tốn của 2 người. Ấn tượng không phai của tôi về ông Ngọc là lời ông nói :“Tôi thèm thay đổi như thế này…, thế này…”. Thái độ của ông khiến tôi không thắc mắc chuyện “thay đổi”. Vả lại, tôi biết đạo diễn Trần Minh Ngọc rất nổi tiếng và theo thông lệ, từ kịch bản của tác giả (dù là kịch bản phân cảnh như tôi viết) đến sân khấu, thường là có thay đổi.
Tôi băn khuăn nhất là Nhà hát sẽ dàn dựng các ma-nơ-canh thế nào. Tôi muốn tất cả các ma-nơ-canh đều do diễn viên đóng và họ phải có diện mạo đẹp y hệt ma-nơ-canh. Tôi hình dung ma-nơ canh ở truồng sẽ là các diễn viên mặc đồ màu da, bó sát vào thân thể; tôi hình dung lũ hình nhân cử động máy móc, chỉ trừ ma-nơ-canh số 17. Xem vở kịch, tôi thất vọng: một vài ma-nơ-canh thật+ vài diễn viên, diễn xuất không gây được ấn tượng.
Tôi cũng mong Nhà hát lưu tâm đến những nhận xét của tôi về các ma-nơ-canh, những nhận xét ấy không có gì quá đáng. Nhưng Nhà hát đã lược bỏ một số.
Diễn viên Thanh Hoàng sắm vai chàng thợ may (về sau người khác thay thế), đóng khá tròn vai.Tôi thích diễn viên Kim Ngân sắm vai ma-nơ-canh số 17 nhất; giọng nói và diễn xuất của cô rất diễn cảm, kịch tính. Còn những người khác không có gì nổi bật. Dù sao dàn diễn viên này khá hơn diễn viên của đài truyền hình HTV (Vở kịch sau đó được HTV dựng lại trên truyền hình)
Một vài tờ báo trong đó có tờ Sân Khấu có bài viết về vở kịch.
Theo tôi, Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu Việt Nam trao giải cho Người Mẫu có lẽ vì thấy nó lạ? (Trước đó Thanh Hoàng có nhận xét “kịch anh viết không có í a í ố như các vở kịch khác”)
ĐTT:Tại sao số lượng kịch Việt Nam khá ít, so với những lãnh vực văn học nghệ thuật khác, như văn xuôi, thơ, hay tuỳ bút, tiểu luận? Có một đội ngũ các nhà viết kịch chuyên nghiệp cho các sân khấu lớn nhỏ trong nước hiện nay? Tình hình sân khấu kịch trong nước hiện giờ, theo anh có gì khởi sắc?
TP: Sân khấu kịch ở ngoài Bắc tôi không rõ, ngoại trừ quen biết một tác giả có tiếng là ông Văn Biển. Ở Sài Gòn có lần tôi được mời đến xem vở kịch về Khuất Nguyên khá hay, tuy không có phông màn; ánh sáng và âm nhạc đơn giản. Đó là vở diễn xuất tốt nghiệp của sinh viên trường Cao Đẳng Sân Khấu TP.HCM, kịch bản của 3 nhà viết kịch Trung quốc, cô Nguyễn Thị Minh Ngọc làm đạo diễn. Tôi cho rằng vở kịch hay là do kịch bản hay (đến 3 kịch tác gia viết nên mà!) Và cô Minh Ngọc làm đạo diễn khá giỏi.
Ngoài Sân Khấu 5B, Sài Gòn còn Nhà Hát Kịch TP.HCM và Sân Khấu Kịch của cô Hồng Vân, nghe nói có lúc “sống được”. Tôi không chắc kịch có nhiều hay ít người thưởng lãm so với thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Sau 30-4-1975 tôi không quan tâm đến sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Chính các ma-nơ-canh tôi nhìn thấy ở một của hàng trên đường Phạm Ngũ Lão đã gợi cảm hứng cho tôi viết vở kịch. Trước 1975, tôi rất thích kịch Những Người Không Chịu Chết của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan, đã xem vở kịch trên đài truyền hình VN (băng tần số 9) dường như do sinh viên Đại học Đà Lạt diễn trong đó Thanh Lan sắm vai Thu. Đọc NNKCC, tôi ôm ấp dự định viết kịch.
ĐTT: Một vở kịch có nhất thiết phải được trình diễn trên sân khấu/truyền hình mới được coi là hoàn tất (như là lần lột xác cuối cùng để nhộng hoá bướm)? Hay một vở kịch có thể tự tồn tại dưới dạng kịch bản để đọc? Theo anh, yếu tố nào cần thiết nhất cho một vở kịch- trên kịch bản và trên sân khấu?
TP: Cũng như phim, vở kịch hay, trước hết cần kịch bản hay. Sau đó là không khí kịch, là diễn xuất. Theo thiển ý, nội dung, hiểu theo nghĩa ý tưởng, là yếu tố cuối cùng. (Không may, ở Việt Nam, ý tưởng được cả nhà hát, báo chí, ban giám khảo lẫn khán giả đánh giá cao)
Lời đối thoại có vai trò quan trọng nhất trong một vở kịch hay. (Tôi say mê lời đối thoại trong kịch bản Những Người Không Chịu Chết. Ông Vũ Khắc Khoan viết lời thoại quá hay, rất kịch tính. Đọc lại kịch bản của mình, tôi thấy mình không đáng làm học trò của ông)
Kịch bản có hai dạng: kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh. Nếu không có ý định đến Nhà hát xem kịch, chỉ cần đọc kịch bản văn học (gần với truyện, tiểu thuyết). Nhà hát thì luôn luôn thích nhận được kịch bản phân cảnh, vì họ không tốn công chuyển kịch bản văn học thành kịch bản phân cảnh.
Người viết kịch nào cũng muốn kịch bản của mình được dàn dựng. Xem vở Người Mẫu trên đài HTV, tôi thấy thất vọng. Bạn bè bảo đến đài xin một bản copy để làm “kỷ niệm”, tôi từ chối.
Nếu vở kịch kém xa kịch bản, thà không dàn dựng.
ĐTT: Để phê phán xã hội hoặc chuyển tải những thông điệp chính trị, người viết kịch trong nước có hay dùng những ẩn dụ để ám chỉ, nguỵ trang hầu lọt lưới kiểm duyệt?
TP: Trong hoàn cảnh không có tự do sáng tác, người viết, nếu muốn xuất bản, dàn dựng đều phải “tự kiềm duyệt”. “Ngụy trang” khó qua mắt được Ban Tư tưởng văn hóa và Công an văn hóa. Truyện ngắn”Con Ngựa Già của Chúa Trịnh” của nhà văn Phùng Cung cho thấy điều ấy. May thay, thời nay có internet, có các Website văn chương, giới sáng tác không còn phải “lách” nhiều, dù không phải là không có rủi ro.
ĐTT: Trong chuyên đề Kịch thực hiện năm 2019, Da Màu đã đưa ra câu hỏi: “Một kịch tác gia Việt đã có lúc nào viết một vở kịch vượt ra ngoài những điều kiện văn hoá, lịch sử, không gian và thời gian, để hướng nhiều đến khía cạnh thơ, triết lý hay siêu hình, như Waiting for Godot của Becket, hay Intermission của Giraudoux? Hay chính đặc tính của kịch là phản ảnh bối cảnh văn hoá, lịch sử, không gian và thời gian của kịch tác gia?” Theo anh, kịch có thể tách rời khỏi bầu khí chung của thời đại, hay đó là sự cần thiết để không bị lỗi thời?
TP: Tôi rất thích câu hỏi này! Thường thì kịch, cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn , phải có nội dung, nội dung ấy phản ánh điều kiện văn hoá, lịch sử, không gian và thời gian (quan điểm “văn chương tải đạo” và “văn học hiện thực XHCN”). Độc giả cũng đã quen với quan điểm ấy. Người sáng tác “vượt ra ngoài” thường khó được phổ biến, ít có độc giả, người xem.
Dù sao, vấn đề là ở tác giả muốn gì. Tác giả muốn“ vị nhân sinh” , muốn “không xa rời hiện thực nóng bỏng” hay muốn “vị nghệ thuật” hoặc chỉ để giải tỏa những ý tưởng có trong đầu. Tôi thì tự xếp mình vào loại thứ hai. Tôi trộm nghĩ, chuyện phản ảnh thực trạng xã hội hãy để phóng viên viết phóng sự, ký sự; chuyện giáo dục đạo đức hãy dành cho giáo viên, các chức sắc tôn giáo; chuyện triết lý hãy để các triết gia, nhà tư tưởng. Dĩ nhiên, một kịch bản, một tác phẩm văn chương có thể nhắc tới những điều kể trên, tuy nhiên ý tưởng không quan trọng bằng cách thể hiện. Với một tác phẩm văn chương, phần văn là quan trọng nhất, với một kịch bản, phần đối thoại là quan trọng nhất.
Waiting for Godot của Becket viết về sự chờ đợi và chỉ là chờ đợi thôi (Godot không là ai cả) Chờ là chờ chứ không phải chờ ai, chờ điều gì. Và như thế, nó không gắn với “điều kiện văn hoá, lịch sử, không gian và thời gian”. Nó tồn tại mãi mãi.
Với Những Người Không Chịu Chết, Vũ Khắc Khoan- kịch tác gia lừng danh Việt Nam, nói tới sự từng trải, bản lĩnh của người đàn ông trước chàng thanh niên, trước cô gái trẻ. Chỉ có thế. Ông không phê phán ai.
Viết Một Thế Giới Khác, tôi không nhằm phê phán “một con người mà lại muốn trở thành một ma-nơ-canh”; cũng không muốn nhân cách hóa ma–nơ-canh thành con người (như báo chí đã viết-trang báo đính kèm). Tôi chỉ muốn nói lên một điều: “hình bóng”.
Đặt lại tên vở kịch là Người Mẫu, nhà hát đã khai thác kịch bản theo hướng có nội dung giáo dục, làm nổi bật ý tưởng xây dựng tiềm ẩn trong kịch bản.
Tôi không phiền trách họ; tôi chỉ không thích tên “người mẫu”. Có nhiều người đồng thuận dịch “ma-nơ-canh” ra tiếng Việt là “người mẫu”. Theo cá nhân tôi, dịch như thế chưa thật đúng vì ma-nơ-canh đâu phải là con người. Tôi thấy KTG Vũ Khắc Khoan dịch đúng hơn, hay hơn khi ông gọi Ma-nơ canh là “Hình nhân”.
Mặc dù rất thích sân khấu kịch, tôi thú nhận tôi đã không đọc nhiều kịch bản, chưa hề đến nhà hát xem kịch cho đến khi vở Người Mẫu được dựng (tôi rất thích cảnh tấm màn sân khấu kéo lên, diễn viên bằng xương bằng thịch xuất hiện, màn hạ xuống để một cảnh khác hiện ra; tôi thích ánh sáng thay đổi, thích nghe nhạc đệm phụ họa cho kịch tính, cảm xúc của nhân vật)..
Cám ơn cô Đặng Thơ Thơ, cám ơn Da Màu đã cho tôi có dịp nói đôi điều về Một Thế Giới Khác và Người Mẫu.
Thu Phong
bài đã đăng của Đặng Thơ Thơ
- Mẹ - 27.10.2023
- Phỏng vấn Yvan Marquant, giải nhất kỳ thi Piano Quốc tế 2023 tổ chức tại Orléans, Pháp - 13.09.2023
- Đọc trường ca Bầy Chim Di Trú của Nguyễn Đức Tùng - 04.07.2023
- Phỏng vấn Trần C. Trí: Lối Về Của Nước – khi ngôn ngữ chạm thế giới siêu hình - 23.06.2023
- Nữ Quyền─ Điểm Mù trong Văn Chương Nguyễn Viện - 30.05.2023
- ai đã đến và đã ăn Tết - 27.01.2023
- Giới Thiệu Tập Truyện Dịch Trong Vườn Mắt Em - 01.08.2022
- Một Ngày Trước Khi Đổi Giờ - 08.11.2021
- Thế giới truyện ngắn Trần Doãn Nho: Con người là ẩn số của chính mình - 14.09.2021
- “Thế nào mới thật là một câu thơ?” - 26.08.2021
- 1. Tôi Đã Làm Gì Trong Năm Chuột- 2. Bữa Tiệc Giao Thừa của Da Màu - 13.02.2021
- văn chương thiếu nhi/thiếu niên- phần 2: chiếc áo màu thời gian & tổng kết chuyên đề - 18.12.2020
- Văn Chương Thiếu Nhi/Thiếu Niên- Phần 1: Đối Thoại với Đỗ Quyên - 04.12.2020
- Mất Tích trong Viện Bảo Tàng - 18.11.2020
- Ngăn kéo của một nhà thơ - 14.05.2020
- thời trang mùa xuân và phức cảm Freud - 17.04.2020
- những kẻ mắc dịch- kỳ 2/2 - 03.04.2020
- những kẻ mắc dịch - kỳ 1/2 - 27.03.2020
- Tình Yêu Thời Coronavirus & Chuyện tình trước ngày tận thế - 11.03.2020
- Tôi Đã Làm Gì Trong Năm Heo? - 13.02.2020
- Hoàng Đạo như một Ẩn Số - 20.09.2019
- Đặng Thơ Thơ phỏng vấn Trần Thị NgH - 08.07.2019
- Trịnh Cung và Căn Cước Di Dân - 17.06.2019
- Một Câu - 12.05.2019
- Nói Chuyện với Như Quỳnh de Prelle, và Song Tử (phần 3/3) - 12.07.2018
- Nói Chuyện với Như Quỳnh de Prelle, và Song Tử (phần 2/3) - 04.07.2018
- Nói Chuyện với Như Quỳnh de Prelle, và Song Tử (phần 1/3) - 29.06.2018
- ngủ trưa tu viện thành phố cổ - 13.04.2018
- Formula 409® - 30.03.2018
- Trà đạo tốc hành - 16.10.2017
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 25/12/2016-1/1/2017: bưu thiếp của đặng thơ thơ - 25.12.2016
- “Giường và Điểm Tâm”: Một Định Nghĩa Truyện Chớp và Siêu Hư Cấu Đời Sống - 14.12.2016
- Đối Thoại Với Nhà Văn Nguyễn Viện- kỳ 2/2 - 29.11.2016
- Đối Thoại với Nhà Văn Nguyễn Viện- kỳ 1/2 - 28.11.2016
- Nói Chuyện Với Nhà Văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc về Gió Mỗi Ngày Một Chiều Thổi - 28.04.2016
- Phỏng Vấn Văn Học trong Bên Kia Con Chữ và Nghệ Thuật - 04.03.2016
- xông đất chùa Gia Mầu - 19.02.2016
- khuyến mãi mùa giáng sinh - 24.12.2015
- những khả thể của selfie- từ chủ đề selfie trên Da Màu - 13.11.2015
- thân thể và chữ viết- nghệ thuật đương đại trung đông - 30.10.2015
- Võ Phiến và “Sự Chờ Đợi” - 05.10.2015
- một thể loại khó hiểu - 29.09.2015
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 21-27/9/2015- chủ đề ảnh tự chụp: Man Ray và Trịnh Cung - 21.09.2015
- họ đã dịch nó như thế - 14.09.2015
- Nữu Ước- những điều không thấy - 11.09.2015
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 27/7-2/9/2015- chân dung tự họa- họa sĩ Trịnh Cung - 26.07.2015
- Thiệp mời tham dự ra mắt sách “Khả Thể” của nhà văn Đặng Thơ Thơ - 02.02.2015
- Khảo Sát Khái Niệm Di Sản, Gia Tài, và Bóng Ma của Mẹ trong Văn Học Miền Nam (qua các tác phẩm của Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Minh Quân, và Trùng Dương) - 06.01.2015
- phỏng vấn Lưu Thủy Hương - 08.12.2014
- Ảo Thuật của Cô Anh Đào - 17.10.2014
- mình nó ngồi trong ghế bành - 19.09.2014
- Da Màu–phần 3 - 02.09.2014
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 10-17/8/2014- nghệ sĩ René Magritte (1898-1967) - 13.08.2014
- Nói Chuyện với Tru Sa về “Con Ngõ Vắng” - 20.06.2014
- Nói Chuyện với Tru Sa về “Con Ngõ Vắng” - 19.06.2014
- Alice Munro, Mỹ Học Mới trong Một Thế Giới “Vắng Mặt” - 25.04.2014
- Tính Giễu Nhại và Tinh Thần Hậu Hiện Đại trong những tác phẩm chưa xuất bản của Hoàng Đạo - 20.07.2013
- và ông vẫn là người duy nhất có thể tới dù không đóng vai nào trong câu chuyện - 05.10.2012
- Xảy ra vào mùa thu…/ … happen, in the autumn … - 26.03.2012
- Hệ Lụy của “Phái Đẹp” hay “Đừng Nhìn Em Nữa Anh Ơi!” - 29.11.2011
- tam đoạn luận sau Tứ Thư - 18.11.2011
- Tôi đọc Thảo Trường - 29.08.2010
- nhét một căn phòng vào một hạt cát - 21.06.2010
- Da Màu phỏng vấn Đặng Thơ Thơ - 21.06.2010
- tình yêu- màu cờ - 08.05.2010
- 30 tháng 4 và một ngày ở phía tương lai - 02.05.2010
- tháng ba - 24.03.2010
- February - 03.03.2010
- tháng hai - 17.02.2010
- trò chơi của những năm sau - 30.11.2009
- xảy ra vào mùa thu - 13.11.2009
- mùa hè ... từng đoạn ngắn - 15.09.2009
- Một nơi để viết - 07.09.2009
- cây du thứ mấy trên thế giới - 17.07.2009
- Slippery Elm - 17.07.2009
- điếu khúc - 30.03.2009
- Đường Một Chiều nói với Ly - 28.03.2009
- những buổi chiều lửa - 21.03.2009
- Đọc Tập Sống của Đặng Mai Lan - 25.02.2009
- Hội Nhập và Nơi Chốn? - 19.02.2009
- Tháng Giêng 2009 - 15.01.2009
- bây giờ giữa chúng ta - 10.01.2009
- về một hải trình đến thành phố biển - 06.01.2009
- Nói chuyện với Nguyễn Thúy Hằng (phần 2/2) - 13.11.2008
- Nói chuyện với Nguyễn Thúy Hằng (phần 1/2) - 12.11.2008
- Đặng Thơ Thơ: Giữa Người Viết và Người Đọc - 11.11.2008
- lý lịch hoang tưởng của tôi - 04.11.2008
- Ký Ức của Người Loạn Tính - 26.10.2008
- a summer closing ceremony - 06.10.2008
- a summer closing ceremony - 05.10.2008
- đi tìm bản kinh thánh cuối - 05.09.2008
- lễ bế mạc một mùa hè - 27.08.2008
- Hoàng Đạo - tiểu sử và sự nghiệp văn hóa - 22.07.2008
- Hoàng Đạo - tiểu sử và sự nghiệp văn hóa - 22.07.2008
- vô đề - 09.06.2008
- Con yêu ai nhất - 05.06.2008
- Nhà Trẻ - 04.06.2008
- Phòng triển lãm mùa đông - 03.06.2008
- Những Bài Thơ Đến Trước Giấc Ngủ của vi lãng - 05.04.2008
- CTB nói chuyện với Đặng Thơ Thơ, kỳ 4 - 27.03.2008