Trang chính » Hình bìa nghệ thuật của Da Màu, Thư Tòa Soạn, Tòa Soạn Email bài này

hình ảnh nghệ thuật tuần 22-28/2/2021: hoạ sĩ Đinh Trường Chinh

NLV_thumb.jpg

 

 

NLV

Chân dung Nguyễn Lương Vỵ- tranh Đinh Trường Chinh- 11 inch x 15 inch- bút sắt, mực tàu trên giấy

…Rồi gom hết bóng đêm yêu dấu
Sợi tóc thắt cổ âm

Hãy nghiêng cốc rượu thượng huyền
Rót cho đầy những linh hồn trắng…

(trích Huyết Âm)

Nhà thơ sở hữu chữ Âm và mọi ý nghĩa của Âm đã vừa từ giã chúng ta. Nguyễn Lương Vỵ qua đời sau khi Tuyển Tập Thơ 50 Năm vừa hoàn tất, nhưng chưa kịp ra mắt bạn hữu, vì Covid-19.

Suốt một đời làm thơ “kiên khổ”, anh tặng cho đời trên dưới mười tập thơ và hai tập tuyển dày đến cả ngàn trang. Do vậy, chuyên đề Nguyễn Lương Vỵ tuần này cũng gồm nhiều bài nhận định “nặng ký” kết hợp nội dung với thi pháp trong những tập thơ anh đã xuất bản: thể thơ cổ điển cách tân trong Bảy Chữ Ngàn Câu qua mắt nhìn của Võ Chân Cửu, nội dung quê hương trong tập thơ Tám Câu Lục Huyền Âm từ cảm nhận của Lê Giang Trần, hai bài nhận định của Trịnh Y Thư và Phan Tấn Hải bàn về vấn nạn hiện hữu và ám ảnh quá khứ trong thơ anh. Bài tiểu luận công phu của Lê Lạc Giao là cách nhìn khách quan dùng các khái niệm triết học, bi kịch, và phân tâm học để soi chiếu và giải mã những hình tượng chữ nghĩa suốt một đời thơ Nguyễn Lương Vỵ:

Nói đến yêu thương định phận (Amor fati) có nghĩa sự vượt qua đau thương và mất mát trong cuộc đời bằng vào tình yêu thương hòa giải những thù hận, mâu thuẫn mà định mệnh mang đến. Nếu đỉnh cao của triết lý là thi ca thì phải chăng tiếng thơ Nguyễn Lương Vỵ biểu hiện một thái độ sống đẹp đẽ, trung thực trên nền bi kịch của một thời kỳ điêu linh lịch sử dân tộc! (…)
Những tập thơ về sau nội dung mang biến tấu của Âm. Chữ Âm được đẩy đến cực đại ý nghĩa qua sử dụng và đôi khi biến thành sản phẩm của vô thức. Như có đề cập ở trên, âm sắc là chủ đề một đời thơ Nguyễn Lương Vỵ nhưng tùy theo nội dung tập thơ mà chữ Âm biến thành đa nghĩa.”

Mời bạn đọc đến với thế giới tâm thức, vô thức, trong khung tương quan giữa bản thể và ngoại cảnh, qua những bài nhận định trong tuần- là chìa khoá mở vào thế giới đầy những ẩn ngữ và ký hiệu thơ của Nguyễn Lương Vỵ:

“Những ký hiệu ví dụ như âm A
Hỗn mang mật chú nụ cười đá xám…”
(Không Đề 1- Tinh Âm)

“Những ký hiệu ví dụ như ngọn gió mùa đông
Hỗn mang vũ điệu lửa xanh…”
(Không Đề 2- Tinh Âm)


Trong tuần:
“Xập Xoè Én Liệng”-
bút ký của Nguyễn Đức Tùng
“Tự Lực Văn Đoàn- Văn Học và Cách Mạng- kỳ 15: Trại Cẩm Giàng (2)”-
nghiên cứu/biên khảo của Thuỵ Khuê
“Số”-
truyện ngắn của Đỗ Quý Dân

“Nguyễn Lương Vỵ: Vấn nạn của cái Being”
nhận định của Trịnh Y Thư
Âm Vang Sắc Màu trong cõi thơ Yêu Thương Định Phận (Amor Fati) của Nguyễn Lương Vỵ”-
Tiểu luận/phê bình của Lê Lạc Giao
“Đọc Thơ Nguyễn Lương Vỵ”-
nhận định của Phan Tấn Hải
Tiếu Ngạo Cùng Bảy Chữ Ngàn Câu– Tập Thơ thứ 11 của Nguyễn Lương Vỵ”-
nhận định của Võ Chân Cửu
“Quê Hương và Lục Huyền Âm Nguyễn Lương Vỵ”-
nhận định của Lê Giang Trần

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)