Trang chính » Chuyên Đề Trần Thị NgH., Dịch Thuật, Phụ Nữ & Giới Tính, Sáng Tác, Song ngữ, Truyện ngắn Email bài này

Blemishes/ Trổ Đồi Mồi

Khatia Buniatishvili

BLEMISHES

Paul Christiansen tốt nghiệp cử nhân (BA) tại đại học St. Olaf (Northfield, Minnesota) và thạc sĩ nghệ thuật (MFA) tại Florida International University (Miami, Florida). Thơ của ông đã, hoặc sắp xuất hiện, trên các tạp chí văn học nghệ thuật uy tín của Hoa kỳ như Atlanta Review, Pleiades, Quarter After Eight, Threepenny Review, Zone Three, cùng nhiều nơi khác. Từng là học giả Fulbright và đã đoạt hai giải thưởng thi ca của Viện Hàn Lâm Thi Ca Hoa Kỳ (Academy of  American Poetry), ông hiện sinh sống tại Sài Gòn.

Nguyễn Lâm Thảo Thi viết và nghiên cứu về lịch sử văn hoá, giới tính và truyền thông Á Châu. Hiện cô viết bài thường trực cho tạp chí Saigoneer và dịch thuật đôi khi.

After sketching a rough outline of the Y-shaped curve of the island-like breasts, Thị’s whole body shivers; she puts down her pencil, stops dead.

Vili is immersed in weaving her honey skin arms, her ten sylph-like fingers fluttering on the Steinway & Sons’ keys; her head tilted, her eyes shut, her brows knit, her lips, the color of Lancome’s Rogue de Rose, pressed together, her chestnut hair erratically tossed with each movement of her neck. The back of her glittering crystal-adorned dress reveals a back as vast as a never-ending river flowing down-stream, two thin straps hang down across her collar bone heaving as she moves her hands. The path curving from her nape to the outline of her round buttocks turns towards her tailbone, then travels between her ass and thighs, forming a ninety-degree angle at the knees, which hug the edges of the stool and then slip down her slim calves peeking out the slits of her dress. What can one say after being stopped dead? On the contrary, an uproar. A hormonal rush riots through her entire body; a fluid gush from one private area to another.

Thị closes her eyes and listens to Vili whisper one moment and then splash into Liszt’s Hungarian Rhapsody No.2 in C Minor the next, or after just one minute and 52 seconds of a short excerpt of Chopin’s Concerto No.1 and then opens them; she is guaranteed fluid undulations. Every time she closes-opens her eyes, or even when she keeps them shut she can see, even when she can only see she can hear. Y Thị is ready to sketch but then puts down her pencil. She was planning to mount Vili on the canvas so that the musical notes synchronize with the honey color of her back, breasts, nape, and fingers … but is always stopped by the supple cleft between her swollen breasts. Thị’s breast swelled also, her vulva becoming erect and wet.

Whenever this happens, Thị hits OFF and shyly goes to the garden to water plants or stand awkwardly while her eyes shift from one household object to another or remain fixated on the white canvas while doing nothing, waiting for the moment to pass. When she can’t stand it anymore, Thị will hit ON and sneak into YouTube as if she were performing a perverse act. She’ll view 50 minutes and 25 seconds, watching Vili jerk back and forth to Tchaikovsky or 30 minutes and 38 seconds of her wrestling with Grieg. Thị waits until her whole body wells up like a water droplet on the tip of a leaf, then with all her senses exposed, Thị closely listens to her body free fall at whatever time she desires…tong! The water bead splashes up in thin rays, flecks floating like in the backlit frame of a slow-motion film. When the lust droplet falls, Thị’s body stretches out, her head bent backward, pleasure rushing in like sea waves. Thị’s hands cling onto her writing desk, trembling so hard that the VAIO laptop in front of her also shakes. The tiny rectangular screen, roughly the size of a folded newspaper emits a dim light akin to a phantasm that keeps drawing her into the point of suffocation. In all these years being a woman, no man could ever provide Thị such a careening and painful satisfaction like Vili.

Years of touring for the East-meets-West musical program with her mentor Ygor resulted in  just a few old newspaper clippings that Thị compiled and preserved in a scrapbook. Over time, these discolored photos show a stout Ygor with disheveled grey hair, receding hairline and chubby fingers sometimes nonchalantly resting on the piano keys, sometimes presumptuously pressed on Thị’s shoulder.

Back then, the little girl was skinny with long hair hanging over her flat-chested figure often pictured seated behind her mentor waiting to flip the music sheets for an upcoming solo. There were times when observing the music scores Thị became distracted by the odor coming from the sweat soaking her mentor’s back and underarms. This man had supported Thị, mentally and physically from the time she was a student, a piano major at a music school, uncertain of her post-graduate career. Not seductive and erotic like Vili, Y Thị’s misty eastern timbre was considered a good match for the old foreigner’s thunderous tendencies. The duo was a perfect pair for the East-meets-West themed music tour. They wandered here and there, their relationship like Mouche and her puppet-master Coq in the Paul Gallico novel Love of Seven Dolls, but crushed and fiery. An asymmetrical relationship in every way, it trudged through years and countries until the bastard got weak and had a stroke because of old age and arduous journeys. Lolita, shriveled up as if demons had sucked the life out of her, went back to teaching piano to children, occasionally keeping the door cracked open.

Y Thị’s piano fingers started to deteriorate as they settled into basic exercises for intermediate-level students. Only when her mind was clear did Thị dare to tinker with Bach; only when she was getting enough sleep and food did she dare to touch Beeth. Gradually Thị neither bothered to set aside a time to practice nor regretted the years pouring her body onto the piano keys. Each note struck would burst for a while before it started to emit a metallic reek of dried blood clots. Tormented by the nightmare Ygor. Once one’s soul is lost, one’s mind is blind and deaf and it’s difficult to sit at a piano training one’s fingers again, whether to relax or create noises that make a house less deserted. Finally, Thị gave up the piano, cast it into the garden to join the ranks of surrounding shrubbery. She waters the instrument every day so that it can grow more keys. Without any proper training, the way one turns into a secluded alley, Thị chose the paint brush.

Someone said that classical music is an ambitious art; besides requiring skillful fingers and technique, it forces a musician to embody a composition not written by them and forces the listener to embody a rendition performed by someone who is not its original composer. But look at Vili, without a doubt, whether it’s Schumann or Rachmaninov, she can transform herself in a way that makes Y Thị sticky and dirty as if she was having a wet dream.

It is now the end of winter and the beginning of spring. How many times in her life did Thị let herself be lost to the floating and sinking, rising and falling currents of late spring early summer, late summer and early autumn, late winter, early spring. Yet only recently, more than ever, although a little late, Thị realized herself crystal clearly, as if she were a person observing herself from a close distance and not via a reflection on a silvered mirror.

Sometimes Thị lifts her hands beneath the sun to observe her skin and recognizes faded spots in all sizes and shades: dark brown earthy brown light brown purplish brown greyish brown milk coffee brown diluted black coffee brown …. Upon closer inspection one will find that each day the spots spread a little, small spots bleeding into large spots creating bigger blemishes with wicked shapes. Tangling green veins show beneath the transparent layer of wrinkled,  crepe-like skin. These two hands, placed on the piano keys, haiz* … what a disaster; back then these fingertips overflowed with vibrancy, hitting and dropping, caressing, sweeping and sliding; now there’s no more vigor: slides are clumsy and cumbersome, tired adagio and hamfisted presto. Thank God for Vili. Y Thị thought she had withered, but a single mouse click and she can undulate. Millions and millions of people visit Youtube to listen to and watch Khatia Buniatishvili, but how many of them have found their real “self”?

 

————————————————————

Trổ Đồi Mồi

Chỉ mới phác dờn dợt bằng chì đen dáng chữ Y, đường rãnh nằm giữa đôi gò bồng đảo, cả người Thị bỗng rùng rùng gợn lên như ớn lạnh, bèn bỏ bút, chết đứng.

Vili vẫn đầm đìa đắm đuối uốn lượn hai cánh tay mật ong, mười ngón thon bay phấp phới trên dàn phím Steinway & Sons, đầu niễng, mắt nhắm, mày cau, hai môi mím kín màu son Rouge de Rose của Lancôme, tóc nâu hạt dẻ quăn quíu quật tứ tung theo động tác cổ. Mặt sau chiếc áo long lanh những sợi pha lê là một vạt lưng trần trôi miên man về tận hạ nguồn, hai dây áo mảnh vắt vẻo trên xương đòn gánh nhấp nhô theo động tác tay, đường cong từ gáy lượn mềm xuống gò mông tròn, bẻ cua thật ngọt luồn qua xương cụt, men theo đường nối giữa đít và đùi, gập góc chín mươi độ ở hai gối, ôm sát mép gẩy của đôn ghế rồi buông tuột theo cẳng chân dài lấp ló ở đường xẻ áo. Chết đứng thì còn trời đất gì nữa mà nói. Trái lại, náo động. Nội tiết tố kích hoạt kịch liệt toàn thân. Nghe như có một dòng dịch tuôn róc rách từ chỗ kín này xuống chỗ kín khác.

Thử nhắm mắt 15 phút 32 giây nghe Vili khi thủ thỉ khi tung tóe với Hungarian Rhapsody số 2 cung Do thứ của Liszt, hoặc chỉ cần 1 phút 52 giây cho một đoạn ngắn trong Concerto số 1 của Chopin, sau đó thì mở mắt ra. Bảo đảm sóng sánh. Cứ mỗi lần nhắm mắt – mở mắt, hoặc chỉ nhắm mắt thôi cũng thấy, hoặc chỉ thấy thôi cũng nghe, Y Thị dợm phác nhưng rồi lại bỏ bút. Dự định binh Vili lên vải bố sao cho các nốt nhạc đùng đùng nổ ra theo màu mật ong của lưng, ngực, gáy, ngón… lần nào cũng bị khựng lại ngay từ đường rãnh hình chữ Y nằm giữa đôi vú căng cứng. Vú Thị cũng căng, âm hộ cương và rịn.

Những lúc như vậy Thị OFF, ngùng ngoằng bỏ đi ra vườn tưới cây hoặc đứng lớ ngớ ngó qua ngó lại các vật dụng trong nhà, không thôi thì ghim mắt chằm chằm vào khung vải trắng chẳng làm gì, chờ cho qua. Chặp sau chịu hết xiết Thị lại ON, se sẽ men lên youtube y như đang lén lút làm chuyện bậy bạ. Ngồi suốt 50 phút 25 giây nhìn nàng quặt quẹo với Tchaikovsky hoặc 30 phút 38 giây mê mệt giằng co với Grieg, Thị chờ cái lúc toàn thân rưng rưng hệt giọt nước đọng lắt lẻo nơi đầu ngọn lá, rồi với các giác quan mở hoác, Thị chăm bẵm lắng nghe cơ thể rơi tự do đúng thời khắc mong muốn … tong! Bụi nước tóe tia mảnh, bay nhẹ li ti trong khung hình ngược sáng của một đoạn phim quay chậm. Khi giọt tình rụng xuống, người Thị rướn lên, đầu trật ra phía sau, khoái cảm cuộn từng đợt như sóng. Trong tư thế ngồi, Thị bấu hai tay vào cạnh bàn viết, lẩy bẩy đến rung rinh cả cái VAIO trước mặt. Diện tích màn hình chữ nhật nhỏ xíu bằng nửa tờ nhật báo gấp đôi sáng nhờ nhờ như hư ảnh hút Thị miết miết đến ngộp thở. Trong suốt bao nhiêu năm làm đàn bà, chưa có người đàn ông nào làm Thị vừa tròng trành vừa đau đớn đã đời như Vili.

Những năm du diễn theo chương trình âm nhạc Đông-Tây với thầy Ygor giờ chỉ còn lại mấy bài báo cũ cắt dán trong tập album thủ công do chính Thị tập họp để dành. Theo thời gian, các hình chụp đã phai nước ảnh cho thấy một Ygor mầm mập, râu tóc lưa thưa bạc phơ, trán hoi hói, những ngón tay mum múp khi hờ hững đặt trên phím đàn, khi suồng sã tì lên vai Thị.

Dạo ấy cô gái nhỏ nhắn gần như gầy gò còm nhom với mái tóc thả dài hai bên ngực che khuất đôi vú lép thường ngồi sau lưng thầy chờ đúng lúc để lật trang cho những trường đoạn thầy độc tấu. Đã có lúc Thị vừa dõi mắt theo những dòng nhạc trên giá đàn, vừa bị phân tâm bởi mùi mồ hôi dầm dề từ lưng và nách áo thầy. Người đàn ông này đã cưu mang Thị cả hồn lẫn xác từ thuở cô sinh viên khoa piano trường nhạc còn lơ ngơ chưa biết rẽ về đâu sau ngày tốt nghiệp. Hấp dẫn gợi tình kích dục như Vili thì không, nhưng nết đàn đông-phương-sương-mờ của Y Thị được cho là rất ăn ý với âm phong cuồng nộ của ông tây già. Hai người là một kết hợp hoàn hảo cho chủ đề lưu diễn chương trình âm nhạc Đông-Tây. Họ rày đây mai đó, thật giống nhân vật Mouche và ông bầu Coq của gánh rối rong trong tác phẩm của Paul Gallico, Love of Seven Dolls, nhưng nát và mặn. Mối quan hệ so le ở mọi nghĩa lê lết nhiều năm qua dăm bảy quốc gia cho đến khi lão ôn dịch yếu lả đột quỵ vì tuổi tác và những chuyến đi dài. Lolita, quắt queo như bị ma quỷ hút cạn tinh lực tuổi xuân, quay về đời riêng dạy kèm piano cho trẻ, chỉ he hé cửa với những đề nghị hở.

Ngón đàn Y Thị ngày càng mòn cùi theo các bài tập căn bản dành cho học viên trình độ sơ-trung. Hôm nào đầu óc tỉnh táo Thị mới chịu khó vọc lại Bach; ăn đủ ngủ đủ mới rớ đến Beeth. Dần dà Thị chẳng màng bỏ giờ riêng để tập luyện cho ra gì, cũng không thèm tiếc bao nhiêu năm đổ người lên phím. Mỗi nốt nhạc bung lên đến một lúc bỗng xộc mùi tanh như máu bầm để khô. Ám ảnh ác mộng Ygor. Một khi hồn phách xiêu lạc, trí tâm đui điếc thật khó ngồi vào đàn để gò lại ngón, dù để giải khuây hay chỉ là gây ồn ào cho căn nhà bớt vắng vẻ. Cuối cùng Thị bỏ đàn, lùa nó ra vườn cho chung chạ với đám cây cỏ xung quanh; mỗi ngày rưới một ít nước cho nó mọc thêm phím. Dù chẳng học hành gì, Thị chọn cọ màu như một khúc quanh, một ngõ hẻm vừa im vừa khuất.

Ai đó đã nói nhạc cổ điển là một nhánh nghệ thuật nhiều tham vọng; ngoài kỹ thuật ngón đòi hỏi sự điêu luyện, nó bắt người chơi đàn phải nhập đồng vào tác phẩm không phải do chính mình sáng tác và bắt người nghe nghiêm chỉnh phải nhập đồng vào tác phẩm được diễn đạt bởi cái kẻ không phải là tác giả. Nhưng ngó Vili kìa, khỏi cần bán tín bán nghi, rốt cuộc thì dù Schumann hay Rachmaninov nàng cũng hóa thân bằng kiểu cách chi đó của riêng nàng khiến Y Thị nhơm nhớp như bị mộng tinh.

Giờ là cuối đông đầu xuân. Đã bao nhiêu lần trong đời Thị trầm mình giáp vòng theo những cơn chìm nổi trồi sụt cuối xuân đầu hè, cuối hè đầu thu, cuối đông đầu xuân. Vậy mà chỉ mới gần đây thôi, hơn bao giờ hết, tuy có phần trễ muộn, Thị nhận ra mình rõ rành rành như một người đứng nhìn cận cảnh một người, không qua phản chiếu từ tấm gương có tráng thủy.

Thỉnh thoảng dựng đứng hai bàn tay ra chỗ nắng Thị quan sát da mu, chăm chú phân loại những đốm mờ đủ kích cỡ và sắc độ: nâu sậm nâu đất nâu nhạt nâu tim tím nâu xam xám nâu cà-phê sữa nâu cà-phê đen loãng .… Tỉ mỉ theo dõi sẽ nhận ra mỗi ngày nó loang một ít, đốm nhỏ chập nhòe vô đốm lớn làm thành một mảng lớn hơn, hình thù quái dị. Gân xanh ngoằn nghoèo nổi cộm bên dưới lớp da mỏng nhăn nheo như vải chưa ủi. Hai bàn tay này, nếu đặt lên phím đàn thì thật là ứ hự; những đầu ngón trước đây trào tràn sức bật và đập và buông rớt và mơn man và choàng vuốt và trượt, giờ đã không còn lực gõ, độ lướt vụng và vướng, adagio khật khừ còn presto lụp chụp. May mà có Vili. Tưởng đâu đã khô héo, nhưng không, chỉ cần một cú nhấp chuột Thị liền sóng sánh. Triệu triệu người đã và đang mò lên youtube để nghe và ngó Khatia Buniatishvili, có ai trong số này bản lai diện mục truy lùng ra chân tướng của mình như Y Thị?

Trần Thị NgH

NgK, 02.2018

_______________________

*haiz: tiếng thở dài chán nản (Singlish [Singaporean-English]).

bài đã đăng của Trần Thị NgH

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)