- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

Tran My Chau tung tin hỏa mù về Trịnh Cung và phu nhân!

LTS:

Khi bài viết “Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị” của họa sĩ Trịnh Cung được phổ biến trên tạp chí Da Màu, chúng tôi nhận được rất nhiều bình luận từ bạn đọc. Trong số này, có nhiều bài cáo buộc nhắm vào họa sĩ Trịnh Cung nhưng không đưa ra được bằng chứng nào nên đã bị loại bỏ.

Dưới đây là những diễn tiến sau khi chúng tôi nhận được một bài viết của một người ký tên Tran My Chau. Sự việc dưới đây tự chúng sẽ nói về bản chất và ý nghĩa của câu chuyện. Mời bạn đọc theo dõi.

BBT Da Màu

 

1. Vào buổi sáng ngày 9 tháng 4 năm 2009 (giờ California, Hoa Kỳ), tạp chí Da màu nhận được một phản hồi đến từ độc giả Tran My Chau mà toàn bộ nội dung được lập lại dưới đây. Xin lưu ý, các hàng chữ/ký hiệu nằm dưới tên độc giả Tran My Chau là địa chỉ email, địa chỉ IP, và ngày giờ bài bình luận gởi đến Da Màu.

Tran My Chau
mailaban11@yahoo.com
118.69.130.5

Submitted on 2009/04/09 at 1:26am

Mấy ngày hôm nay tôi cũng thường xuyên theo dõi diễn biến của sự việc này, hôm nay xin được kể ra một chi tiết mà có lẽ khi đọc xong rất nhiều người sẽ thôi không bàn tán gì thêm nữa.
Hôm qua, tôi có gặp Phương Lan, vợ của họa sĩ Trịnh Cung, là chỗ quen biết với tôi hồi đi học. Hai người thành hôn năm 2006 và đã có một cháu hơn 2 tuổi.
Ngồi nói chuyện một lúc, tôi có hỏi Lan về cái vụ bài viết của TC về TCS trên diễn đàn danluan.org, Lan cười nhìn vẻ xa xăm. Giọng buồn buồn Lan nói: “Thật ra mình và anh Cungcungx mệt mỏi lắm bởi dư luận, mình không nghĩ là sự việc lại đi theo một chiều hướng như thế này. Lúc đầu anh Cung có ý định muốn mình và con được sống yên ổn ở Mỹ, dẫu sao thì ảnh cũng lớn rồi (TC năm nay ngoài 70) còn mình thì trẻ quá (Lan năm nay khoảng 30). Ảnh muốn tạo dư luận bên đó , ảnh biết bên đó nhiều người không thích TCS do TCS ở lại sau biên cố 75 nên ảnh mới viết bài này nhằm lấy lòng cộng đồng người việc bên đó để mình được thuận lợi về sau, chứ thật ra anh Cung và TCS là chỗ bạn bè thân thiết, hồi sống không nói thì thôi chứ mất rồi thì nói nhau làm gì! không ngờ sự việc lại như thế này…
Tôi có hỏi vui với Lan rằng: Bạn có tham gia viết bài này hay không mà giọng điệu nghe quen thế (Lan là nhà thơ, học chung với tôi thưở trước), Lan cười bảo thật ra là Lan viết nhưng trên cơ sở những gì anh Cung kể.
Mọi việc chỉ đơn giản như vậy, có lẽ chúng ta nên thôi bàn tán nữa. Tôi cũng hiểu và thông cảm TC bởi dẫu sao đây cũng là sự hi sinh tình cảm cá nhân để đổi lại tương lai cho vợ trẻ và con nhỏ. Có lẽ mọi người yêu quí TC hãy mở rộng vòng tay mà đưa vợ con TC sống yên ổn ở Mỹ. Có vậy thì sự hi sinh này của TC còn có được nhiều ý nghĩa.
Xin lỗi Lan vì mình nói ra điều này, mình nghĩ nó cũng cần thiết Lan ạ. Chúc 2 vợ chồng khỏe, chúc cháu ăn nhiều.

 

2. Email của BBT Da Màu gởi độc giả Tran My Chau để yêu cầu xác minh địa điểm và giờ giấc của cuộc gặp gỡ như đã đề cập trong bài của Tran My Chau:

 

—– Original Message —–

From: "BBT DaMau" <bientap@damau.org>

To: <mailaban11@yahoo.com>

Sent: Thursday, April 09, 2009 7:12 AM

Subject: Re: [Tạp chí Da Màu – Văn Chương Không Biên Giới] Please moderate: "Trịnh C&ocirc;ng Sơn &amp; Tham Vọng Ch&iacute;nh Trị"

Độc giả Tran My Chau thân;
Đây là một chi tiết rất thú vị, có thể giúp bạn đọc Da Màu nhìn thấy động cơ
đằng sau bài viết của họa sĩ Trịnh Cung "Trịnh Công Sơn & Tham vọng Chính
Trị"  http://damau.org/archives/5055.
Để giúp xác minh sự việc, xin anh/chị vui lòng cho biết địa điểm và giờ giấc
cuộc gặp gỡ được không ạ.
Mong nhận được hồi đáp sớm.
Trân trọng
BBT Da Màu

 

3. Email của BBT gởi đến địa chỉ <mailaban11@yahoo.com> bị “dội” (bounced). Lưu ý “tem” (stamp) của giờ gởi cách nhau 3 h vì mailserver ở khác múi giờ.

 

—– Original Message —–

From: <MAILER-DAEMON@outbound-mail>

To: <bientap@damau.org>

Sent: Thursday, April 09, 2009 4:37 AM

Subject: failure notice

> Hi. This is the qmail-send program at outbound-mail-188.xxxx.com.
> I’m afraid I wasn’t able to deliver your message to the following addresses.
> This is a permanent error; I’ve given up. Sorry it didn’t work out.
>
> <mailaban11@yahoo.com>:
> 216.39.53.1 failed after I sent the message.
> Remote host said: 554 delivery error: dd Sorry your message to mailaban11@yahoo.com cannot be delivered. This account has been disabled or discontinued [#102]. – mta138.mail.re4.yahoo.com
>

 

4. Truy cập tọa độ của máy vi tính Tran My Chau đã dùng để gởi bài nói về cuộc gặp gỡ với Phương Lan:

 

 

IP Address Country Region City ISP
118.69.130.5 Viet Nam Ha Noi Fpt Telecom
Continent Latitude Longitude Time Zone
Asia 21.03 105.85 GMT+7

 

5. Truy cập tọa độ của máy vi tính Tran My Chau đã dùng để gởi bài nói về cuộc gặp gỡ với Phương Lan (lần thứ 2 và sử dụng một tiện ích khác để kiểm chứng):

 

 

The IP 118.69.130.5 is located in:

Country:
Vietnam (VN)

Region:
44

City:
Hanoi

Latitude:
21.0333

Longitude:
105.85

 

6. Điạ điểm (tương đối) của máy vi tính sử dụng bởi Tran My Chau:

 


View Larger Map

Hoặc ở đây:

http://maps.google.com/maps?q=21.0333+105.85&ie=UTF8&z=16&iwloc=A

 

7. Nơi có thể tìm gặp Phương Lan trong ngày 08.04.2009:

 

 

8. Bình luận của BBT Da Màu:  không cần thiết!

16 Comments (Open | Close)

16 Comments To "Tran My Chau tung tin hỏa mù về Trịnh Cung và phu nhân!"

#1 Comment By ThienThanh On 21/04/2009 @ 1:00 am

Xin cám ơn BBT Tạp Chí Da Màu đã hành xử chính xác, khoa học để tôn trọng bạn đọc bốn phương.

Thiên Thanh CHLB Đức

#2 Comment By Mr Cóc On 21/04/2009 @ 7:13 am

Tôi thật sự cảm kích trước những gì mà BBT Da Màu đã làm. Cảm ơn các bạn.

#3 Pingback By 134:Thủ tướng Úc Kevin Rudd quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc « BA SÀM On 21/04/2009 @ 5:59 pm

[…] – Oá Oá!!! … Da Màu chơi kiểu nầy thì khỏi nói rùi … Tróc tận tổ chấy trò ném đá giấu tay: Tran My Chau tung tin hỏa mù về Trịnh Cung và phu nhân! […]

#4 Comment By Nam Dao On 21/04/2009 @ 7:05 pm

Thật kinh hoàng, con người có thể làm mọi chuyện! Ôi Trần Mỵ Châu, nàng(?)làm cho Trọng Thủy (họ Trịnh? Trịnh nào đây?) nhói lòng ? Nhưng không phải Trọng Thủy, cái tôi đây nhỏ mọn hiền lành chỉ có thể kinh hoàng trước cách ứng xử biết bao quỉ quái ma muội. Mong nàng(?) có thật. Người thật việc thật mà!

Dù có được mời gọi, tôi đã chẳng muốn tham dự vào những chuyện ” ruồi bu” trong đời.

Hôm nay, xin chỉ nói về tình bạn. Cả Sơn và Cung đều là bạn, với tôi.

Năm 82, tôi hỏi Sơn: ” Hát như Sơn phổ bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu của Trịnh Cung, ừ thôi em về….thì nghe ư ”thối” em về. Dĩ nhiên, ”thối” là thối. Tại sao không đổi lời như : Thôi nhé em về…tránh được ”thối” có hơn không? ”. Sơn đáp: thơ bạn mình, ai nỡ đổi! Moa cứ thế, chứ thiếu gì cách tránh chữ ”thối” !

Bài thơ học trò Cung làm năm 58 không phải là của ” quí hiếm ”, nhưng rất đáng yêu. Và tình bạn của Sơn với Cung là vậy. Tôi chưa bao giờ nghe anh nói gì xấu về một người bạn! Tôi không thấy anh chụp mũ hay chụp mặt nạ vào bất cứ ai. Năm 98, tôi là chứng nhân nghe Sơn từ chối nhận một mảnh đất (dĩ nhiên đắt giá) do một vị quan lớn ”trao tặng”. Cuối đời anh, tôi chỉ thấy anh buồn, thật buồn, và cô đơn đến độ không tưởng tượng nổi. Anh im lìm hàng tiếng, đầu cúi, mắt nhìn như không nhìn. Bât chợt, anh nói: ” xưa, moa hay viết về mưa nhưng bây giờ, moa chỉ muốn viết về nắng”. Cái nắng trong lòng đầy phiền muộn, rất ít. Nắng bên ngoài, thì nhiều.

Bài viết về Sơn của Cung cũng là một ánh nắng. Nhưng ánh nắng chiều, không có càng tốt. Vì hoàng hôn nào thì cũng chập chờn hư hư thực thực, cái hư thực của thời đồ đểu. Đánh bóng mình trên tro cốt bạn, Cung hỡi, từ nay tôi lại mất bạn, mất thêm một người tôi từng quí mến

Buồn, buồn thay!

#5 Comment By Nguyen Trang On 22/04/2009 @ 4:41 am

Theo bài phê bình của tác giả Nam Dao tôi xin góp thêm một vài nhận định như sau:

Tác giả Nam Dao viết:

“Dù có được mời gọi, tôi đã chẳng muốn tham dự vào những chuyện ” ruồi bu” trong đời.”

Ðây là thái độ không thích đáng, không tôn trọng độc giả khi tác giả Nam Dao cho rằng đây là những chuyện “ruồi bu.” Ðã vậy tác giả Nam Dao còn coi thường hay không thèm để ý đến những nhắc nhủ, bộc bạch của BBT Ma Màu khi đề cập đến đề tài này. Những loại ngôn ngữ mang đầy tinh thần khinh thị, này chúng ta thường tìm thầy trong ngôn ngữ tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra tác giả Nam Giao bảo “đã chẳng muốn tham dự” dù được “mời gọi” nhưng thực tế thì chính tác giả lại viết khá nhiều để: 1. hạ nhục Trịnh Cung và nhằm mục đích 2. biện minh cho Trịnh Công Sơn với luận cứ mơ hồ, thiếu dữ kiện, không mang tính cách thuyết phục về chủ đề “Tham vọng chính trị của Trịnh Công Sơn”. Và cả hai đều là bạn với tác giả. Không biết tác giả Nam Dao có nhận thấy chính mình đang làm ngược lại điều mình đang muốn nói hay không? Xin lỗi mọi người, trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta thường nói đến thái độ hành xử này là “nhổ ra liếm lại.”

1. Ðể hạ nhục Trịnh Cung, cũng là bạn của tác giả Nam Dao. Không biết có thật hay không? Ðiều này chỉ có BBT Da Màu mới có thể kiểm chứng được thôi. Hay đây cũng là một loại Tran My Chau thứ hai. Tác giả Nam Dao dùng cụm từ “học trò Cung” để nói về bạn của mình! Tôi tin rằng nhiều người sẽ đồng ý rằng, khi dùng cụm từ này tác giả Nam Dao không hề dùng trong tinh thần bạn bè thân mật từ thuở còn đi học tiểu học. Thêm nữa, tác giả Nam Dao khai thác về chữ “thôi” khi hát phát âm thành “thối” để hạ nhục Trịnh Cung, bạn của mình. Xin thưa với tác giả Nam Dao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã phải yêu thích bài thơ của họa sĩ Trịnh Cung mới bỏ công ra phổ nhạc bài thơ này. Về ngôn ngữ, họa sĩ Trịnh Cung dùng câu “Ừ thôi em về” trong bài thơ chúng ta không có gì để phê phán. Riêng khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi phổ nhạc câu này để mọi người phải hát theo âm điệu “Ừ thối em về” thí phải nói là kỹ thuật ký âm cho tiếng Việt, vốn đã có sẵn nhạc tính trong từng chữ, của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn quá kém, để hôm nay tác giả Nam Dao cứ phải đem chữ “thối” ra mà hằn học họa sĩ Trịnh Cung.

Bản nhạc Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu này đã được nhiều người mến mộ trong mấy chục năm qua, và không ai cho rằng khi hát câu này là “thối” cả. Nếu có chăng là chính tác giả Nam Giao. Nhưng đó cũng chỉ tại Trịnh Công Sơn quá dỡ đã không ký âm được 4 chữ “Ừ thôi em về” trong tiếng Việt gồm 4 tiếng đều có âm bằng để khi hát phải phát âm thành “thối.” Ðây không là lỗi của nhà thơ Trịnh Cung mà là cái dỡ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi phổ nhạc. Tác giả Nam Dao đã mất bình tĩnh rồi nên mới đem điều dỡ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra để hạ nhục thi sĩ Trịnh Cung. Xin không nên như vậy. Xin mọi người nhớ và tự hỏi rằng trong khoảng 600 bản nhạc của Trịnh Công Sơn, chính mình yêu thích được mấy bản, thuộc thể loại nào, và sáng tác trong thời gian nào. Riêng cá nhân tôi, chỉ những bản Tình Ca trong thời kỳ 1962-1965. Không phải bài nào của Trịnh Công Sơn cũng phải hay. Thí dụ bài Vui Xây Ấp Chiến Lược sáng tác 1962, sau khi bị chê thì bị tác giả bỏ ngay không hề nhắc tới. Dở ơ đây có thể chưa chắc là về nhạc ma có lẽ về tinh thần xu nịnh tâng bốc chương trình Ấp Chiến Lược dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. (xin tìm xem hồi ký Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn, tác giả Nguyễn Thanh Ty – http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=2355&chapter=8). Tác giả Nam Dao đã hạ nhục một người bạn để bênh vực một người bạn rồi lại cho là “ruồi bu” và chẳng muốn tham dự.” Tác giả Nam Dao đang tự gạt mình hay muốn gạt người đọc ở đây.

2. Ðể biện minh cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tác giả Nam Dao viết:

“Tôi chưa bao giờ nghe anh nói gì xấu về một người bạn! Tôi không thấy anh chụp mũ hay chụp mặt nạ vào bất cứ ai. Năm 98, tôi là chứng nhân nghe Sơn từ chối nhận một mảnh đất (dĩ nhiên đắt giá) do một vị quan lớn ”trao tặng”.

Dùng những lập luận mơ hồ, mang đầy tính cách cá nhân, và thiếu dữ kiện như trên để biện minh cho thái độ chính trị của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, quả thật tác giả Nam Dao đã mất khả năng nhận định, phân tích và suy luận, đồng thời quên hẳn khả năng nhận định của người đọc, nhất là những người ở hải ngoại vốn quen với tinh thần tôn trọng, và minh bạch, rõ ràng. Bằng chứng cụ thể là bài viết về Tran My Chau của BBT Da Màu. Có lẽ tác giả Nam Dao chưa quen cách sống như thế này nên mới viết bài bình luận này ngay đúng vào trang này của Tạp Chí Da Màu (dẫn chứng dữ kiện chi tiết, cụ thể, rõ ràng, minh bạch).

Cho nên bài viết của tác giả Nam Dao chỉ diễn tả nỗi hằn học, bực mình đầy cảm tính và dùng những từ ngữ mang đầy tính chất huyễn hoặc không cần thiết như trong đoạn kết luận.

“Nhưng ánh nắng chiều, không có càng tốt. Vì hoàng hôn nào thì cũng chập chờn hư hư thực thực, cái hư thực của thời đồ đểu.”

Xin mạn phép được hỏi. Không biết tác giả Nam Dao có bao giờ tự hỏi, suốt bao nhiêu năm qua cho đến ngày hôm nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn bắt cả nước Việt Nam phải tôn sùng Hồ Chí Minh, mà tất cả mọi người đều biết đây là một cái tên giả, tên hư, tên ngụy? Hay đây chính là thông điệp “chập chờn hư hư thực thực, cái hư thực của thời đồ đểu.” mà tác giả Nam Dao muốn nhắn nhủ cùng bạn đọc khắp thế giới.

Riêng cá nhân tôi, tôi xin được phép phân chia nhạc của Trịnh Công Sơn ra làm bốn thời kỳ:

1. Những bản Tình ca Trịnh Công Sơn vết từ thời 1960-1965. Khi Trịnh Công Sơn còn đi học, đi dạy và chưa trốn lính. Ðây là những bản nhạc làm nên tên tuổi Trịnh Công Sơn.

2. Những bản nhạc than trách cuộc chiến đấu của quân đội miền Nam Việt Nam (mà mọi người thường ngộ nhận cho là phản chiến) 1965 – 1968:

“Hằng vạn tấn bom trút xuống đầu làng,
Hằng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng.”
(Ðại Bác Ru Ðêm, Ca Khúc Da Vàng, 1967)

Khiến mọi người chán ghét chiến tranh, nhưng quên rằng chiến tranh đang xảy ra tại miến Nam lúc bấy giờ không phải do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tạo ra.

3. Những bản kêu gọi đấu tranh đầy sắc máu và mang tinh thần nổi dậy tổng nổi dậy viết từ thời 1967-1975.

“Ta bước bước đi, bước bước hoài, trên quê hương dấu yêu này.
Dù trăm năm dài, ngày đêm ta cứ quyết chiến đấu mãi.
Ðánh trăm quân thù.
Mặt đất âm u đang dọn ngày về trong câu thề máu xương.”
(Chưa Mòn Giấc Mơ, Ta Phải Thấy Mặt Trời, 1969)

“Triệu chân em. Triệu chân anh. Hỡi ba miền vùng lên cách mạng.
Ðã đến lúc nối tấm lòng chung.
Tuổi thanh niên hãy đi bằng những bước tiền phong.”
(Huế Sài Gòn Hà Nội,Ta Phải Thấy Mặt Trời, 1969)

Ðây không phải là ngôn ngữ của một nhạc sĩ phản chiến, như nhiều người thường ngộ nhận. Phải là nhạc cách mạng, nhạc chiến đấu thì mới đúng.

4. Những bản nhạc ca ngợi xã hội Việt Nam sau 1975, những bản nhạc viết ra dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Trong khi đó Trịnh Công Sơn như một người ngoại cuộc đang sống ở một nơi nào rất xa Việt Nam, không hề biết rằng sau 1975, dân tộc Việt Nam đã phải sống cùng cực, khốn khổ như thế nào. Suốt bao nhiêu năm từ 1975 đến 2003, tại sao nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có một bản nhạc nào nói lên thân phận của người dân Việt Nam sống trong cùng khổ, dù chỉ trong một góc cạnh nhỏ nhoi. Năm 2000 khi đảng cộng sản Việt Nam đem đất trao cho Tàu cộng, tại sao nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có được một bản nhạc như: “Triệu chân em. Triệu chân anh. Hỡi ba miền vùng lên đòi lại đất nước của cha ông để lại.”

Tôi đồng ý với họa sĩ Trịnh Cung khi ông cho rằng Trịnh Công Sơn là con người xu nịnh, và hoạt đầu. Năm 1962, Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc phẩm Vui Xây Ấp Chiến Lược, nhưng bị bạn bè chê quá nên bỏ luôn. Không biết lúc đó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết theo lệnh của ai trong chính quyền Tổng Thống Ngô Ðình Diệm của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Cho nên, sau 1975, chúng ta không ngạc nhiên khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác các nhạc phẩm Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên và Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui để làm vừa lòng anh Sáu Dân, Võ Văn Kiệt.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có vẻ hả hê với thời gian trốn lính của mình. Nhưng may mắn cho ông ta là sau đó được Ðại Tá Không Quân miền Nam Lưu Kim Cương che chở, làm giấy tờ lính ma để ở thành phố, viết những bản nhạc hằn học về cuộc chiến Việt Nam mà ông ta quên rằng cuộc chiến này xảy ra do miền Bắc đem quân vào, chứ không phải do miền Nam tự tạo ra. Sau khi Ðại Tá Lưu Kim Cương chết ông lại thân cận với Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng là Không Quân và Thủ Tướng rồi Phó Tổng Thống. Sau năm 1975 ông ta lại “lúc nào cũng ngồi gần” anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt, cũng lại là Thủ Tướng. Thời nào nhạc sĩ họ Trịnh cũng đứng núp dưới những cái ô dù thật lớn. Cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sao màu hên quá thế, dù là hên trong nỗi hèn. Theo nhận định của cá nhân tôi, đây chính là tinh thần xu nịnh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà họa sĩ Trịnh Cung đã đề cập đến. Qua điều này hy vọng nhiều người sẽ đồng ý với tôi là Trịnh Công Sơn vốn là kẻ hoạt đầu, gió chiều nào theo chiều đấy, không hề có được cái tự trọng, cái sĩ khí của một con người Việt Nam bình thường. Từ cung cách sống chuyên dựa lưng, núp bóng, hay theo đuôi những nhân vật có quyền thế trong mọi chế độ như thế, tham vọng chính trị của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là điều rất có thể nếu người nhạc sĩ này được ban bố cho một chức vụ nào đó trong chính quyền. Ðây là điều mà bất cứ ai đủ trưởng thành và có suy luận bình thường cũng cho là rất có thể, không có gì quá đáng. Cho nên, những bản nhạc kêu gào than thở về “chiến tranh,” hay kêu gọi hùng hồn “vùng lên cách mạng”, đối với nhận định của tối, chỉ có thể một trong hai điều sau:

1. Dối gạt chính mình, và gạt cả mọi người nếu được, để che dấu mặc cảm tự ty, yếu hèn so với bạn bè (cả hai phe) cùng thời. hay

2. Viết theo đơn đặt hàng chính quyền Hà Nội lúc bấy giờ theo nhu cầu chiến tranh của từng giai đoạn.

Cho nên về đời sống và con người của Trịnh Công Sơn, tôi xin có nhận xét như sau:

1. Trước năm 1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sống một kiếp sống hèn hạ, nhu nhược, thua hẳn bạn bè của mình trong cả hai phe. Những người tin tưởng vào chính nghĩa tự do thì hăng hái đăng lính chiến đấu để bảo vệ cho nền tự do của Miền Nam Việt Nam để cho người nhạc sĩ này sống nhởn nhơ. Và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng thua hẳn những bạn bè tin tưởng vào lời tuyên truyền của Hà Nội sẵn sàng bỏ nhà đi vào bưng tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ðúng hai sai, lý tưởng không phải là chủ đề ở đây, nhưng cả hai loại người trên đều sống thực với lý tưởng và hào khí của chính họ. Trịnh Công Sơn hoàn toàn không hề có cái hùng khí, đàm lược đó của một người thanh nên trong thời kỳ đất nước ly loạn, như trong lời ca của ông viết vào thời gian này. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không phải là kẻ đi hàng hai, Trịnh Công Sơn không phải Quốc Gia mà cũng chẳng Cộng Sản, ông chỉ là kẻ xu thời, gió thổi chiều nào nghiêng theo chiều đó, để được sống an nhàn, sống nhởn nhơ trên nỗi đau khổ của dân tộc, dù trước hay sau năm 1975. Những lời ca về đất nước, dân tộc của ông toàn giả dối, không hề có cái hào khí thực, dòng nhạc thực của những người nhạc sĩ khác như Hoàng Việt, Tô Hải (miền Bắc) Anh Việt Thu, Minh Kỳ (miền Nam).

2. Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn gần như hoàn toàn không hề hay biết đến hàng triệu người Việt vượt biển tìm tư do đã gây xúc động cả thế giới. Nên nhớ rằng hầu hết giới trí thức miền Nam đều bỏ nước ra đi, đền nỗi anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt phải than thở. Chẳng lẻ Trịnh Công Sơn trí thức, và yêu nước hơn cả hàng trăm ngàn người “trí thức đã bỏ nước tìm tự do hay sao.” Và nếu Trịnh Công Sơn yêu nước thật sự, thì tại sao ông không khuyên nhủ, kêu gọi, khích lệ, và “động viên tinh thần” (chữ của cộng sản miền Bắc) bằng tâm tình, bằng lời nhạc v.v… để gia đình của ông hãy ở lại xây dựng quê hương Việt Nam sau cuộc chiến, mà phải đến nỗi chính những nguòi trong gia đình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phải qua Canada xin tị nạn chính trị. Có điều gì không thuận lý ở đây rồi. Nói theo ngôn ngữ ở Việt Nam bây giờ là không lôgíc. Cho nên cả kiếp sống của ông chỉ là giả dối cũng là điều hợp tình hợp lý.

Bình tâm nhìn lại, đảng cộng sản Việt Nam đã dựng lên một Hồ Chí Minh như mọi người đều biềt, thì với việc đánh bóng một Trịnh Công Sơn như thế này thì cũng là việc bình thường và khá dễ dàng mà thôi.

Kết luận, hiện tượng Trịnh Công Sơn, nếu có được, và nhiều người yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn (phần lớn chỉ là tình ca) cũng nhờ sự ưu ái và nuôi dưỡng của chế độ miền Nam Việt Nam trước 1975. Giả sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, có lẽ nhiều người sẽ đồng ý rằng ngày hôm nay chúng ta không hề biết Trịnh Công Sơn là ai. Và đây cũng là một điều đáng ca ngợi của chính thể tự do của miền Nam Việt Nam trước 1975. Tuy rằng có nhiều người không nhận thấy và chấp nhận điều này. Suốt từ năm 1954 đến ngày hôm nay 2009, bất kề miền nào, nơi nào sống dưới sự “lãnh đạo sáng suốt” của đảng cộng sản Việt Nam, hỏi có được hiện tượng Trịnh Công Sơn nào tương tự hay không, dù người Bắc, Trung hay Nam cũng vẫn là người Việt Nam.

Một cây cam trồng trong chậu thì không thể nào vươn lớn mạnh và cho nhiều hoa trái được. Mọi người đều đồng ý cần phải đem ra khỏi chậu và trồng nơi rộng thoáng. Nhưng với con ngưòi sống trong xã hội thì đã từ lâu, nhiều người quên mất hẳn yếu tố môi trường cũng tương tự như thế.

Xin kính chào.

#6 Comment By Trịnh – Trung Lập On 22/04/2009 @ 11:30 pm

Gửi Tác giả Nguyen Trang !

Nguyen Trang cứ phân tích theo kiểu như vậy thì đoạn tiểu sử trích ngang dưới đây của Ngô Thì Nhậm phải được hiểu làm sao ? Phải chăng Nguyen Trang cũng cho rằng Ngô Thì Nhậm ăn ở 2 lòng với 2 chế độ ?

Mong nhận được sự phân tích chí lí của Tác giả

Xin được trích dẫn : “……………….Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê–Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.

Vụ án năm Canh Tý (1780) nổ ra, ông không can dự gì nhưng cũng phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn.

Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh “cầu hiền” tìm kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ, Ngô Văn Sở và Đặng Tiến Đông. Tuy vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch; các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan; Ðoàn Nguyễn Tuấn (anh rể Nguyễn Du); Vũ Huy Tấn; Phạm Huy Lượng (tác giả “Tụng tây Hồ phú” )… lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng: “Thật là trời để dành ông cho ta vậy”, và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại thăng làm thượng thư bộ Lại-chức vụ cao cấp nhất trong Lục bộ.

Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.

Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư.Tuy làm ở bộ Binh,nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.

Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học.

Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn, tiến hành cuộc trả thù man rợ. Nhiều võ tướng triều Tây Sơn như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân… bị hành hình. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803. Ngô Thì Nhậm sau trận đánh đòn, về nhà thì chết………..”

Như vậy 1 người làm quan cho cả 2 Triều đại đối nghịch, cùng được 2 Triều đại thương yêu và tin dùng, thì phải lý giải như thế nào đây, thưa Tác giả Nguyen Khang ?

Phải chăng tấm lòng vì nước vì dân của Ngô Thì Nhậm đã chinh phục cả 2 bên ?

Ở đây chúng ta không xét đến bên nào tốt bên nào xấu, chỉ cần giải thích hiện tượng 1 con người chân chính được cả 2 bên tin dùng và người ấy đã lưu danh thơm, tiếng tốt cho hậu thế.

#7 Comment By Da Vàng On 23/04/2009 @ 4:02 am

Tôi thấy những dữ kiện Da Màu đưa ra không nói lên điều gì. Việc giả dạng địa chỉ email là một điều dễ hiểu. Tác giả có thể không muốn tiết lộ nhân thân của mình, khi đang ở Việt Nam, và không muốn nhiều người biết rằng tác giả có liên hệ với Da Màu.
Tác giả nói rằng “Hôm qua, tôi có gặp Phương Lan,”, Da Màu đưa ra tọa độ của tác giả vào ngày 9/4 khi viết bài gửi Da Màu, và tọa độ của Phương Lan vào ngày 8/4, để ngầm ý rằng tác giả nói xạo, vì hai tọa độ này khác nhau (Hà Nội và Sài Gòn). Thế nhưng, Da Màu lại quên mất một điều cơ bản: Từ HN đi SG và ngược lại chỉ có 2h bay. Có lần tôi đi công tác vào Sài gòn và quay ra ngay trong ngày, xe oto gửi sân bay, nghĩa là cái khoảng cách về địa lý chẳng nói lên điều gì. Tác giả bài viết “hôm qua”, 8/4, có thể đã vào SG và gặp Phương Lan, nhưng khi gửi bài (9/4) thì đã ở Hà Nội.
May mà Da Màu đã nói “Bình luận của BBT Da Màu: không cần thiết!”. Bởi vì nếu Da Màu bình luận như suy luận chủ quan trên, ắt không khỏi bị bạn đọc chê cười.
Da Màu có dám đăng ý kiến này lên không?

#8 Comment By Luat su Tran On 23/04/2009 @ 9:18 am

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Da Vàng.
Những phân tích về giờ giấc, địa chỉ gì đó ko nên quan tâm nhiều, vì bài viết trên mạng đều thuộc dạng nặc danh.
Nếu nói về khoa học thì xin nói chân thành là các cơ sở dữ liệu định vị chưa hẳn đã chính xác, nhất là định vị tại VN.
Trân trọng.

#9 Comment By Cô Long On 23/04/2009 @ 10:11 am

Nếu Tran My Chau là “bạn” thân với Phương Lan đến mức cô ấy phải đem những lời gan ruột và câu chuyện “cơ mật” như vậy ra để kể thì chắc chắn là TMC phải nắm chính xác những dữ liệu về thời gian trong cái lá thư “đâm sau lưng chiến sĩ” này hơn chứ. Vì chỉ cần ai có theo dõi báo chí ở VN thôi thì cũng đã thấy rõ những mốc thời gian và con số mà TMC đưa ra sai bét nhè. Đã là bạn thân thì đương nhiên TMC không thể mắc phải những cái lỗi đã tố cáo tỏng cái sự giả mạo của mình như: “Hai người thành hôn năm 2006”, “(TC năm nay ngoài 70)”, “(Lan năm nay khoảng 30)”. Dạ xin thưa, nếu đã là bạn học, là chỗ quen biết thân tình tại sao TMC đưa ra 3 con số thì cả 3 đều không chính xác. Ít nhất đã là bạn thân thì TMC phải biết chính xác Phương Lan năm nay bao nhiêu tuổi chứ đâu có cái kiểu phỏng đoán “(Lan năm nay khoảng 30)” được. Đã gọi là “học cùng đại học” và thân tình như thế mà không biết chắc là Phương Lan sinh năm 1981 thì năm nay vừa 28 tuổi ư? Dù 28 và “khoảng 30” là 1 khoảng cách không xa nhau gì lắm, nhưng đã học cùng tức cùng 1 độ tuổi với nhau, lẽ nào TMC không biết? Hay thực sự TCM chưa bao giờ là “bạn học” với Phương Lan nên đã không thể “nhớ đúng” tuổi của bạn mà cũng là tuổi của chính mình?
Chỉ một điểm đơn giản như vậy đã thấy ngay chân tướng. Trò bịp vụng về này chỉ con nít nó mới tin. Mà thiết nghĩ nếu có chuyện như vậy thì liệu Phương Lan trong tình hình sôi sực này có dại dột đến mức tồng tộc đi tâu hết sự tình cho một đứa bạn nào đó nghe chăng?

#10 Comment By Da Vàng On 23/04/2009 @ 10:57 am

Vậy mà chưa gì, đã có một số người đã cho rằng BBT Tạp Chí Da Màu đã “hành xử chính xác, khoa học để tôn trọng bạn đọc bốn phương”.
Tại sao, với mối quan hệ với Phương Lan (chắc chắn là thế nên BBT mới có được định vị của Phương Lan vào ngày 8/4), BBT không đưa luôn ý kiến của Phương Lan, rằng Phương Lan chẳng hề có anh/cô bạn nào vừa gặp hôm trước, và cũng chẳng hề tâm sự những điều không có thật (nếu như đúng là như thế) với người bạn nào?
Có một điều lạ nữa, là sao không thấy họa sỹ TC lên tiếng. Với việc có cả tọa độ của vợ họa sỹ TC, hẳn giữa gia đình họa sỹ và BBT Da Màu có mối liên hệ với nhau. Vậy sao TC không lên tiếng để đáp lại những phản bác của những người có liên quan, ít ra cũng từ những bài viết mà chính Da Màu đưa ra là ít nhiều có giá trị? Có nhiều cách để giải thích điều này, nhưng vì đều là suy diễn, nên xin phép không đưa ra ở đây.
Và một điều cuối cùng: chính kiến của BBT Da Màu thế nào? Mặc dù tỏ ra khách quan, nhưng điều nhiều người cảm nhận được là Da Màu “bênh” họa sỹ TC, hay chính xác hơn là nhưng quan điểm của TC trong bài viết gây nhiều tranh cãi. Ngay cả cách bình luận về những bài viết phản bác lại ý kiến của TC, BBT Da Màu cũng tỏ ra không khách quan, và có những lờ lẽ khá trịch thượng. Tôi xin dẫn chứng luôn:
– Trong bài “Chung quanh vấn đề Tư thế Chính trị của Trịnh Công Sơn – Phần 1: Những điều trông thấy” của tác giả Phùng Nguyễn, có đoạn viết: “Rõ ràng là Lê Minh Quốc không phải là một hiếu tử, ông đã không nghe lời cụ nhà. Trước khi cho phép mọi người biết rõ đầu đuôi, ông đã đứng ngay ở cái tựa đề bài viết của mình và… phun tứ tung!”. Việc LMQ tỏ thái độ của bản thân trước bài viết của TC là điều hoàn toàn dễ hiểu và chấp nhận được. Thay vì phân tích chỉ ra những luận điểm không đúng của LMQ khi phản bác TC, thì Phùng Nguyễn (hẳn là trong BBT Da Màu, hoặc ít ra là qua bài vừa dẫn thể hiện điều đó) lại lặp lại đúng cái điều mà anh đã dùng để phê phán LMQ. Ai cho PN được cái quyền phát xét rằng “LMQ không phải là một hiếu tử”? LMQ chỉ mượn lời của mẹ để nói TC ngậm máu phun người. Cả bài viết đã đưa ra dẫn chứng cho điều đó, và không nhất thiết cái tựa đề bài viết phải là một điều gì đó mọi người biết rõ đầu đuôi. Cách nói của PN mang hơi hướng của việc đả phá cá nhân một cách miệt thị, cũng chẳng khác gì các bài viết chửi bới TC. Và tôi cũng muốn đón xem phần 2, để xem những cuộc “ám sát nhân cách” mà PN đề cập đến, có giống như cách mà PN đã dùng khi chỉ trích LMQ hay không.
– Trong comment phía trên, vì tôi không dám chắc bài được đăng, nên đã hỏi một câu không nên: “Da Màu có dám đăng ý kiến này lên không?”. Vậy mà tôi nhận được email của BBT nhận xét về comment của tôi là “..những đoán định và khiêu khích mang hơi hướng trẻ con …”. BBT Da Màu có tư cách gì để nói người khác là trẻ con? Có thể chỉ là cách dùng từ, nhưng thật là không nên chút nào, khi cho phép mình đứng trên người khác một cách cao ngạo như vậy.
Vài điều nhận xét, nếu không đúng rất mong được phản hồi.

#11 Comment By Phùng Nguyễn On 24/04/2009 @ 3:12 pm

Ông Da Vàng ơi;

Đoc hai cái bình luận của ông rất thú vi, nhất là khi thấy ông than phiền comment của ông bị đánh giá là “mang hơi hướng trẻ con.” Tôi nghĩ BBT Da Màu đã có những tự chế đúng mức, chứ cái kiểu ăn nói hồ đồ như “Tác giả có thể không muốn tiết lộ nhân thân của mình, khi đang ở Việt Nam, và không muốn nhiều người biết rằng tác giả có liên hệ với Da Màu” mà nhắm vào cá nhân tôi thì ông nhất định còn được tưởng thưởng những tĩnh từ cân xứng hơn nhiều. Ông nghĩ là chỉ cần dựa toàn bộ sức nặng của “lập luận” của ông trên 2 chữ “có thể” là đủ để vu vạ ai cũng được hay sao? Ông có một chút xíu bằng chứng nào là có liên hệ giữa Tran My Chau và tạp chí Da Màu mà dám vu khống một điều tày trời như vậy?

Không những vậy, ở bình luận kế tiếp, ông còn đòi Da màu và vợ chồng Trịnh Cung – Phương Lan trưng bằng chứng là họ ở đâu và có gặp ai vào ngày hôm trước? Tại sao nạn nhân của vu khống lại phải khai báo bất cứ điều gì? Tôi nghĩ chắc ông là một “quyền thần” trong một xã hội mà ông chỉ cần chỉ vào ai và hô “tên đó phản động” thì tự dưng người đó mang tội phản động và phải rối rít van lạy ông để kêu oan? Chắc ông không hiểu cái nguyên tắc đơn giản này: Kẻ nào muốn buộc tội người khác thì phải có bổn phận chứng minh là người đó có tội. Nếu không chứng minh được thì kẻ vu oan giá họa phải đi tù về tội vu khống và lừa đảo pháp luật. Chắc ông dùng luật rừng hoặc luật gì khác nên không biết được những điều này? Nếu không thì ông phải hiểu là chính tên ném đá giấu tay Tran My Chau hoặc bè nhóm núp sau lưng cái tên này mới cần khai báo. TMC phải xác minh tên họ thật, ngày giờ, địa điểm của cuộc gặp gỡ với Phương Lan thay vì chỉ cần gởi một email giả dựng chuyện vu vạ người khác là xong. Ông muốn đưa sự thật ra ánh sáng thì điều trước tiên là đi tìm nhân vật này, và tôi chúc ông may mắn. Tôi e rằng tên TMC này bây giờ đã thay áo cỗi lốt biến thành một tên nào khác rồi!

Ngoài ra, ông cứ mồm năm miệng mười bảo rằng Da Màu có tọa độ nhà vợ chồng Trịnh Cung (dựa vào cái bản đồ Da màu trình bày trong bài viết) để kết luận là giữa Da Màu và gia đình Trịnh Cung “có mối liên hệ” với nhau. Chắc ông mới ghé thăm Da Màu nhân vụ ồn ào về TCS mới đây thôi. Nếu không, ông phải biết là mối liên hệ giữa Da màu và họa sĩ Trịnh Cung đã có từ rất lâu xuyên qua bài vở ông đóng góp cho tạp chí Da Màu. Liệu điều này có giống như “mối liên hệ” mà ông ám chỉ hay không? Cái dã tâm tung hỏa mù để bôi bác tạp chí Da Màu hòng làm độc giả không còn lưu tâm đến chính danh thủ phạm TMC quá lộ liễu ông da vàng ơi!

Buồn cười nhất là câu: “Có nhiều cách để giải thích điều này, nhưng vì đều là suy diễn, nên xin phép không đưa ra ở đây” của ông! Những điều ông đưa ra hoặc toàn là suy đoán vu vơ hoặc truy chụp vô căn cứ với ý đồ đen tối (và rõ như ban ngày), lại còn vờ vĩnh chuyện “suy diễn!”

Đã vậy, ông còn chưa chịu dừng lại ở cái ý đồ xuyên tạc tạp chí Da màu. Chuyện ông trích dẫn một đoạn trong bài viết của tôi và hô hoán lên đó là “chính kiến” của Da Màu càng bộc lộ rõ hơn ý đồ của ông. Trong khi có cái hân hạnh là một biên tập viên của Da Màu, tôi và tất cả các biên tập viên khác đồng thời là một cá nhân độc lập với tư duy độc lập. Khi làm việc nhân danh tạp chí Da Màu, chúng tôi sẽ ký “BBT Da màu” hoặc “Thay mặt BBT Da màu” Tất cả các bài vở cá nhân mang tên/bút hiệu của cá nhân và mỗi người trong chúng tôi chịu trách nhiệm về bài vở, ý kiến của riêng mình. ĐIều này chắc là ông biết tỏng nhưng làm bộ ngớ ngẩn để hoàn tất mưu đồ của mình. Nếu ông thật sự muốn biết “chính kiến của Da Màu, ông nên đọc thư tòa soạn, quan điểm cùng với phần chủ trương của tạp chí này. Bài vở nào ký tên tôi, ông có thể lấy làm chắc đó là ý kiến riêng của tôi.

Góp ý của ông về LMQ trong bài viết của tôi nằm sai chỗ, ông muốn thảo luận, mang nó vào đúng chỗ. Ở đây, tôi chỉ ngắn gọn: Nhận xét của tôi về bài viết của LMQ không thay đổi.

Chào ông
Phùng Nguyễn

#12 Comment By Vo Thi Vi On 24/04/2009 @ 10:12 am

Tôi không bàn gì về 2 nhân vật họ Trịnh của câu chuyện. Chỉ xin hỏi damau.org về chuyện Trần Mỵ Châu:
Nếu tôi viết:” Cách đây 2 giờ đồng hồ, tôi hội đàm với ông Obama tại tòa Bạch Ốc về vấn đề VN….” Rồi ngay sau đó tôi gửi email cho 1 người bạn ở Hoa thịnh đốn,( nhà ở gần toà Bạch Ốc) nhờ anh ta gửi luôn nội dung thư cho damau.org thì sao? Lúc đó việc xác định tọa độ của máy tính và tính toán thời gian có ý nghĩa gì? Thật tình tôi không hề có ý hỏi khó, mà chỉ muốn tìm hiểu về kỹ thuật Computer thôi. Vì tôi kém vi tính mà rất sợ bị người ta dò tìm địa chỉ của mình khi quan hệ với các website của “địch”, dù chỉ là những web chuyện về văn chương.
Xin làm ơn cho biết: Có cách nào biết được và tránh được chuyện máy tính của mình đang được quan tâm không? Rất mong được chỉ giáo.
Kính.

#13 Comment By Nguyen Trang On 25/04/2009 @ 9:18 pm

Xin gửi Ban Biên Tập Tạp Chí Da Màu:

Trước tiên tôi xin thưa trước hai điều sau đây:

1. Cùng BBT Da Màu.

Bài viết của tôi vừa đã được đăng chỉ là một vài nhận định cá nhân thô thiển, gọi là để cùng góp ý kiến về chủ đề “Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị” của tác giả Trịnh Cung. Cho nên khi tác giả Trịnh Trung Lập nêu thắc mắc riêng về nhận định của tôi về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đem trường hợp Ngô Thời Nhiệm ra đặt vấn đề khíến tôi hơi lúng túng. Trước hết, tôi e rằng nếu chúng ta cứ trao đổi qua lại, như thế nầy sẽ trở thành cuộc thảo luận tay đôi về những điều không dính dáng gì tới đề tài BBT Da Màu đang nêu ra. Ðiều này, không khéo sẽ đưa đến tình trạng không biết mình đang làm gì. Càng thảo luận càng đi xa chủ đề. Nhưng tác giả Trịnh Trung Lập đã nêu hỏi trực tiếp với tôi, dù không nằm trong chủ đề, khiến tôi cảm thấy có trách nhiệm phải hồi đáp cùng tác giả Trịnh Trung Lập. Ðồng thời, tôi cũng e ngại rằng điều này vi phạm nội quy gửi bài của BBT Da Màu nên bài tôi cũng không được BBT cho đăng, có nghĩa là dù có hồi đáp cũng không đến được người nhận.

Thôi thì tôi cứ làm xong phần mình. Còn việc cho đăng hay không do quyết định của BBT tạp chí Da Màu vậy. Nếu không tiện cho đăng, vì vi phạm quy định, xin BBT Da Màu vui lòng chuyển bài hồi đáp này đến tác giả Trịnh Trung Lập giùm, và bcc cho tôi một bản copy. Xin thưa thêm, sau bài hồi đáp này tôi xin chấm dứt mọi trao đổi riêng tư ở đây. Vì tôi cảm thấy như thế là cá nhân tôi lại tiếp tục vi phạm quy định của BBT Da Màu. Ðây là điều tôi không hề muốn xảy ra. Xin cảm ơn trước BBT Da Màu và tất cả các bạn.

2. Trong khi trả lời cùng tác giả Trịnh Trung Lập xin cho phép tôi được dùng đại danh từ bạn khi cần thiết.

———

Thưa bạn Trịnh Trung Lập;

Khi nhận định về trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dĩ nhiên, đây hoàn toàn là ý kiến cá nhân, dựa vào sự nhận thức, phân tích và suy luận riêng cá nhân tôi. Không nhất thiết là, và càng không phải là, sự áp đặt bất cứ một điều gì. Tôi chỉ xin đóng góp ý cá nhân mình trong tinh thần tôn trọng và tương kính. Như đã ghi trong bài viết đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân của riêng tôi. Tôi cũng biết sẽ có nhiều người không đồng ý vì, hoặc là không thấy hay không muốn chấp nhận. Ðiều này cũng bình thường và cũng nhẹ nhàng.

Dĩ nhiên, khi tôi kết luận dựa trên nhận định, phân tích và suy luận cũng có nghĩa là tôi đã xử dụng ba yếu tố này trong bối cảnh không và thời gian cũng như cá nhân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bối cảnh xã hội ông đang sống. Ðiều này đem so với cá nhân và hoàn cảnh xã hội cùng thời gian và không gian của Ngô Thời Nhiệm thì cũng có khác.

Tuy nhiên tôi cũng cố gắng gởi đến bạn Lập những phân tích cùng nhận định của tôi như sau:

1. Về sự nghiệp cống hiến cho đất nước dân tộc.

Về điểm nầy, đối với tôi, Trịnh Công Sơn không thể nào so sánh được với Ngô Thời Nhiệm. Những bản tình ca của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tuy tôi cũng từng yêu thích, nhưng tôi thấy không có gì đáng để gọi là công trạng cho dân tộc đất nước cả. Những bản tình ca của Trịnh Công Sơn nhiều người thường biết như Diễm Xưa, Tuổi Ðá Buồn, Mưa Hồng, Biển Nhớ, v.v…, đối với tôi có cũng được, không có cũng chẳng sao. Nước Việt Nam không giàu hơn và cũng không nghèo hơn nếu có hay không có mấy bản nhạc này. Thêm nữa, ngoài Trịnh Công Sơn ra, trước 1975, miền Nam Việt Nam còn có cả hàng bao nhiêu nhạc sĩ khác, nếu lên internet bạn Lập sẽ tìm thấy rất nhiều, và họ sáng tác đến cả 4 đến 5 ngàn bản nhạc đủ mọi chủ đề, được mọi giới yêu thích và sáng tác tại miền Nam trước năm 1975 trong thời gian 21 năm (1954-1975). Gia tài âm nhạc của miền Nam Việt Nam, trước 1975 để lại, cho đến bây giờ vẫn còn có giá trị văn học nghệ thuật. Dù năm 1976 và sau đó, qua các cuộc kiểm kê văn hóa, đã bị lùng xét, tịch thu và tiêu hủy mọi sản phẩm đồi trụy văn hóa tàn dư của Mỹ Ngụy để lại.

Giả sử vào năm 1978 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn theo em vượt biển sang Canada hay Mỹ xin tỵ nạn chính trị, tôi tin chắc nhà cầm quyền Việt Nam cũng sẽ cấm cả nước hát nhạc của ông. Và chắc cũng sẽ như trường hợp nhạc sĩ Phạm Duy, mãi sau này, năm 2000, khi quá già và bệnh hoạn, ông thường đi về Việt Nam nên mới được nhà cầm quyền Việt Nam mỗi năm cho phép được hát thêm vài bản tình ca Phạm Duy. Tôi cũng cho rằng Trịnh Công Sơn ở lại Việt Nam là tốt cho ông. Ra hải ngoại, với trình độ, khả năng và kiến thức của ông thì cũng khó mà làm lại cuộc đời. Còn sáng tác nhạc, hay vẽ vời để kiếm sống ở hải ngoại thì coi như con số không. Xin đừng hiểu theo tình thần mạ lỵ hay khinh miệt. Ðây chỉ là một nhận định thực tế cuộc sống đời thường. Bất cứ ai cũng chỉ có một thời. Sau 1975, sự nghiệp âm nhạc của ông tôi nghĩ đã hết rồi, dù ông cố gắng vớt vát, nhưng ông cũng chỉ còn sống được với đại chúng qua thời vàng son cũ thôi. Nhưng cũng phải sau thời kỳ mở cửa thôi. Bằng chứng, sự sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sau này kém hẳn. Ðến nổi khi nghe bản Mùa Thu Hà Nội hay “Cái bống là cái bống bang…” của ông, dù có người xuýt xoa vỗ tay khen hay. Tôi biết họ khen vì ba chữ Trịnh Công Sơn, của quá khứ, chứ nhạc như thế, gặp trường hợp tôi, thà đừng cho lưu hành còn tốt hơn. Nói như thế không có nghĩa là tôi muốn mọi người phải đồng ý với tôi. Mà có muốn cũng không được phải không bạn Lập. Và việc gì tôi phải đòi hỏi như thế.

Thêm nữa, một số người thường tôn sùng Trịnh Công Sơn là thiên tài âm nhạc. Tôi không nghĩ như thế, tuy rằng ông cũng có được khoảng 10 tình ca tôi vẫn thích, được sáng tác khi còn tuổi trẻ nhiều mơ mộng, ít tính toan, đã làm nên tên tuổi. Còn những bản khác trong các tập Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời thì hầu như đã làm xong nhiệm vụ giai đoạn lịch sử của nó nên cũng chẳng còn mấy ai để ý đến. Nhìn lại, những bản nhạc này hoàn toàn không thể so sánh được với Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Ðức Quang, Hội Trùng Dương của Phạm Ðình Chương, Mẹ Việt Nam của Phạm Duy. Bởi vì những bản nhạc này không mang màu sắc chính trị thời cuộc, dòng nhạc chỉ ca ngợi đất nước dân tộc và không có tính cách giai đoạn. Dĩ nhiên đây là nhận định riêng của tôi. Ở miền Nam trước 1975 có dư luận cho rằng Trịnh Công Sơn nổi tiếng nhờ tiếng hát Khánh Ly. Và Khánh Ly nổi tiếng nhờ nhạc Trịnh Công Sơn. Cũng như các cặp Từ Công Phụng và Từ Dung, Lê Uyên và Phương, hay Nhật Trường Trần Thiện Thanh và Thanh Lan.

Thực tế, những bản nhạc tình của Trịnh Công Sơn tuy được sáng tác từ thời còn đi học và đi dạy, nhưng mãi sau này 1967, khi được ca sĩ Khánh Ly hát trên các đài phát thanh miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, mới trở nên phổ biến và được yêu thích. Và càng trở nên sáng giá hơn khi Khánh Ly trình diễn bản Diễm Xưa tại World Expo ở Osaka, Japan năm 1970. Từ đó, nhạc Trịnh Công Sơn càng được nhiều người ưa thích, nhưng không có nghĩa là chỉ có nhạc Trịnh Công Sơn. Ðặc biệt, về nhạc Xuân thì Trịnh Công Sơn thua hẳn các nhạc sĩ khác, ngoại trừ bản Gọi Tên Bốn Mùa chỉ có nhắc đến mùa Xuân, nhưng không phải nhạc Xuân.

Trở lại vấn đề Ngô Thời Nhiệm. Sự nghiệp phục vụ đất nước dân tộc của Ngô Thời Nhiệm vượt hẳn Trịnh Công Sơn. Vì ông có nhiều tài như văn học, triết học, sử học, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Về khoa bảng Ngô Thời Nhiệm đỗ Giải Nguyên, Tiến Sĩ. Còn Trịnh Công Sơn ở thời đại của ông, chỉ có Tú Tài I tức trình độ lớp 11 hiện nay, thì học thức quả là kém so với bạn bè lúc bấy giờ, dù có viện lý do vì nhà nghèo tìm cách sớm kiếm tiền nuôi gia đình. Nhờ có khoa bảng nên Ngô Thời Nhiệm được chúa Trịnh Sâm rồi sau nầy Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tin dùng. Bạn Lập có thể không đồng ý về yếu tố học thức này. Nhưng xin bạn hãy khoan, nếu không quan trọng thì tại sao cái tệ nạn “bằng thật mà giả” tại Việt Nam hiện nay lại vang dội cả đến hải ngoại.

2. Về vấn đề sống trong cả hai chế độ.

Về phần Trịnh Công Sơn tôi đã có nhận định rồi, xin miễn đề cập lại ở đây.

Thưa bạn Lập, thật là một điều thú vị, vì trước đây tôi cũng đã từng có nhận định riêng của mình về nhân vật lịch sử Ngô Thời Nhiệm bạn đề cập hôm nay.

Xin một đoạn ngoài đề. Tôi muốn nêu ra cùng bạn Lập một nhân vật lịch sử khác. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mặc dù, ông đã cáo quan về quê qui ẩn, ông vẫn luôn đem tài trí và đức độ của mình để phục vụ cho đất nước dân tộc. Trong thời kỳ mà cả bốn thế lực chính trị thời Lê Mạc Trịnh Nguyễn đang thao túng giành giật, tranh chấp trên đất nước Việt Nam lúc bấy giờ, Tuyết Giang Phu Tử đã vượt lên trên các thế lực chính trị đối nghịch để phục vụ dân tộc, mà không một thế lực nào có thể khuynh loát, thù ghét, hay ám hại ông được cả. Cả sau này, cũng chưa có sử gia nào nghi vấn, hay tranh luận về cuộc đời và sự nghiệp của ông, như trường hợp Ngô Thời Nhiệm.

Bây giờ trở lại chủ đề Ngô Thời Nhiệm. Ông từng giữ chức Tổng Tài trong Quốc Sử Quán, nên việc ghi chép tiểu sử, công trạng của ông, tôi cũng không dám tin hết 100% những điều sử sách ghi chép lại. Mà thật vậy, ở hải ngoại, có nhiều nhà nghiên cứu sử Việt, vẫn còn tranh luận về những thăng trầm, công trạng cùng cuộc đời của ông. Không biết tài liệu bạn Lập nêu ra do nguồn xuất bản nào, tôi không thấy ghi xuất xứ. Và bạn đã có được bao nhiêu nguồn sử liệu để tham khảo, khả dĩ có được một cái nhận định từ nhiều hơn một nguồn. Xin nhắc cùng bạn Lập, sau khi khối cộng sản Nga Sô Viết sụp đổ, cuộc đời Lenin và Staline trong sử Nga cũng đã được hiệu đính lại. Ngay cả cuộc đời của ông Mao Trạch Ðông của cộng sản Tàu cũng vậy. Cuốn sách đồ sộ với tựa đề Mao – The Unknown Story của hai tác giả Jung Chang và John Halliday vừa được phát hành sau hơn mười năm chuẩn bị, hiện đang được bày bán trên http://www.amazone.com.

Về sử liệu của Ngô Thời Nhiệm như bạn đã trích: “Vụ án năm Canh Tý (1780) nổ ra, ông không can dự gì nhưng cũng phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn.”

Chỉ câu đọc nầy, tôi cũng đã nhận thấy có điều gì không ổn về ông ta ở đây rồi. Tại sao vậy? Vì đây là một vụ án. Ngay cả hiện nay, vẫn có những vụ án cần đến 20, 30 năm mới truy tìm ra sự thật. Huống gì bây giờ chúng ta không thể nào dựng lại những gì đã xẩy ra, và cũng không thể kiểm nghiệm DNA. Ðã vậy, Ngô Thời Nhiệm “không can dự gì nhưng vẫn phải bỏ trốn về quê vợ” để “lánh nạn.” Tại sao? Ông ta có vấn đề gì ở đây rồi. Tôi không chắc bạn Lập chấp nhận lối nhận xét, phân tích và suy luận này, dù tôi chỉ dựa trên dữ kiện bạn cung cấp.

Niên biểu xảy ra vụ án bạn ghi là 1780, nhưng tài liệu (5) (để bạn dễ kiểm chứng vì được post trên internet) ghi là 1782. Giả sử chỉ có 2 nguồn ghi là 1780 và 1782, không biết bạn Trịnh Trung Lập sẽ chọn năm nào? Và tại sao bạn chọn năm đó? Riêng tôi sẽ chọn năm 1780. Không phải vì nhiều tài liệu ghi 1780, mà vì hai chữ ghi năm âm lịch Canh Tý. Tại sao tôi lại chọn năm Canh Tý? Vì lỗi đánh máy (typo), hay ghi số 0 thành số 2 (hoặc số 2 thành số 0) có sác xuất cao hơn là ghi sai hai chữ Canh Tý. Dù có thể vì tam sao thất bổn (chép ba lần là mất bản chính) hay bị lỗi typo hoặc dấu sắc bị mờ vì photocopy để thành Canh Tỵ. Căn Canh dương, đi với chi Tý dương, do đó không có Canh Tỵ trong hoa giáp 60 năm âm lịch. Từ năm âm lịch Canh Tý cuối thế kỷ 18, tôi tìm được năm dương lịch 1780. Ðây là phương pháp ghi nhận sự kiện và kiểm chứng nếu có nghi vấn, trước khi đi đến một kết luận mà tôi thường quen sử dụng.

Sử liệu của bạn ghi: “Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.”

Tôi có tài liệu ghi như sau: “Khi ra Bắc lần thứ hai vào đầu tháng 5 năm 1788 để trừ Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn Bá Lân, Trần Bá Lãm, Võ Huy Tấn.” (5) Ở đây tôi tin rằng tháng 5 năm Mậu Thân (AL) chứ không phải tháng 5 năm 1788 (DL). Ðiều này chắc bạn Lập cũng đồng ý với tôi, nên tôi khỏi cần giải thích. Câu thứ hai trong sử liệu của bạn đối với tôi không được chính xác, khá mơ hồ cho một tài liệu lịch sử, dễ khiến người đọc, khi chỉ có một tải liệu nầy, sẽ cho rằng Nguyễn Huệ vừa ra Bắc Hà đã tin dùng và giao việc quan trọng cho Ngô Thời Nhiệm.

Và: “Trước khi trở về Nam, Bắc Bình Vương đã dặn bảo cận thần rằng: – Đại Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân là nanh vuốt của ta; Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Hộ bộ thị lang Trần Thuận Ngôn là tâm phúc của ta. Lại bộ thị lang Ngô Thì Nhậm tuy là người mới, nhưng là bậc tân thần, ta coi như khách.” (6)

Trước khi về Nam, Bắc Bình Vương để lại hai người là “nanh vuốt,” hai người là “tâm phúc.” Còn Ngô Thời Nhiệm thì được nhấn mạnh là “khách mới.” Ðiều này đã quá rõ ràng, rằng Nguyễn Huệ đã khéo léo nhưng cố tình nhắn nhủ bốn người tín cẩn của ông cần lưu ý nhiều đến người mới thu nhận khi Vương vắng mặt. Theo ý kiến của tôi. Sau vụ án năm Canh Tý, Ngô Thời Nhiệm đã phải lẫn trốn suốt mấy năm liền vì ông có liên quan đến vấn đề chúa Trịnh Sâm mất. Bị nghi ngờ, và sợ ám hại, (hay trả thù) nên ông phải về quê vợ lánh nạn. Thêm một chi tiết nữa là cha của ông đang làm Ðốc Trấn Lạng Sơn cũng bị bãi chức, rồi sau đó chết.

Một tài liệu khác:

“Vụ này khiến cho giới sĩ phu Bắc Hà xem Ngô Thì Nhậm như một loại chiên ghẻ. Sử sách ghi lại vụ này theo nhãn quan chính trị của mình.”Việt Sử Thông Giám Cương Mục” của triều Nguyễn cho rằng Ngô Thì Nhậm cùng Nguyễn Huy Bá tố cáo âm mưu đảo chính cho Trịnh Sâm biết, nhờ thế sau khi đàn áp, Sâm thưởng công cho Ngô Thì Nhậm bằng chức tước cao trọng. Ngô Thì Sĩ bị nhục nhã vì đứa con bất hiếu, uống thuốc độc tự tử. Do đó Nhậm mới bị cái tiếng “sát tứ phụ nhi thị lang.” Có nghĩa là ông đã giết bốn cha để được chức Thị lang. Bốn cha ý chỉ Ngô Thời Sĩ và ba người bạn vong niên của cha ông là Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Ðĩnh và Nguyễn Khắc Tuân.

“Hoàng Lê Nhất Thống Chí” và “Ngô Gia Thế Phả” dĩ nhiên bênh vực cho Ngô Thì Nhậm, cho rằng ông không liên can vào vụ này, và sở dĩ được Trịnh Sâm thăng chức chỉ vì Ngô Thì Nhậm bị Quận Huy ganh ghét, muốn ông phải mắc tai tiếng với đời. Những tài liệu lịch sử khác, độc lập hơn, như “Hậu Lê Thời Sự Kỷ Lược”, “Lịch Triều Tạp Kỷ” tuy ghi nhận dư luận đương thời nhưng không hề nói Ngô Thì Nhậm tố cáo vụ đảo chính. Có hay không, cho đến ngày nay vẫn còn là một nghi vấn, việc xét công tội của Ngô Thì Nhậm cũng không còn là vấn đề quan trọng nữa. Ngô Thì Nhậm tham dự vào trò chơi chính trị thì phải gánh lấy những hậu quả của các âm mưu tranh giành quyền bính. Oan hay ưng, không thành vấn đề. Sau loạn kiêu binh, ông đã phải trả giá cho trò chơi quyền bính này, phải trốn nấp suốt sáu năm trong nhục nhã, khổ cực.” (7)

Ðiều này phù hợp với tình trạng ông phải trốn về quê vợ lánh nạn. Bạn có thể không tin, nhưng bạn cũng có thể tự hỏi câu: “Không có lửa làm sao có khói?” Tại sao Ngô Thời Nhiệm không quay về quê cha, không trở về quê mẹ, mà ông phải lánh mình tỵ nạn nơi quê vợ? Xin để dành câu trả lời này cho bạn đấy, bạn Lập.

Sau khi giết Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Huệ sợ rằng dân chúng Bắc Hà không chịu tuân phục mình nên phải mời một số danh sĩ phu Bắc Hà ra hợp tác trong đó có Ngô Thời Nhiệm. Tôi biết đây là một nhận định bạn khó chấp nhận. Nhưng lịch sử cũng đã lập lạít ít nhất một lần. Khi ông Hồ Chí Mình về thủ đô tháng 8 năm 1945. Biết dân chúng thủ đô xứ Nghìn Năm Văn Vật chẳng biết mình là ai, nên ông phải chọn thêm một số danh sĩ Bắc Hà vào tham gia chính phủ mới. Ðó là các ông Tôn Thất Tùng, Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn. Ðiều này do chính ông Vũ Thư Hiên kể lại. Vũ Thư Hiên là người thường ngủ chung giường với ông Hồ Chí Minh, thậm chí nhiều đêm say ngủ còn gát cả chân lên người ông Hồ. Vì cha ông Vũ Thư Hiên là ông Vũ Ðình Huỳnh, bí thư riêng của ông Hồ, nên ông thường đến nhà ông Hiên để ngủ qua đêm và bàn công việc. (8)

Theo tôi, năm 1788, được Nguyễn Huệ thu nhận là chiếc phao để Ngô Thời Nhiệm vui mừng chộp lấy. Vừa thoát khỏi cảnh sống lẫn trốn trong lo âu buồn chán nơi quê vợ suốt mấy trong lo âu bao năm trời. Dĩ nhiên ông phải có điều gì hơn người và dùng được Bắc Bình Vương mới thu nhận, chứ người thường thường thì hôm nay chúng ta đâu phải mất công đề cập đến. Cũng như trường hợp Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên Ngô Thời Nhiệm vẫn phải cẩn thận. Hai trường hợp thảm sát Nguyễn Hữu Chỉnh, và Vũ Văn Nhậm, từng được Nguyễn Huệ tin dùng và sau đó là loại bỏ. Ðược sống gần cọp không sợ bị các thú khác quấy rầy, nhưng cũng vẫn có nguy hiểm riêng của nó. Thêm nữa, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ là những con người lúc hàn vi thì chung vai sát cánh. Nhưng khi công thành danh toại thì quay lại tranh giành đấu đá thẳng tay với nhau nên Ngô Thời Nhiệm càng phải cẩn thận hơn. Lại nữa, càng được Nguyễn Huệ tin dùng thì ông càng lo ngại bị những người xứ Tây Sơn cũ ganh ghét. Thêm nữaám ảnh những năm phải âm thầm lẫn tránh nơi quê vợ vẫn còn chưa xóa hết cơn lo sợ trong ông. Nhất là khi được vị tân minh quân đối xử là như khách mới. Khách mới chứ đâu phải như tay chân thân tín. Cho nên sau khi đi báo tang Quang Trung băng hà trở về ông có làm bài thơ diễn tả tâm trạng não nề và chán chường của lòng mình. Nhưng ông vẫn không từ quan, chần chừ mãi đến khi bị vua Quang Toản hất hủi không còn tin dùng ông mới đành lòng rút lui thật sự. Ðiều may mắn cho Ngô Thời Nhiệm là ông không gặp phải cảnh Lệ Chi Viên kỳ án như trường hợp Nguyễn Trãi.

Bạn Lập bảo Ngô Thời Nhiệm vì nước vì dân. Xin cho tôi hỏi như thế tại sao ông lại phải hai lần từ quan? Lần cuối, phải chờ cho đến khi bị thất sủng, vua Quang Toản không tin dùng ông mới trả lại áo mão ra đi. Trong cuộc chiến Việt Nam 1954-1975 vừa qua, cả hai bên Nam Bắc không thiếu những người hy sinh cả mạng sống cho lý tưởng quốc gia dân tộc, dù có thể đó chỉ là lý tưởng mị dân, lường gạt. Xa thêm một chút nữa, dưới triều vua Tự Ðức, khi thất bại trong việc đàm phán cố giữ lại ba tỉnh miền Tây không cho mất vào tay Pháp, cụ Phan Thanh Giản cảm thấy mình có lỗi trước tố quốc, vì bất tài đã để mất đất vào tay ngoại bang, Phan Thanh Giản đã uống thuốc độc tự tử. Rồi Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu v.v… Ngày 30/04/1975, khi nghe tổng thống miền Nam Việt Nam đọc lệnh buông súng đầu hàng miền Bắc vô điều kiện, các vị tường như Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, v.v… đều thanh thảng tự tử theo tiết khí của Hoàng Diệu ngày xưa. Ðây mới đích thực là những con người thật lòng đem tài sức và sinh mạng mình hiến dâng cho quốc gia dân tộc. Với tiêu chuẩn như thế, tôi không tìm thấy được ở Ngô Thời Nhiệm, thưa bạn Lập.

Nhân tiện đây tôi cũng xin chia xẻ cùng bạn Lập. Trong thời vua QuangTrung tôi kính nể nhất là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Người phải chờ vua Quang Trung khẩn thiết ba lần mời ra giúp nước. Ðến lần thư ba vua Quang Trung phải đem bốn chữ quê hương dân tộc ra năn nỉ ân cần Phu Tử mới chịu ra phụ giúp vua Quang Trung. Tại sao Phu Tử phải chờ đến ba lần mới chịu ra xuất xử? Ðiều này, theo tôi, Phu Tử cố tình làm dịu bớt lòng kiêu ngạo của vua Quang Trung trong khi cầu hiền tài ra giúp đất nước. Và Phu Tử chấp thuận chỉ vì uê hương dân tộc, chứ ngoài rakhông phải vì danh lợi hay quyền lực chính trị. Trong các lá thư, vua cũng chỉ xưng trẫm và kính cẩn gọi là Phu Tử. Ðồng thời ông tránh hiểu lầm gây ra cảnh ganh ghét, tỵ hiềm của những người từng phò trợ vua Quang Trung từ những ngày đầu khởi nghĩa từ đất Phú Xuân. Cho nên, sau khi vua Quang Trung băng hà Phu Tử liền từ quan, rút lui trở về đời sống ẩn dật không cần ai biết đến. Ðây mới chính là người không màn danh vọng, chỉ muốn đem thực tài của mình ra trả nợ quốc gia dân tộc. Khi biết thời thế đã hết là âm thầm ra đi nhẹ nhàng, lòng không chút vướng bận lợi danh.

Dù không gặp phải nạn tru di tam tộc như Nguyễn Trãi, nhưng cuối cùng Ngô Thời Nhiệm cũng phải bỏ mình dưới tay Ðặng Trần Thường.

Ðến đây tôi định tạm xin chấm dứt phần trả lời vấn đề bạn Trịnh Trung Lập đặt ra. Nhưng tôi chợt có thêm một ý kiến, càng xác định thêm những gì mình đã nhận định về nhân vật lịch sử Ngô Thời Nhiệm mà bạn Lập đã nêu ra đây.

Tên của ông là Ngô Thời Nhiệm, hay còn được viết là Ngô Thì Nhậm. Chữ nhậm hay nhiệm ở đây là nắm lấy, giữ lấy, như trong các chữ nhậm chức hay nhiệm chức, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm. Chữ thời là thời gian, thời cơ. Như thế, Thời Nhiệm theo tôi phần nào có ý nghĩa là nắm lấy thời cơ. Nếu nói xa ra là xu thời,là luôn tìm cơ hội chộp giữ lấy thời cơ, thì phần nào cũng chấp nhận được, dù tôi biết bạn Lập sẽ cho là quá đáng. Ðã gọi là nghiên cứu thì mình phải có đủ can đảm và xem xét mọi khía cạnh có thể được, không nhất thiết phải theo vết cũ của người đi trước.

Nếu bạn Lập để ý thêm một tí sẽ thấy cách hành xử của vua Quang Trung với La Sơn Phu Tử và Ngô Thời Nhiệm khác nhau rất xa. Một người thì ba lần khẩn khoản thư mời. Một người khi ra Bắc Hà là thu phục. Cách hành xử đ1ng góp cho quê hương dân tộc của hai nhân vật lịch sử này cũng khác nhau. Cho nên bảo rằng mọi cộng trạng đều do Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, mà không hề nhắc gì đến La Sơn Phu Tử, thì quả thật người đã được sở vọng bình sinh của mình vậy.

Trước khi ra trận đòn thù, Ðặng Trần Thường có ra câu đối: “Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai.”

Ngô Thời Nhiệm đáp: “Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.” Ðây là câu thơ khẩu khí cuối cùng của đời ông. Cũng tương tự như hai câu khẩu khí của nàng Trác Văn Quân: “Chi nghinh nam bắc điểu, Diệp tống vãng lai phong.” Xin tạm dịch: “Cành đón chim nam bắc, Lá tiễn gió tới lui.” Ðây là khẩu khí báo hiệu một cuộc đời ca kỹ.

Hóa ra khi chào đời, ông cũng chữ Thời, lúc lìa đời ông cũng chữ Thời. Qua sự phân tích chi li từ tên gọi đến câu thơ khẩu khí cuối đời, tôi càng cảm thấy thú vị về định mệnh của nhân vật lịch sử Ngô Thời Nhiệm luôn gắn với hai chữ thời thế. Có lẽ vì vậy mà cho đến hôm nay nhiều nhà nghiên cứu sử vẫn còn tranh luận về cuộc đời của ông.

Tôi biết khi tôi phân tích và chiêm nghiệm về chữ Thời Nhiệm hay Thì Nhậm trong tên của ông như thế chắc bạn Lập sẽ không thể nào chịu nổi. Bạn Lập có thể bảo rằng rõ là vớ vẫn, chỉ là cái tên gọi sao lại chẻ sợi tóc làm tư, làm tám như thế. Nhưng xin bạn Trung Lập hãy thong thả. Nếu bạn Lập bảo chỉ là cái tên, thì xin thưa cùng bạn, trong tiếng Việt Nam, người miền Bắc gọi là Chí, người miền Nam gọi là Chấy.

Thế thì khi tôi sửa lại câu châm ngôn của đảng cộng sản Việt Nam:

“Sống Và Học Tập Theo Gương Chủ Tịch Hồ Chấy Minh”

hay:

“Chủ Tịch Nguyễn Tất Thành Sống Mãi Trong Lòng Quần Chúng.”

Không biết bạn Lập có thấy có chấp nhận hay không? Nếu bạn cảm thấy bị “xúc phạm”, thì cho tôi xin lỗi ở đây.

Xin chào bạn.
Nguyen Trang
04/25/2009

———————————————-

Tài liệu tham khảo:

1. Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim.
2. Việt Nam Danh Nhân Tự Ðiển, Nguyễn Huyền Anh
3. Việt Nam Danh Nhân Ðiển Tích Từ Ðiển, Trịnh Văn Thanh
4. Quân Sử QLVNCH, quyển II, Trần Văn Sơn
5. http://hqvnch.net/default.asp?id=304&lstid=178 Nhứt Bảo Bình
6. http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/quangtrung.htm
7. http://members.fortunecity.com/tbn2170/b3-ntnham.htm Nguyễn Mộng Giác
8. http://www.youtube.com/watch?v=Jd9BHvn8NVc

#14 Comment By Trinh – Trung Lap On 26/04/2009 @ 5:34 am

Thưa BBT Damau !
Thân gửi Tác giả Nguyen Trang !

Lẽ ra tôi không trả lời Nguyen Trang thư này vì Nguyên Trang đã đề nghị như thế. Nhưng vì là người Việt nam tôi chỉ muốn và chúng ta cần giữ gìn cái truyền thống sơ dẳng nhất của người Việt là “lời chào hơn mâm cổ”. Giả sử sau này có dịp gặp nhau, lẽ nào chúng ta không thể tiếp tục có được 1 buổi nói chuyện thân mật bên ly rượu như những đứa con da vàng với nhau vì chút cuồng nộ tranh luận hôm nay.
——————

Nếu BBT Damau cho phép, tôi xin làm rõ hơn để chúng ta hiểu cái tư thế chính trị của Trịnh như sau :

Thưa Nguyên Trang !

Với tấm thịnh tình đó, và cũng là cái mục đích của cuộc tranh luận về “nhân cách của Trịnh” mà trong bài viết của bạn trước đây đã đề cập đến. Thưa bạn, tôi phải nói thật sự rằng tôi không thể đọc nổi hết bài trả lời của bạn. Càng đọc tôi càng rất buồn và tôi càng hiểu hơn vì sao bạn khó mà hiểu nổi Trịnh.

Qua nhiều câu hỏi mà bạn đặt cho tôi phải suy đoán về sử học, tôi hình dung bạn giống như người ngồi cuộc đời qua khung cửa vậy, hoặc qua 1 chiếc kính râm chăng. Tôi cảm nhận được cái khác cơ bản của chúng ta là ở chỗ đó. Bạn suy luận và phán xét các nhân vật lịch sử qua lý trí của bạn. Còn tôi và những người yêu Trịnh lại sống bằng con tim. Chúng tôi thì nâng niu cái chân thiện mỹ mà cổ nhân để lại còn bạn thì muốn điều tra những khúc quanh trong cuộc đời của họ.

Bây giờ bạn cũng nghi ngờ luôn cả nhân cách của Ngô Thì Nhậm thì chẳng lẽ tôi phải viện dẫn thêm vài nhân vật khác thời gian gần đây nhất sao. Nhưng mà có lẽ cũng nên như vậy vì tôi vẫn muốn 1 lần nữa thuyết phục bạn để có thêm 1 người hiểu Trịnh. Tôi xin trích dẫn thêm :

“…..Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh (1921–2003), là cựu Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng, hai lần là Quyền Thủ tướng trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là một nhân sĩ được cả 2 chế độ trọng dụng.

Tiểu sử

Ông sinh năm 1921, lớn lên sang Mỹ học tại Đại học Harvard về ngành Kinh tế. Ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế của Harvard năm 1954, rồi làm việc cho Ngân hàng Thế giới (như một Nhân viên kinh tế, Tổ hợp Tài chánh Quốc tế… trước khi về nước.

Năm 1963, ông về nước và tham gia chính quyền. Sau đó ít lâu, ông được đề cử làm Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, rồi Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Thậm chí, đã có lúc ông được ủy quyền Thủ tướng trong giai đoạn tướng Nguyễn Khánh nắm quyền (1964-1965).

Sau năm 1975, ông là một những trí thức của Việt Nam Cộng hòa được chính quyền mới trọng dụng. Đặc biệt, khi tiến trình Đổi mới được thực hiện cuối thập niên 1980, ông và nhiều nhà trí thức khác đã đóng góp rất nhiều vào việc cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài v.v. tại Việt Nam. Ông từng là cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
……………”

Tôi chỉ trích có chừng đó thôi để Nguyen Khang hiểu ý của tôi rằng vì sao những nhân sĩ trí thức họ làm như vậy nếu không có gì khác ngoài cái điều mà tôi đã viết cho Nguyen Khang lần trước là “tấm lòng vì nước vì dân”. Và xin tiết lộ thêm : Ông có người vợ trẻ là Minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng đấy.

Người “công chính” như tôi và bạn vậy mà có chinh phục nổi trái tim 1 người đẹp như thế không ! thưa bạn !

Nguyên Khang ạ, tôi xin lỗi vì không thể trả lời hết các câu hỏi của bạn vì rằng : nếu bạn cứ suy luận về lịch sử như vậy thì khác nào người ta có thể cho rằng : năm xưa cái chết của Đức Giesu làm sao mà lại cứu chuột nhân loại được ! vô lý quá ! chắc là Ông ta xúc phạm các Kinh sư và các Biệt phái thời đó quá nên người ta hội đồng nhau để giết Ông ta thôi.

Hoặc là những người như bạn có thể nghĩ rằng : Ôi ! Đức Phật vì sao lại từ bỏ ngai vàng mà không dùng quyền lực ngai báu của mình để canh tân xã hội thời của ngài cho hết hoạn khổ. Sao lại phải bỏ vợ con mà ra đi. Hay là Ngài lúc đầu chỉ vì chán đời, giận gia đình chăng.

Vậy đó. tôi thì khác bạn là không thể để dành 1 câu hỏi quan trọng như thế cho bạn được vì trước mắt các Ngài : nếu chúng ta ai mà chưa giác ngộ được điều ấy thì chúng ta còn “vô minh” hơn cả cầm thú nữa đó !

Không biết bạn nghĩ sao !

Chân thành !

#15 Comment By Hà Thủy On 28/04/2009 @ 6:58 pm

Nhân đọc ý kiến của ông Nam Dao về bản nhạc phổ thơ Trịnh Cung, tôi có nhận xét sau.Ai cũng biết phổ nhạc cho một bài thơ mà giữ nguyên bản rất khó bởi vậy đa số nhạc sĩ khi sửa một vài chữ hoặc câu đều ghi là lấy ý thơ của thi sĩ.Riêng bài” Cuối cùng cho một tình yêu” thì phổ nguyên bản.Ông Nam Dao nói là hỏi nhạc sĩ TCS sao không đổi chữ “thôi” để khỏi hát hành “thối”
Tôi nghĩ có lẽ ns TCS là người Huế,mà ngưởi Huế chúng tôi khi hát chữ thôi rất rõ mà vẫn giữ đúng note nhạc, nếu ca sĩ Hà Thanh hay Duy Khánh hát thì sẽ không thành “thối” đâu; hơn nữa chính câu mở đầu và cuối chữ “thôi” là “đắt” nhất trong bài nhạc ai lại đi sửa.Có lẽ ns TCS lịch sự nên trả lời ông Nam Dao vậy thôi.Cái lạ là sao ông Nam Dao lại đi có ý kiến lạ vậy.
Hà Thủy.

#16 Comment By Trinh – Trung Lap On 29/04/2009 @ 4:45 pm

Xin phép được comment 1 dài chút về nhạc lý để mọi người hiểu rõ hơn về chữ “Thối” trong bài “Cuối cùng cho 1 tình yêu”

Quý vị thân mến !

Đặc trưng cơ bản của âm thanh là cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc

1 nốt nhạc cũng như 1 âm thanh vậy, có :

Cao độ là độ cao thấp, trầm bổng. Để đo người ta dùng đơn vị là Hz (Hertz) .
Ví dụ : Đàn Piano có âm thấp nhất có tần số là 16 Hz. Âm cao nhất có tần số là 4.000 Hz
———
Trường độ là độ dài, ngắn. Khi nghe nhạc và hát, bạn thường thấy các nốt được ngân lên với độ dài, ngắn khác nhau.
—————-
Cường độ là độ to nhỏ. Trong tác phẩm âm nhạc, cường độ làm tăng sức diễn cảm của âm nhạc, phản ánh được sâu sắc nội tâm con người, ý tưởng tác giả cần thể hiện.
Đơn vị đo cường độ : deciben (db)
——————
Âm sắc là khía cạnh chất lượng của âm thanh ; đó là âm thanh của người và nhạc cụ phát ra xuất phát từ những đặc tính riêng của các nguồn phát ra âm thanh.
———————-

Cho nên khi hát chữ “thôi” đó, quý vị phải nhớ trong đầu ý nghĩa của nó là “thôi”, và Quý vị phải hát đủ trường độ, hát với 1 cường độ nhỏ vừa (đầu bài hát Trịnh Công Sơn đã ghi chữ “nhẹ nhàng tình cảm” rồi mà Quý vị không để ý đó thôi). Bởi vì trong tác phẩm âm nhạc, cường độ làm tăng sức diễn cảm của ca từ, phản ánh được sâu sắc nội tâm con người, ý tưởng tác giả cần thể hiện.
Và cuối cùng phải chọn ca sĩ (như Hà Thủy đã nói ở trên) phải có chất giọng (âm sắc) nhẹ nhàng ấm áp tình cảm thì mới hát ra chữ thôi được, còn không thì sẽ ra chữ “thối” là điều tất nhiên rồi.
——————–
Ngoài ra, tâm trạng của người đang nghe nhạc cũng rất quan trọng. Giống như khi đang bực dọc thì sức tưởng tượng của con người cũng phong phú lắm đó. Cho nên khi đã không thích rồi thì không nên nghe vì có hại cho Tác phẩm và cho chính mình nữa. Hii….hiiii
————-
Xin thêm 1 lần chứng minh điều tôi nói :

///Ừ thôi em về////được ký âm trong bài hát là

///Sol do sol mi

Quý vị thấy chưa, cũng là 2 nốt sol có cao độ bằng nhau nhưng lại thể hiện cho cả chữ Ừ (thanh bằng) và chữ em (thanh ngang) mà Quý vị đâu có nhận ra đâu. Cho nên cái khoảng cách đó cũng “nhạy cảm” lắm. Giọng ca sĩ chát chúa hát bài này không được đâu.

Tin tôi đi. Quý vị sẽ thấy nhiều điều thú vị nữa trong âm nhạc rất rộng của TCS. Tay kèn nổi tiếng của Việt nam hiện nay, người đã du học ở Mỹ nhiều năm trời Mr. Trần Mạnh Tuấn đã nhân xét “….Âm nhạc của Anh Sơn rất rộng….” Tôi xin bổ sung : là “miếng đất phì nhiêu” cho các ca sĩ nhạc công thính giả mặc sức trổ tài, và thưởng thức thoải mái đó.

Thân ái !