Thi pháp trong thơ và văn hiến trên giường
Trong thơ
em cởi hết mình
Kể cả những kỹ xảo cuối cùng của thi pháp
Trên giường
em kín vô cùng
Bảo toàn dòng văn hiến tới tận từng sợi tóc
1/4
Lời của những cô gái ba mắt
Mùa xuân về rồi
Em bắt đầu lại được thiên hạ nhìn vào ba con mắt
Ba tháng mùa đông khiến mắt em chỉ còn hai
Cám ơn mùa xuân
Đã cho mắt rốn em được nhìn trở lại
9/4
Sớm xuân vợ nhà thơ
gặp ở hàng rào mấy nụ hoa
đứng khóc
hỏi và biết
nửa đêm
trốn vợ
ra vườn
nhà thơ
rủ rê các nụ đó nở thành hoa
11/4
Mỹ nhân thi sĩ bác tài
Ánh mắt cô rất thẳng
Nếu queo nó đã chạy sang phía nhà thơ
Hay lướt qua đôi vú mẩy
thảy xuống sàn xe ngay
Nhà thơ không ưa nhìn thẳng
Mà cúi xuống nội tâm
Trên bàn văn đơn độc
Trên xe buýt kề bên người đẹp
Vì thế thi sĩ mỹ nhân
Suốt đường không nhìn ra nhau
Bác tài nhìn ra hết
Bác nhìn khi thẳng khi queo
27/2
Ông lão ngã chết vì những nụ hôn xuân
Buổi sớm chủ nhật
Phố đường rực nắng xuân
Chim muông tưng bừng
la hót
Ra ngõ
lò dò vấp phải
những nụ hôn của đám trẻ đêm trước
Ngã cái đùng
ông lão chết
29/3
Trích bản thảo Những bài thơ rời giữa các trường ca
Vancouver – 2009
.
bài đã đăng của Đỗ Quyên
- Thơ, như một sự ‘phi vật chất’ nhất - 17.03.2022
- Thơ Tình Tết Trâu | ChuyệnCâu Đối Tết - 10.02.2021
- các ngón tay cuối năm| tất niên đêm năm trước - 04.01.2021
- đỗ quyên: văn chương thiếu nhi/thiếu niên không phải là "văn học chuẩn" - 06.11.2020
- Nhật Tiến của 20 năm trước (hay là: Trung thực, một phẩm chất hàng đầu của người cầm bút) - 05.10.2020
- Một bộ ba toàn diện và căn bản về sự sống còn của loài người trên trái đất - 10.09.2019
- ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 3/3) - 28.06.2019
- ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 2/3) - 19.06.2019
- ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 1/3) - 12.06.2019
- hiện-thực-hiển-nhiên - 14.03.2019
- đẻ sách - chương kết - kỳ 2 - 20.12.2018
- Tuyên ngôn của Chủ Nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách (1) - chương kết - kỳ 1/2 - 18.12.2018
- đẻ sách - chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 3) - 19.10.2018
- đẻ sách - chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 2) - 11.10.2018
- đẻ sách - chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 1) - 02.10.2018
- Tớ tịnh khẩu ♦ Phận Thúy Kiều số Tố Như - 27.09.2018
- nước đức & châu âu, đến và đi - 2 - 30.08.2018
- nước đức & châu âu, đến và đi - 1 - 09.08.2018
- Tiểu thuyết châm biếm ‘đẻ sách’ của Đỗ Quyên - 14.06.2018
- Việt Nam đây, đất nước đâu? - 30.01.2018
- ba trích ghép trường ca đỗ quyên - 14.02.2017
- từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học: phần 3. Phương pháp nghệ thuật hay lối viết robot? & phần 4. Chức năng của văn học… & phần 5. Kỹ thuật viết… - 31.05.2016
- Từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học- phần 1. Cổ tích hóa truyện hiện đại và hiện đại hóa truyện cổ tích & phần2. Tự truyện như là thi pháp thể loại - 30.05.2016
- thư ngỏ của tác giả tiểu thuyết “Trung-Việt Việt-Trung” gửi độc giả đức quốc - 13.03.2016
- trung-việt việt-trung (phần 31 – phần chót) - 14.01.2016
- trung-việt việt-trung (phần 30) - 07.01.2016
- trung-việt việt-trung (phần 29) - 31.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 28) - 24.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 27) - 17.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 26) - 10.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 25) - 03.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 24) - 12.11.2015
- trung-việt việt-trung (phần 23) - 05.11.2015
- trung-việt việt-trung (phần 22) - 29.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 21) - 22.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 20) - 15.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 19) - 08.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 18) - 01.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 17) - 25.09.2015
- trung-việt việt-trung (phần 16) - 17.09.2015
- trung-việt việt-trung (phần 15) - 10.09.2015
- trung-việt việt-trung (phần 14) - 03.09.2015
- trung-việt việt-trung (phần 13) - 27.08.2015
- trung-việt việt-trung (phần 12) - 20.08.2015
- trung-việt việt-trung (phần 11) - 13.08.2015
- trung-việt việt-trung (phần 10) - 06.08.2015
- trung-việt việt-trung (phần 9) - 30.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 8) - 23.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 7) - 16.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 6) - 09.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 5) - 02.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 4) - 25.06.2015
- trung-việt việt-trung (phần 3) - 18.06.2015
- trung-việt việt-trung (phần 2) - 11.06.2015
- trung-việt việt-trung (phần 1) - 04.06.2015
- Trung-Việt Việt-Trung - 21.05.2015
- chuyện tổ quốc moving bất thành - 09.06.2014
- Bài thơ đời người - 26.05.2014
- Thai phu - 24.03.2014
- Trước Giờ Nhà Thơ Về Trời - 31.05.2013
- trăm thi điệu (5) - 30.08.2012
- Phùng Cung: thơ, văn, con người và thời cuộc - 27.07.2012
- trăm thi điệu (1) - 18.05.2012
- trăm thi điệu (6) - 03.05.2012
- Khúc xuân tình - 04.03.2011
- đời sống thơ – 2 - 08.12.2010
- làm thơ – 1 - 15.10.2010
- làm thơ – 2 - 07.09.2010
- Văn học Việt ở ngoài nước trong vài năm qua - 06.07.2010
- thơ thời gian – (trích trường ca, chương III) - 22.12.2009
- vòng vo về trường-phái-nhóm thơ việt từ cảm xúc hậu hiện đại việt - 24.11.2009
- lòng hải lý 8+9 (trích trường ca) - 21.11.2009
- Đức quốc tam thi khúc hồi ký - 09.11.2009
- tân hình thức: ba bài thơ và các bình luận - 26.10.2009
- Tái ám ảnh về một bài thơ ám ảnh - 15.10.2009
- ba mươi phút nữa, em về... - 25.09.2009
- Đẻ sách – Chương 5: Độc giả ăn tác giả - Thư của độc giả Do Ngoc gửi tác giả Đẻ Sách - 13.08.2009
- thơ rời – 14 (trích trường ca) - 11.05.2009
- Đọc Quyên ở ngoài nước Đức - 21.04.2009
- những bài thơ rời giữa các trường ca - 11 - 03.04.2009
- những bài thơ rời giữa các trường ca - 5 - 10.03.2009
- Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính: Trường hợp Đỗ Ngọc Thạch - 02.03.2009
- Về một dòng thơ cần giải thích giá trị: Trường hợp Tuyết Nga (Hay là THƠ TUYẾT NGA HAY, VÌ SAO?) - 12.02.2009
- Nhìn Nhã Thuyên, từ thơ văn xuôi - 14.10.2008
- Đẻ Sách - Theo Chân Những Người Tỵ Nạn - Chương 2 - 30.04.2007
- Theo Chân Những Người Tỵ Nạn - Phần 2 - 18.04.2007
- CV Thơ - 27.01.2007
- Đẻ sách - Theo Chân Những Người Tỵ Nạn - Phần 1 - 27.01.2007
- 'Chỉ là đợt thử mắt bên phải' - 23.12.2006
- Đẻ sách - 09.12.2006
Đỗ Quyên, một cái tên rất hay và ấn tượng. Tôi đã nghe, thấy đâu đó. Nhưng thơ thì lần đầu mới đọc. Thơ rất Tây nhưng cũng rất Việt. ít cảm xúc, nhưng có ý tưởng, từ ngữ sáng chói. Thi pháp trong thơ và văn hiến trên giường, quả là bài thơ đọc thích. Chữ cởi, không phải áo quần, mà khám phá và sáng tạo, phải luôn tìm tòi, và đổi mới khi sáng tác, phải hình dung ra những điều chưa ai nói, nói những gì người ta biết nhưng không viết thành thơ.Chữ kín trong câu: trên giường em kín vô cùng, nhưng không phải vậy, ấy đúng là thi nhân.
Cô gái mà có ba mắt nghe cũng lạ. Bùi Giáng từng viết, sau này Trịnh Công Sơn phổ nhạc: còn hai con mắt khóc người một con, nghe lạ lẫm, rất thích, nhưng với Đỗ Quyên, khám phá ba con mắt quả là tài, vì chỉ có nhà thơ mới có cái nhìn phi thường, như Chế Lan Viên đã tuyên bố khi công bố tập thơ Điêu tàn: Làm thơ là làm sự phi thường.
Thơ viết ngắn rất khó, giống như thơ Đường-đỉnh cao của thi ca. Quyên có những bài thơ viết ngắn, giàu ý tưởng, xùm xoè vào cuối, bất ngờ cho người đọc, nhưng dễ cảm thụ. Luôn luôn có cái nhìn mới về thế giới chung quanh: nhà thơ rủ rê các nụ đó nở thành hoa.
Có câu thơ hay: nhà thơ không ưa nhìn thẳng, mà cúi xuống nội tâm, đọc nhớ.
Nhưng vẫn có những câu nghe khó vào: Hay lướt qua đôi vú mẩy. Thơ là tiếng nói của thần linh nhưng mang bộ mặt đời thường, và không phải vì thế mà thần linh hóa thi ca hoặc dung tục hóa thơ bằng những từ như: đôi vú mẩy, ngã cái đùng, Ông lão chết-thật quá thì là lời nói, không còn thơ, phải không Quyên?