LTS: Tác Giả đã vận dụng mọi phương tiện truyền thông xã hội như FB, youtube, báo mạng, email để xây dựng truyện, tạm gọi là “đa phương tiện” này.
Tờ báo mạng lớn nhất Việt Nam, Vietnamnet đưa tin:
Phá đường dây á hậu, diễn viên bán dâm 25.000 USD
06/09/2018 09:58 GMT+7
– Đường dây mại dâm này được cho là ‘khủng’ nhất Việt Nam từ trước đến nay, bởi giá đi khách của 1 ‘chân dài’ ngoài sức tưởng tượng, từ 7- 25 ngàn USD/lượt.
Nguồn thông tin cho hay, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP.HCM vừa khám phá đường dây mại dâm quy mô lớn, quy tụ nhiều người mẫu, diễn viên, MC đi khách với giá 7-25 ngàn USD/lượt, được cho là lớn nhất từ trước đến nay.
Sau 2 năm điều tra và sau hơn nửa năm xác lập chuyên án, Phòng Cảnh sát hình sự đã nắm bắt về 1 đường dây mại dâm quy tụ nhiều người mẫu, diễn viên, MC đi khách với giá cực ‘khủng’. Thời cơ chín muồi, ban chuyên án quyết định ‘cất lưới’.
16h30 chiều 30/8, trinh sát đội 6 phòng Cảnh sát hình sự chia thành 2 mũi bất ngờ ập vào kiểm tra hành chính 2 khách sạn tại đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 và đường Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5. Tại 2 nơi này, cơ quan công an bắt quả tang 4 cặp nam-nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm.
2 ‘chân dài’ bán dâm tại khách sạn ở Q.1 là Á hậu AD cực kỳ nổi tiếng và diễn viên kiêm MC tiếng tăm BD.
Từ khai báo của các đối tượng, cơ quan công an đã bắt giữ KK (tự Ka, SN 1996, quê Bình Định, tạm trú huyện Hóc Môn), trùm chăn dắt của đường dây mại dâm cao cấp này.
(Tôi đã đổi tên nhân vật).
Thông tin trên làm dậy sóng dư luận, từ bàn nhậu của các đấng mày râu đến các bà đi chợ, từ các ngài trí thức đến các anh xe ôm. Kẻ lên án, người bênh vực cả đối tượng mua dâm và bán dâm bằng mọi thể loại ngôn ngữ, từ thô tục chợ búa vỉa hè đến hàn lâm mô phạm.
Trên Facebook, status của Han Phan viết:
“Tóm lại để giải quyết tình trạng công an không ăn bảo kê được thì bắt bớ, báo chí không có phong bì vừa ý thì phao tin, tú bà ăn chặn, khách mua quỵt tiền… Nhà nước nên nhanh chóng bảo vệ các cỗ máy kiếm tiền siêu đẹp, siêu khủng này bằng cách hợp pháp hóa mãi dâm. Đừng đạo đức giả nữa!
Nghĩ đi, thuế tiêu thụ đặc biệt của 1 phát 25,000 đô là 30% thôi thì chả mấy năm đất nước sẽ hóa rồng.
Khi đàn ông không đánh nổi Trung Quốc thì hãy để đàn bà dùng con strym đưa VN cất cánh! Nhé.”
Việt Nam trong thời điểm này (2018) có khoảng 58 triệu người xử dụng mạng xã hội Facebook trên tổng số hơn 90 triệu dân. Hầu như ai biết chữ cũng tham gia Facebook. Khi bản chất của dư luận bao giờ cũng mang tính bầy đàn và sự tàn ác của nó không giới hạn, hẳn bạn có thể mường tượng được áp lực dư luận xã hội lên một cá nhân hay một chính sách của nhà nước sẽ khủng khiếp như thế nào.
Một trong các bình luận tôi thích: “Tiền thuế thu từ các ‘đặc khu tư’ sẽ góp phần trả nợ công, bán dâm vẫn tốt hơn bán dân.” (Dinh Huong)
Tôi cần giải thích chút, một trong những vấn đề gây bức xúc nhất của Việt Nam hiện nay là dự luật thành lập các đặc khu kinh tế đặc biệt được đưa ra quốc hội thảo luận. Với dân chúng, đây là một dự luật mang tính bán nước của nhà cầm quyền và phục vụ cho những lợi ích nhóm. Vì thế, đã có cuộc biểu tình phản đối của người dân với số lượng người tham gia đông đảo chưa từng thấy. Phản ứng trên mạng xã hội cũng không kém phần dữ dội. Nó có thể là một cơn bão làm chế độ sụp đổ nếu dự luật được thông qua. Đó là lý do “đặc khu tư” được ví von thay cho cái lồn làm đĩ.
Cũng trong chiều hướng liên hệ các sự kiện cá nhân với sự chống đối chế độ, rất nhiều người đã chia sẻ quan điểm này:
Một người khác viết: Khi có tin hoa hậu bán dâm, là coi chừng có đứa đã/đang toan tính bán nước! (Trần Triết)
Cũng không ít người cho rằng, chơi gái với giá 25 ngàn đô một lần thì chỉ có thể là tiền ăn cướp của dân mới dám chơi bạo thế. Mọi quy kết xem ra đều muốn phỉ báng chế độ và những kẻ bám vào chế độ để kiếm chác, mặc dù đây chỉ là một trường hợp không có gì để ầm ĩ, ngoài cái giá siêu khủng của nó.
Tôi viết dòng trạng thái trên FB của mình:
“Còn tôi, tôi có thích chơi đĩ không? Hoặc tôi có gì để bán không? Đĩ và sự đánh đĩ của mỗi người trong cuộc sống hay một dân tộc có phải là điều không thể tránh khỏi?”
Không ai trả lời tôi, mặc dù tôi nhận được hơn 100 like.
Giữa lúc cộng đồng mạng vẫn rôm rả với chuyện bán dâm và bán nước, chính quyền lẳng lặng cho tăng giá xăng nhằm giải quyết lỗ thủng ngân sách. Truyền thông là một trò chơi kiểu chó hùa. Họ bị lợi dụng và dẫn dắt theo kiểu “định hướng dư luận”, bằng những sự kiện nhiều khi rất vớ vẩn như chuyện bán dâm chẳng hạn. Ngay cả khi cộng đồng mạng quan tâm đến những vấn đề nghiêm túc hơn như giáo dục, thì cái mục tiêu chủ yếu của nó vẫn bị bẻ quặt sang các đối tượng cụ thể nào đó được coi như những hình nhân thế mạng cho sự sai lầm của chính sách. Nhưng không phải bao giờ nhà nước cũng thoát nạn sau những sai lầm của mình. Vẫn có những cá nhân tỉnh táo.
Người ta dễ dàng nhận ra có một bộ phận không nhỏ của cộng đồng mạng đã trở thành một mặt trận chống chính quyền, được liên kết bởi một mục tiêu chung. Truyền thông trở thành trận chiến được xác định bởi chính chế độ khi họ gọi những người bất đồng chính kiến là thế lực thù địch. Chưa bao giờ, mạng xã hội lại hấp dẫn đến thế, mạnh mẽ đến thế, nó thách thức sự tồn tại của chế độ.
Bên cạnh một lực lượng hùng hậu được gọi là “dư luận viên” do chính quyền thành lập để đối đầu với nhân dân, người ta cũng nhìn thấy một thế lực đen tối khác khuynh hướng không rõ rệt nhưng vẫn có thể chi phối dư luận, mà ngay cả những kẻ được cho là trí thức hay có quan điểm độc lập cũng trở nên nghiêng ngả, bất nhất. Dường như mọi nỗ lực trong bóng tối đều muốn biến cái nghiêm túc thành tầm phào, cái tập trung thành tan loãng, cái chủ đích thành lạc hướng.
Tôi có hơn 3000 người trong danh sách bạn bè, nhưng số lượng tương tác thường chỉ trên dưới 100. Điều ấy nói lên điều gì? Tôi không biết chắc chắn có bao nhiêu người thật sự đọc tôi, nhưng tôi có thể khẳng định, có nhiều người đọc nhưng không bày tỏ gì. Có thể họ không quan tâm, cũng có thể họ e sợ. Không thiếu những người bày tỏ thái độ của mình dù chỉ trong một bình luận nhưng vẫn bị an ninh làm khó dễ.
Đó cũng một trong những lý do khiến tôi cũng như nhiều người khác muốn chửi thề ngay trên không gian công cộng này. Có không ít người bảo, sống ở đất nước này mà không chửi thề thì chỉ có thể là thánh.
Chửi thề, nói bậy trên Facebook là một hiện tượng náo nhiệt, bất kể thể loại văn hóa. Biết cũng chửi, không biết cũng chửi. Chửi bất kể đúng sai. Đặc biệt khi người ta mạt sát nhau chỉ vì quan điểm khác biệt. Sự tục tĩu như say máu quân thù được phơi bày hết kích cỡ, chiều hướng.
Tuy nhiên, có điều tôi không hiểu, không lý giải được tại sao người ta lại hay dùng cái bộ phận đáng mê đắm nhất của phụ nữ để chửi rủa người khác? “Đồ mặt lồn” hay “vãi loz”. Cái lồn đáng giá đến 25 ngàn đô cho một giờ đụ cơ mà.
Chửi nhau tục tĩu hay chửi văn hoa, xét cho cùng cũng là một nhu cầu được khinh miệt người khác, đồng thời cũng là một nhu cầu thể hiện bản thân. Vì thế, Facebook tỏ ra hoàn hảo khi có những chức năng dưới một status cho phép like với những biểu cảm khác nhau, comment và share.
Sau một ngày mệt mỏi, tôi thích một dòng trạng thái như thế này của một Facebooker:
“Rao giảng đạo đức, cao thấp như bậc trí nhân để làm chi? Khi cái thật nhất của người là ăn, ị và làm tình thì giấu nhẹm đi. Xã hội ngày nay trên mạng đám mây bốn chấm này, ai rồi cũng muốn hóa thành thánh nhân.
Thật lạ kì khi trao nhau yêu thương tức nắm tay hôn nhau thì lên án phê phán. Đái đường khạc nhổ lạng lách tất cả các luật lệ thì là điều hiển nhiên trong xã hội Việt Nam này.
Có ai hông? Tới đây, nắm tay và hôn tôi đi…”
Tôi không thể không viết một comment với tấm lòng và đôi chân như thế kia: “có tui nè…”
Điều này có ảnh hưởng hay gây phiền phức gì cho cô ấy không? Và vấn đề bản quyền trên FB cần đặt ra như thế nào? Với tôi, trong trường hợp của câu chuyện này, tôi cũng đang thực hiện chức năng share của FB. Tôi cũng nghĩ comment thế nào là quyền của người đọc. Nếu bạn thích thì lưu. Không thích thì bạn xóa hoặc ngăn chặn vĩnh viễn. Tất cả đều cho phép. Đây là một cuộc chơi. Tự do và bình đẳng.