
Cuối năm Chó, lu bu nhiều chuyện, không có thì giờ viết bài cho dịp Tết, như vẫn làm hàng năm. Vào ngày cuối năm, trên Da Màu có tranh chó nghênh lợn của Michael Sowa, rất hay và hợp thời. BBT lại có sáng kiến mời bạn đọc đặt tên cho bức tranh. Nổi hứng, bèn đặt tên như sau:
Chó Cộng Hòa, heo cũng Cộng Hòa,
Chó nhảy bàn độc, heo leo giây điện,
Cả hai đều không nên.
Đặt tên xong, định gửi đi ngay, nhưng chợt nghĩ có vài điều cần làm rõ nghĩa, để khỏi phiền bạn đọc thắc mắc buổi đầu năm. Vậy, xin có mấy lời giải thích:
“Chó Cộng Hoà” ứng vào đương kim tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ông Trump thuộc đảng Cộng Hoà (biết rồi, khổ lắm, nói mãi!). Ngài tuổi Chó, Bính Tuất, 1946.
“Heo cũng Cộng Hoà” ứng vào cố Tổng Thống Ronald Reagan, tuồi Tân Hợi, 1911. Ông Reagan hồi trẻ theo đảng Dân Chủ, sau đổi sang theo Cộng Hoà. Tuy cùng là Tổng Thống Cộng Hoà, nhưng Chó Trump và Heo Reagan không giống nhau. Ngay cả những nhân vật thân cận thuộc đảng Cộng Hoà giúp ông Reagan như George Bush (cha) và James Baker III, cũng có tư cách khác hẳn với những nhân vật Cộng Hoà của ông Trump, như Mike Pence và Mitch McConnell.
“Chó nhẩy bàn độc”: Đối với quý vị coi Donald Trump như thần tượng, như vị cứu tinh dân tộc; không những dân tộc Mỹ, mà cả dân tộc Việt Nam; người viết tôn trọng quan điểm của quý vị, vì đó là quyền tự do của mỗi người. Riêng với nhiều người khác, ông Trump được bầu vào chức vị tổng thống giống như hiện tượng “chó nhảy bàn độc”. Đây là một hiện tượng bất ngờ và bất thường. Nhất là ông Trump cầm tinh con chó, bỗng nhiên làm chủ Bạch Ốc, một nơi được coi như đền thờ của nền dân chủ thế giới. Chó ngự bàn thờ, hay chó nhảy bàn độc, có lẽ ý nghĩa cũng giống nhau. Không thể quy lỗi cho chó, khi có hiện tượng chó nhảy bàn độc. Đây là lỗi của những người có bổn phận trông nhà.
“Heo leo giây điện”: Cho đến khi nhìn thấy bức tranh của Sowa, không riêng người viết mà có lẽ không ai khác đã nhìn thấy cảnh heo đứng chênh vênh trên hai đường giây điện song song. Các động vật khác như chim sẻ, én, quạ… đậu trên giây điện, hay sóc leo giây điện, là chuyện thường, ai cũng thấy. Tại sao chúng không chết? Đó là những con vật bé nhỏ, chỉ đậu hay leo trên một đường giây, không có phản ứng âm dương nổ ra trong cơ thể chúng, nên được an toàn. Trong tranh của Sowa, cả hai con heo đều đứng trên hai đường giây điện. Hai chân trước trên một đường, hai chân sau trên đường khác. Bất cứ người hay vật, đứng trên giây điện kiểu đó, nửa âm nửa dương, đều khó toàn mạng, trừ khi là heo bằng đất.
“Cả hai đều không nên”: Bàn độc hay bàn thờ là nơi trang nghiêm, nơi ngự của thần thánh tổ tiên, chỉ khi gia đình có chuyện bất thường, không có người đủ uy tín và trách nhiêm trông nom bàn thờ, giống như một thứ nhà vô chủ, chó mới có thể nhảy lên bàn độc. Cho nên, bàn độc không phải là nơi dành cho chó, dù là chó yêu, chó săn hay chó bảo vệ. Cũng như giây điện không phải là nơi thích hợp cho quý vị lãnh đạo Cộng Hoà đu đưa trên đó. Chống sợ Trump ghét, theo sợ dân khinh, đành cố bám cả hai nẻo âm dương. Vừa nguy hiểm, vừa làm trò cười cho thiên hạ.
Trừ khi, quý vị thực sự là loại người bằng đất.

Một cảnh siêu thực với tranh “thờ” chó, ngỗng và “đèn” lợn của Michael Sowa trong phim Amélie
bài đã đăng của Đinh Từ Thức
- Giáo Hoàng làm chuyện “tiếu lâm”? - 25.11.2020
- Tối Cao Pháp Viện và bầu cử 2020 - 15.11.2020
- Trump và Biden - 02.11.2020
- Mặt trận tư pháp - 27.10.2020
- RBG, người nhỏ bé vĩ đại (phần 2) - 05.10.2020
- RBG, người nhỏ bé vĩ đại (Phần 1) - 01.10.2020
- Bệnh anh hùng lan tới Mỹ - 06.07.2020
- Chữa bệnh mù – suy nghĩ thời Covid (phần 2) - 04.06.2020
- Chăn chiên và lãnh đạo – suy nghĩ thời Covid (1) - 20.05.2020
- Sinh mạng và quyền lợi - 30.04.2020
- Chuột và người - 24.01.2020
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (phần III) - 19.04.2019
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (Phần II) - 18.04.2019
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (Phần I) - 17.04.2019
- Nhà có phúc - 26.02.2019
- Đoán quẻ đầu năm - 05.02.2019
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 3) - 24.08.2018
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 2) - 23.08.2018
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 1) - 22.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (9) - 14.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (8) - 13.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (7) - 12.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (6) - 09.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (5) - 08.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (4) - 07.08.2018
- Cặp đôi giáo hoàng (kỳ 3) - 02.08.2018
- Cặp đôi Giáo hoàng (kỳ 2) - 01.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (kỳ 1) - 31.07.2018
- Từ Donald Trump đến Nobel Prize - 18.05.2018
- Chó và nguyên thủ quốc gia - 16.02.2018
- 1968-2018 ai thắng ai thua? - 02.02.2018
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần cuối) - 08.11.2017
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần 2) - 07.11.2017
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần 1) - 06.11.2017
- Vết tích: Triển lãm của Ngải Vị Vị ở Hirshhorn - 26.07.2017
- 42 năm, hai thế hệ, hai lối sống của người Việt lưu vong - 19.04.2017
- Những bài học gà - 26.01.2017
- Tự sướng trên lịch sử - 16.01.2017
- Vừa bầu vừa bực - 18.10.2016
- Nói chuyện cờ nhân 100 năm Ngày Cờ Mỹ - 14.06.2016
- Ba gánh xiếc to trên một quê hương nhỏ - 24.05.2016
- Mùa Phục Sinh, nói về: Giáo Hội chuyển mùa (phần II) - 30.03.2016
- Mùa Phục Sinh, nói về: Giáo Hội chuyển mùa (phần I) - 29.03.2016
- Bính Thân nói chuyện Mậu Thân ở Sài Gòn (phần II) - 09.02.2016
- Bính Thân nói chuyện Mậu Thân ở Sài Gòn (phần I) - 08.02.2016
- Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc Việt bị giết - 20.11.2015
- Đảng và đĩ - 16.11.2015
- Cây Búa, Con Người và Con Bò - 28.05.2015
- 30-4-75: ai giải phóng ai và ai thắng ai thua - 30.04.2015
- Ngày 04 tháng 04, 40 năm trước - 06.04.2015
- Từ trại giam đến trại Guam (III) - 27.02.2015
- Từ trại giam đến trại Guam (II) - 26.02.2015
- Từ Trại Giam Đến Trại Guam (I) - 25.02.2015
- Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên - 21.10.2014
- Phụ nữ trong chiến tranh Đông Dương - 28.07.2014
- Điện Biên Phủ, Tướng và quân - 07.05.2014
- Bỏ phiếu bằng mông - 26.02.2014
- Kỳ nhân gặp sát nhân (phần 2) - 12.11.2013
- Kỳ nhân gặp sát nhân (phần 1) - 11.11.2013
- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 2) - 04.11.2013
- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 1) - 01.11.2013
- Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào Bạch Ốc - 03.10.2013
- Món quà mật mã - 27.07.2013
- The Artist, Oscars và Cộng sản - 20.03.2012
- Năm Rồng Nói Chuyện Rồng Cái - 23.01.2012
- Bia đá, bia miệng - 16.01.2012
- Vua ở truồng, vua mặc quần, hai vua băng hà - 23.12.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (4) - 14.09.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 3) - 13.09.2011
- Obama giết Osama: mười năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 2) - 12.09.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 1) - 11.09.2011
- Hồi ức về bài thơ Con cóc - 24.05.2011
- Phán quyết mới nhất về tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ - 30.03.2011
- Từ Tân Mão đến Tân Mão - 02.02.2011
- Obama, Hồ và món nhân quyền tại Bạch Ốc - 25.01.2011
- WikiLeaks đáng khen hay đáng phạt - 07.01.2011
- Về bản dịch Tôi Không Có Kẻ Thù của Lưu Hiểu Ba - 03.01.2011
- Lucien Conein và biến cố 1-11-63 (phần 2) - 02.11.2010
- Lucien Conein và biến cố 1-11-63 (phần 1) - 01.11.2010
- Tiếng nói nghệ thuật: Trực Thăng ‘Made in Vietnam’ của Lê Quang Đỉnh - 13.09.2010
- Cọp Bốn Món - 12.02.2010
- Tại sao Việt Nam thiếu luật sư giỏi? - 14.12.2009
- Thú tội: Roma 1633, Hà Nội 2009 - 26.08.2009
- 20 năm Thiên An bất an - 04.06.2009
- Viết và lách - 05.05.2009
- Cái đồng hồ của Lincoln và quan tài Trịnh công sơn - 14.04.2009
- Tiếng nói của nghệ thuật, tiếng nói của hành động - 24.02.2009
- On visiting, on returning: reading Beyond the sea - 14.02.2009
- Chuyện Đi, Về – Đọc Nếu Đi Hết Biển - 13.02.2009
- 60 năm Hoàn vũ nhân quyền - 10.12.2008
- 22 tháng 11 - 21.11.2008
- thông điệp obama - 11.11.2008