Ảnh Julien Mignot trong The New York Times
Một bức tranh sơn dầu thế kỷ thứ 17 được tìm thấy giấu sau bức tường tại một căn phòng trên lầu hai của một toà nhà trên đường Marignan ở Paris trong lúc nơi này đang được chỉnh trang để thiết lập một phòng trưng bầy cho hãng chuyên về thời trang dạ hội Oscar de la Renta.(*)
Bức tranh sơn dầu lớn chiếm cả chiều cao và dài của bức tường ngăn giữa hai phòng, mầu đã xỉn tối với thời gian.
Việc chỉnh trang căn phòng phải ngưng lại từ mùa hè năm ngoái khi bức tranh được khám phá ra để các chuyên viên bảo tàng và nghệ thuật thẩm định lịch sử và nội dung của bức tranh và làm sao mà nó lại nằm phía sau một bức từờng trong một căn chung cư như vậy.
"Đôi khi khi tân trang các lâu đài [cổ] người ta tìm thấy cái gì đó như một cái lò sưởi ẩn dấu, hay như tại Ý, một bức tranh tường (fresco)," kiến trúc sư Nathalie Ryan của hãng thời trang, người đầu tiên thấy bức tranh, nói. "Nhưng [một bức tranh như vầy] trong một căn chung cư? Một cửa tiệm ư? … Ai cũng phát hoảng. Giống như tìm thấy một xác ướp vậy. Tôi vội tắt máy điện thoại và nhìn trân trối [bức tranh]."
Căn cứ vào y phục trung cổ của các nhân vật trong tranh và kiến trúc thành Jerusalem ở hậu cảnh, các chuyên viên tranh cổ truy ra nội dung của tranh dựa vào một bản in lại bức tranh đó trong cuốn “Odyssey of an Ambassador: The Travels of the Marquis de Nointel, 1670-1680” do Albert Vandal soạn, xuất bản vào năm 1900.
Tài liệu này cho thấy bức tranh do hoạ sĩ Arnould de Vuez thời Vua Louis 14 vẽ vào năm 1674, mô tả cuộc chu du của Hầu tước de Nointel Charles-Marie-Francois Olier, đại sứ của nhà vua tại triều đình Đế quốc Ottoman, một đế quốc rộng nhất và tồn tại lâu nhất, từ thế kỷ thứ 14 tới mãi đầu thế kỷ thứ 20.
Bức tranh sơn dầu thuộc thế kỷ 17 được tìm thấy dấu sau một bức tường vào mùa hè vừa qua tại căn chung cư ở Paris. Công trình trùng tu bức tranh (hiện vẫn được lưu giữ tại căn chung cư nơi nó được cất dấu) dự trù được hoàn tất vào tháng Năm tới. Phải, chuyên viên trùng tu Benoît Janson. (Ảnh Julien Mignot cho The New York Times)
Làm sao bức tranh cổ đó lại nằm khuất bấy lâu nay đằng sau một bức tường trong một căn chung cư ở Paris?
Một trong những giả thuyết cho rằng có thể là trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng Paris vào thời Đệ nhị Thế chiến, bức tranh được dấu trong tường để tránh không bị tịch thu như hàng triệu tác phẩm nghệ thuật khác đã bị quân Đức tịch thu đem dấu đặng sau này trưng trong Viện Bảo Tàng tương lai của Hitler.(**)
Chú thích:
(*) Bài viết này dựa vào bài báo của Vanessa Friedman trên nhật bào The New York Time, "The Treasure Behind the Wall – Something in the new Oscar de la Renta boutique in Paris was not what it seemed," https://www.nytimes.com/2019/01/21/fashion/the-treasure-behind-the-wall.html
(**) Trùng Dương, “‘The Monuments Men’: Chuyện những chiến sĩ bảo tồn di sản văn hoá, nghệ thuật của Âu Châu trong Đệ nhị Thế chiến, https://www.diendantheky.net/2014/03/trung-duong-monuments-men-chuyen-nhung.html
bài đã đăng của Trùng Dương
- Cầu Vừa Đủ Xài - 08.02.2021
- Janet Yellen: Nữ bộ trưởng tài chánh Mỹ đầu tiên và trọng trách lèo lái Hoa Kỳ ra khỏi cơn khủng hoảng kinh tế hiện tại - 01.02.2021
- Thư gửi bạn - 13.01.2021
- Phụ Nữ Viết Văn Thời Cộng Hòa - 01.01.2021
- Vatican: Bộ Trưng bày Cảnh Chúa Giáng Sinh gặp nhiều phản ứng - 22.12.2020
- Hoàng Hải Thủy ‘Trăm Năm Hiu Quạnh’–bản mới - 11.12.2020
- Sự thật đằng sau việc tháo gỡ các tượng đài - 13.07.2020
- Thăm con cháu trong mùa đại dịch - 24.06.2020
- Hai hiện tượng văn học Mỹ, một bối cảnh kỳ thị chủng tộc - 15.06.2020
- Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến: Việt Nam Cộng Hòa, 1955-1975 - 30.04.2020
- Rủ bạn đi thăm rừng, nghe cây tâm sự, tạm quên đại dịch - 11.04.2020
- Cuộc khải hoàn của các nữ họa sư cổ điển - 17.01.2020
- Lại chuyện chiếc điện thoại thông minh - 31.12.2019
- Phim ‘Hai vị Giáo hoàng’: thông điệp cho thời đại phân hóa - 25.12.2019
- Từ ‘Rừng’ Cao Ốc... tới ‘Cường Quốc’ Dân Oan - 19.09.2019
- Chuyện cô Greta đi Nữu Ước và phong trào ‘Thứ Sáu cho Tương lai’ - 13.09.2019
- Từ chiếc điện thoại thông minh... - 23.08.2019
- Di sản quê hương - 07.05.2019
- Đi xem hoa dại ở California Poppy Reserve - 08.04.2019
- Poor Yella Rednecks- Kịch về đời sống người tỵ nạn gốc Việt trên sân khấu South Coast, Costa Mesa - 01.04.2019
- Từ khúc sông xi-măng ở Santa Ana - 07.03.2019
- Cuộc thi ảnh Vườn Rau Lộc Hưng: Lưu giữ bằng chứng về sự tàn ác của nhà cầm quyền cộng sản - 14.02.2019
- Kho tàng đằng sau bức tường trong căn chung cư ở Paris - 04.02.2019
- Sách điện tử và công trình vãn hồi, phổ biến sách báo xuất bản tại Miền Nam trước 1975 - 21.01.2019
- Một góc Hà Nội - 14.11.2018
- Việt Film Fest 2018 phản ảnh đời sống đa dạng của người Việt khắp nơi - 05.11.2018
- Về bức hình ‘đốt sách 75’; Cách tìm nguồn hình - 03.09.2017
- Từ Đền Sách Cấm Parthenon ở Đức, Buenos Aires tới Chiến Dịch Cộng Sản Đốt Sách Miền Nam 1975 - 01.08.2017
- ‘Thiếp trong khung cửa …’ - 13.05.2017
- Mộ phần thuyền nhân: Chứng tích lịch sử không thể xóa bỏ - 24.04.2017
- Thoả hiệp Paris về khí hậu thay đổi - 02.02.2017
- Thông điệp Standing Rock - 19.12.2016
- Vai trò của báo chí trong những ngày tới - 06.12.2016
- Gánh hát ‘Hamilton’ và ông Phó-đắc Pence - 28.11.2016
- UC Berkeley Nhìn Lại 20 Năm VNCH Xây Dựng Quốc Gia Trong Thời Chiến- Kỳ 2/2 - 10.11.2016
- UC Berkeley Nhìn Lại 20 Năm VNCH Xây Dựng Quốc Gia Trong Thời Chiến- Kỳ 1/2 - 09.11.2016
- Từ Làng Đông Yên: Thăm lại 'Người đàn bà trong cồn cát' - 02.08.2016
- 'The Sympathizer': Trận hoả mù và tuổi trẻ Việt Nam - 02.05.2016
- Trở lại mái nhà xưa - 01.02.2016
- 'VietnAmerica': Cuốn phim bao gồm 40 năm lịch sử người Việt tị nạn tại Mỹ từ 'chân ướt chân ráo' tới các thành tựu - 25.05.2015
- Vài nhận xét về Đại hội Điện ảnh Việt Film Fest 2015 - 04.05.2015
- Cuộc chơi đã kết thúc - 27.04.2015
- Một cuốn sách chưa xuất bản nhưng đã gây sóng gió trên văn đàn Mỹ: Dư luận: Tác giả Harper Lee, 88 tuổi, bị luật sư ‘khai thác’ - 23.03.2015
- 10 Ngày Trong Vùng Bốn Góc – Four Corners Area - 02.02.2015
- 60 năm nhìn lại cuộc di cư 1954 Vĩnh Biệt Hải Phòng - 26.01.2015
- Chuyện trò với tác giả ‘Thầy Giáo Làng’: Nguyễn Trọng Hiền - 23.01.2015
- Gabriel Garcia Marquéz ‘Vĩ nhân không bao giờ chết cả’ - 16.05.2014
- Một ngọn nến cho Trâm - 30.04.2014
- Từ Hollywood tới đồi Weimar & ngược lại… Giới thẩm mỹ vinh danh nữ tài tử Tippi Hedren, ‘Mẹ đỡ đầu’ của ngành ‘nail’ Việt - 29.01.2014
- 27 năm sau vụ lò nguyên tử Ukraine nổ kinh hoàng làm rúng động thế giới- Một cộng đồng các cụ bà vẫn sống vui vẻ trong cấm địa Chernobyl - 01.01.2014
- Trên ngọn Everest: xưa và nay - 11.12.2013
- Đại học Chân đất: nơi các bà mẹ quê thành kỹ sư - 26.11.2013
- 20 nữ nghị sĩ: động lực giúp chính quyền Mỹ mở cửa lại - 21.11.2013
- Venice 2012: ‘Trời hành cơn lụt mỗi năm’… - 08.11.2013
- Viếng pho tượng ‘Veiled Christ’ ở Napoli - 16.09.2013
- Visits to former refugee camp of Galang, boat people’s graves in Indonesia - 12.09.2013
- Thăm Công viên Vigeland ở Oslo, Na Uy 221 tác phẩm điêu khắc ngợi ca hành trình nhân sinh - 20.08.2013
- Các Con Tôi Đã Về - 15.07.2013
- Đi thăm trại tị nạn cũ ở Galang và mồ mả thuyền nhân ở đảo Kuku, Air Raya - 12.09.2012
- Đọc sách trong nước về lịch sử báo chí Miền Nam 1865-1995 - 05.07.2010
- câu chuyện văn học miền Nam: tìm ở đâu? - 16.02.2010
- Trông vời quê mẹ... - 01.02.2010
- Đi thăm ngôi nhà của Hemingway ở Key West, Florida - 04.01.2010
- Newseum: Triển lãm một mảnh tường Bá Linh, vọng gác ‘Tử thần’; Vai trò của báo chí và truyền thông dẫn tới biến cố ‘địa chấn’ này - 16.11.2009
- Kiểm kê di sản văn hoá nghệ phẩm của các nhà thờ - 16.10.2009
- Đọc ‘Audition,’ hồi ký của Barbara Walters - 15.04.2009
- Đi thăm Taos và ‘Vòng Tròn Mê Hoặc’ ở New Mexico - 01.04.2009