Đức Giáo hoàng Sixtus IV với bốn người cháu. Giuliano della Rovere, người thứ ba (từ trái), sau này trở thành Giáo hoàng Julius II
Facisca:
– Chúa dậy chúng ta không được phán xét người khác. Lên án người khác là ma quỷ, phải chăng chúng ta trái lời Chúa?
Benix:
– Chúng ta không phán xét, không lên án ai. Chúng ta có bổn phận tiêu diệt ma quỷ. Giống như cảnh sát, hễ thấy quân gian là bắn hạ, không cần đợi lên án hay xét xử.
Cả hai đều có vẻ mệt, nói truyện uể oải, có khi nghe tiếng ngáp, đôi khi cả tiếng rắm, hoặc im lặng trong chốc lát.
Rồi Facisca ngồi dậy, nói phải vào phòng tắm, đoạn bước xuống sàn nhà, đi về phía cửa phòng tắm gần góc trái. Chừng một phút sau, trở lại, lên giường, nằm vào chỗ cũ.
Vừa lúc Facisca nằm xuống, Benix ngồi nhỏm dậy, nói: “Thấy Ngài đi phòng tắm, tôi bỗng nhiên cũng cảm thấy cần phải đi”. Rồi đi vào phòng tắm. Khoảng một phút sau, trở về chỗ cũ.
Benix (quay sang phía Facisca, hỏi):
– Sau khi xong việc, sao Ngài không hạ bàn ngồi xuống?
Facisca:
– Tuy Ngài đang đóng vai vợ tôi, nhưng Ngài là đàn ông. Tại sao tôi phải hạ bàn cầu xuống, khi xong việc?
Benix:
– Chúa cho chúng ta dụng cụ để làm hai việc, truyền giống và bài tiết. Chúng ta chỉ dùng nó vào một việc. Tôi không thể nói chắc điều này có đúng ý Chúa hay không. Theo lẽ tự nhiên, cái gì không dùng tới, lâu ngày sẽ bị hư hao. Cứ cho là chỉ còn lại một nửa. Rồi với tuổi già, thể tích lại bị hao hụt thêm nữa, so với bình thường. Bởi thế, không biết về phần Ngài ra sao, có lẽ đỡ hơn, vì Ngài trẻ hơn. Còn tôi, tuy là phái nam, bây giờ cũng phải ngồi khi hành xử, như phụ nữ. Thử hỏi, Ngài có thể bắt Angela đứng mà làm việc đó, được không?
Facisca:
– Tại sao Ngài nói tới Angela, thay vì đan cử Mẹ Teresa? Phải chăng những người cùng nòi giống với Ngài, đáng nhắc tới hơn là một bậc thánh?
Benix:
– Ai chả hãnh diện về nòi giống của mình.
Facisca:
– Tôi biết! Nòi giống của Ngài còn có cả những người nổi tiếng như Hitler, và Luther.
Benix ngồi bật dậy, quay sang Facisca
Benix:
– Chúc Ngài ngủ ngon! Tôi phải ra nằm ở cái ghế nghỉ ngơi kia, hy vọng mới nhắm mắt được.
Facisca bị bất ngờ, không kịp có phản ứng gì. Benix nói xong, tiến ra nằm trên ghế fainting couch, mặc Facisca nằm một mình. Đèn mờ dần, rồi tắt hẳn.
Hạ màn.
*
MÀN BA
Cảnh một
________________________________________________________________
Benix, Facisca, Linh Mục Thư Ký
Thời gian và không gian: Sáng hôm sau, cùng căn phòng Benix và Facisca gặp nhau hôm trước.
Mở màn
Cả Benix và Facisca đều mặc y phục trắng như hôm trước, hai người đang ngồi uống cà phê và nói truyện tại bàn giữa phòng.
Benix (xem đồng hồ đeo tay):
– Chúng ta đã gần hết 24 giờ sống chung thử nghiệm. Ngài có được những nhận định gì?
Facisca:
– Chúng ta đã không thể ăn chung, không thể ngủ chung. Đời sống vợ chồng là như thế sao?
Benix:
– Như thế là chúng ta thất bại?
Facisca:
– Không hẳn như thế. Có khi thất bại là mẹ thành công. Nhờ những trục trặc từ hôm qua, chúng ta có cơ hội hiểu được một phần những khác biệt, những khó khăn trong đời sống gia đình, mà từ trước, chúng ta không biết rõ.
Ngoài việc tất cả số phận chúng ta đều do Chúa định, cả Ngài và tôi, chúng ta đều được Chúa chọn đứng đầu Giáo Hội, đảm nhiệm một trách vụ giống nhau, nhưng chúng ta có nhiều khác biệt. Chỉ sống với nhau một ngày, thật ra chưa đủ một ngày, đã cảm thấy có những khác biệt khó hoà hợp, khó vượt qua. Chúng ta, được Chúa chọn, mà còn như thế. Vợ chồng, do người ta tự chọn lẫn nhau, làm sao tránh được sai lầm?
Có tiếng gõ cửa. Linh Mục Thư Ký mở cửa bước vào, tay cầm tờ lịch làm việc trong ngày, tiến tới trước mặt hai Giáo Hoàng, cúi đầu kính cẩn.
LM Thư Ký:
– Kính thưa các Đức Thánh Cha, theo lịch trình, hồi 10 giờ sáng nay có Lễ Phong Thánh cho các Chân Phước Tử Đạo Nam Mỹ. Đã có loan tin từ trước, cả hai Đức Thánh Cha cùng tham dự. Con sẽ trở lại thông báo 15 phút trước giờ khai mạc, để các Ngài đủ thì giờ mặc lễ phục.
LM Thư Ký cúi đầu chào, rồi đi ra.
Benix và Facisca tiếp tục câu truyện.
Benix:
– Nói tới phong thánh, tôi nhớ một chuyện khi còn tại chức. Bây giờ thì chuyện đó thuộc thẩm quyền của Ngài, tuỳ Ngài quyết định.
Facisca:
– Thưa Ngài, đó là chuyện gì?
Benix:
– Có một nước kia ở Đông Nam Á. Lãnh tụ rất nổi tiếng của họ qua đời đã gần nửa thế kỷ. Tượng ảnh của vị này đã được đặt khắp nơi, từ công sở tới tư gia, cả ở nước ngoài, và nơi thờ phượng, như Chùa Phật Giáo. Bây giờ, họ chỉ mong, nếu tượng của vị này được đặt trong Nhà Thờ Công Giáo, tốn phí bao nhiêu, họ cũng chịu.
Facisca:
– Họ có nói rõ, bao nhiêu là bao nhiêu không?
Benix:
– Có. Họ bảo có thể bỏ ra khoảng một tỉ đô la, hay hơn nữa nếu cần, để xây một Thánh Đường nguy nga tráng lệ, ngôn ngữ của họ là “hoành tráng”, nếu nguyện vọng của họ được thoả mãn.
Facisca:
– Họ lấy tiền ở đâu ra?
Benix:
– Chắc là đi vay nước ngoài, rồi dân sẽ trả.
Facisca:
– Nước họ có bao nhiêu dân, và bao nhiêu giáo dân?
Benix:
– Dân số của họ đông vào khoảng gần một trăm triệu người, với cỡ 10% giáo dân, nghĩa là độ gần mười triệu người.
Facisca:
– Với số giáo dân ít như thế, xây thánh đường lớn như vậy; đổ đồng mỗi đầu người phải chịu chi phí hơn một trăm đô la, để làm gì?
Benix:
– Chúng ta gốc châu Âu, khó mà hiểu được tâm trạng của những người ở Á và Phi châu. Như Ngài biết đấy, mới năm 1990, nghĩa là chỉ vài thập niên trước đây, tại nước Ivory Coast ở Tây Phi, Tổng Thống của nước này là Félix Houphouët-Boigny, sau năm năm xây cất, đã khánh thành một Vương Cung Thánh Đường, mà theo Guiness World Records, lớn nhất thế giới, với kích thước lớn hơn cả Đền Thánh Phê Rô của chúng ta ở đây, gọi là Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Hoà Bình (Basilica of Our Lady of Peace), tại Thủ Đô Yamoussoukro. Vị tiền nhiệm của chúng ta là Thánh Giáo Hoàng Gio An Phao Lồ Đệ Nhị đã chủ toạ lễ khánh thành này, và chấp nhận Thánh Đường này như một món quà tặng Vatican.
Facisca:
– Tôi có nhớ vụ này. Thật khó hiểu. Tổng số giáo dân của họ chỉ chừng bảy tám triệu, chiếm khoảng một phần ba dân số, và chi phí cho Thánh Đường hồi ấy khoảng nửa tỷ đô la. Sau khi khánh thành, thường mỗi dịp lễ, chỉ có khoảng mấy trăm người tham dự, trong một nhà thờ có thể chứa vài chục ngàn người. Cái nước Ngài nói tới ở Đông Nam Á này, họ có liên hệ gì tới Ivory Coast ở Tây Phi?
Benix:
– Họ giống nhau ở một điểm, cùng là cựu thuộc địa của Pháp.
Facisca:
– Cố lãnh tụ của họ có chống cộng kịch liệt như Cố Tổng Thống Félix Houphouët-Boigny không?
Benix:
– Không! Trái lại, ông ta là một người tích cục theo cộng sản từ đầu. Và nước của ông ta, là một trong mấy nước cộng sản còn sót lại trên thế giới ngày nay.
Facisca:
– Thưa Ngài, tôi không thể hiểu, tại sao một đảng Cộng Sản đương quyền, xây dựng trên lý thuyết vô thần, lại muốn xây cất một Đại Thánh Đường, để đưa tượng cố lãnh tụ của họ vào đó thờ?
Benix:
– Chắc Ngài chưa quên. Kẻ đã thiết lập chế độ Cộng Sản tại Nga, tạo khuôn mẫu cho các chế độ cộng sản khác, là Stalin, từng là người, vào cuối thế kỷ 19, trải qua năm năm trong một chủng viện Thiên Chúa Giáo. Ông ta đã học hỏi và bắt chước rất nhiều cách tổ chức của giáo hội ta, như tập quyền từ thượng tầng, tuyệt đối vâng lời; kẻ làm lỗi phải chịu kiểm điểm, giống như cách xưng tội …
Facisca:
– Nhưng khó hiểu là họ chủ trương diệt tôn giáo, tại sao lại chạy theo tôn giáo?
Benix:
– Vâng! Có vẻ khó hiểu thật, nhưng không phải là chuyện chưa từng sẩy ra trong lịch sử.
Facisca:
– Sẩy ra bao giờ, thưa Ngài?
Benix:
– Chắc Ngài còn nhớ, cho đến cuối thế kỷ thứ ba, Đế Quốc La Mã bách hại tôn giáo của chúng ta vô cùng tàn bạo, hơn cả Cộng Sản ngày nay.
Facisca:
– Tất nhiên là tôi nhớ rõ. Nhưng chuyện này ăn nhằm gì tới câu truyện của Ngài bây giờ.
Benix:
– Có ăn nhằm chứ! Ngài vừa hỏi tôi tại sao một Đảng Cộng Sản đương quyền muốn đưa tượng Cố Lãnh Tụ của họ vào nhà thờ.
Facisca:
– Tôi vẫn chưa hiểu được ý của Ngài.
Benix:
– Để hiểu rõ, chúng ta có thể tự hỏi: Tại sao Đế Quốc La Mã bách hại Công Giáo, mà Đại Hoàng Đế Constantine của La Mã lại theo đạo Công Giáo?
Câu truyện đang sôi nổi, có tiếng gõ cửa. Linh Mục Thư Ký tiến vào.
LM Thư Ký:
– Mười lăm phút nữa tới giờ khai mạc Lễ Phong Thánh, kính mời các Đức Thánh Cha thay lễ phục.
LM Thư Ký đi ra. Cả hai Giáo Hoàng đứng dậy, bắt đầu sửa soạn. Benix nhìn xuống giầy Facisca.
Benix:
– Lát nữa, Ngài cũng đi giầy đỏ giống tôi chứ?
Facisca:
– Thưa không, tôi làm gì có giầy đỏ!
Benix:
– Sao Ngài không có? Đó là giầy truyền thống, “Giầy ngư phủ” (Fisherman shoes), các vị tiền nhiệm của chúng ta đã dùng cả ngàn năm rồi mà.
Facisca:
– Thưa Ngài, Ngư Phủ Tông Đồ đầu tiên của Chúa là Thánh Phê Rô, nếu tôi không lầm, làm gì có giầy Prada đỏ.
Benix (có vẻ hơi bực mình):
– Tôi đi giầy Prada hồi nào? Đó là “fake news” của bọn truyền thông để chỉ trích tôi. Chúng còn tặng tôi giải nhất về Thời Trang (Fashion of The Year), để chế nhạo tôi. Dù Giáo Hoàng đầu tiên không đi giầy đỏ, nhưng các Giáo Hoàng kế nhiệm thời Trung Cổ đã chọn nó như một thành phần của phẩm phục Giáo Hoàng, nó đã thành truyền thống, thì chúng ta phải theo. Cũng như, khi Chúa tạo ra loài người, đâu có quần áo. Mãi về sau, loài người mới chế ra quần áo, rồi mọi người tiếp tục mặc. Bây giờ, người ta có chấp nhận cho Ngài khoả thân như thời Chúa tạo ra loài người không?
Facisca:
– Thì Ngài cứ đi giầy đỏ, tôi đi giầy đen, có được không?
Benix:
– Không thể được! Bọn truyền thông sẽ quay phim, chụp hình; thay vì loan tin về Lễ Phong Thánh, họ sẽ chỉ thảo luận, bàn tán ồn ào về sự khác biệt giữa giầy đen cũ kỹ của Ngài, và giầy đỏ bóng loáng của tôi, rồi so sánh về đức tính giản dị của Ngài, và thói làm dáng của tôi. Có người sẽ còn đi xa hơn, bình luận về tình trạng chia rẽ trong Giáo Hội, tiêu biểu là sự khác biệt giữa Ngài và tôi.
Có tiếng gõ cửa, Linh Mục Thư Ký vào, với vẻ mặt lo âu
LM Thư Ký:
– Kính Thưa các Đức Thánh Cha, chỉ còn năm phút nữa tới giờ khai mạc.
Hai Giáo Hoàng nhìn nhau, lưỡng lự một lát
Facisca (nói với LM Thư Ký):
– Cha ra loan báo: Hoãn Lễ Phong Thánh tới một dịp khác. Toà Thánh sẽ thông báo sau.
LM Thư Ký tỏ vẻ bối rối, ngần ngại một chút, rồi lủi thủi đi ra. Hai Giáo Hoàng lại ngồi vào vị trí cũ của mình, tiếp tục câu chuyện.
bài đã đăng của Đinh Từ Thức
- Giáo Hoàng làm chuyện “tiếu lâm”? - 25.11.2020
- Tối Cao Pháp Viện và bầu cử 2020 - 15.11.2020
- Trump và Biden - 02.11.2020
- Mặt trận tư pháp - 27.10.2020
- RBG, người nhỏ bé vĩ đại (phần 2) - 05.10.2020
- RBG, người nhỏ bé vĩ đại (Phần 1) - 01.10.2020
- Bệnh anh hùng lan tới Mỹ - 06.07.2020
- Chữa bệnh mù – suy nghĩ thời Covid (phần 2) - 04.06.2020
- Chăn chiên và lãnh đạo – suy nghĩ thời Covid (1) - 20.05.2020
- Sinh mạng và quyền lợi - 30.04.2020
- Chuột và người - 24.01.2020
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (phần III) - 19.04.2019
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (Phần II) - 18.04.2019
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (Phần I) - 17.04.2019
- Nhà có phúc - 26.02.2019
- Đoán quẻ đầu năm - 05.02.2019
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 3) - 24.08.2018
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 2) - 23.08.2018
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 1) - 22.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (9) - 14.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (8) - 13.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (7) - 12.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (6) - 09.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (5) - 08.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (4) - 07.08.2018
- Cặp đôi giáo hoàng (kỳ 3) - 02.08.2018
- Cặp đôi Giáo hoàng (kỳ 2) - 01.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (kỳ 1) - 31.07.2018
- Từ Donald Trump đến Nobel Prize - 18.05.2018
- Chó và nguyên thủ quốc gia - 16.02.2018
- 1968-2018 ai thắng ai thua? - 02.02.2018
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần cuối) - 08.11.2017
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần 2) - 07.11.2017
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần 1) - 06.11.2017
- Vết tích: Triển lãm của Ngải Vị Vị ở Hirshhorn - 26.07.2017
- 42 năm, hai thế hệ, hai lối sống của người Việt lưu vong - 19.04.2017
- Những bài học gà - 26.01.2017
- Tự sướng trên lịch sử - 16.01.2017
- Vừa bầu vừa bực - 18.10.2016
- Nói chuyện cờ nhân 100 năm Ngày Cờ Mỹ - 14.06.2016
- Ba gánh xiếc to trên một quê hương nhỏ - 24.05.2016
- Mùa Phục Sinh, nói về: Giáo Hội chuyển mùa (phần II) - 30.03.2016
- Mùa Phục Sinh, nói về: Giáo Hội chuyển mùa (phần I) - 29.03.2016
- Bính Thân nói chuyện Mậu Thân ở Sài Gòn (phần II) - 09.02.2016
- Bính Thân nói chuyện Mậu Thân ở Sài Gòn (phần I) - 08.02.2016
- Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc Việt bị giết - 20.11.2015
- Đảng và đĩ - 16.11.2015
- Cây Búa, Con Người và Con Bò - 28.05.2015
- 30-4-75: ai giải phóng ai và ai thắng ai thua - 30.04.2015
- Ngày 04 tháng 04, 40 năm trước - 06.04.2015
- Từ trại giam đến trại Guam (III) - 27.02.2015
- Từ trại giam đến trại Guam (II) - 26.02.2015
- Từ Trại Giam Đến Trại Guam (I) - 25.02.2015
- Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên - 21.10.2014
- Phụ nữ trong chiến tranh Đông Dương - 28.07.2014
- Điện Biên Phủ, Tướng và quân - 07.05.2014
- Bỏ phiếu bằng mông - 26.02.2014
- Kỳ nhân gặp sát nhân (phần 2) - 12.11.2013
- Kỳ nhân gặp sát nhân (phần 1) - 11.11.2013
- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 2) - 04.11.2013
- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 1) - 01.11.2013
- Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào Bạch Ốc - 03.10.2013
- Món quà mật mã - 27.07.2013
- The Artist, Oscars và Cộng sản - 20.03.2012
- Năm Rồng Nói Chuyện Rồng Cái - 23.01.2012
- Bia đá, bia miệng - 16.01.2012
- Vua ở truồng, vua mặc quần, hai vua băng hà - 23.12.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (4) - 14.09.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 3) - 13.09.2011
- Obama giết Osama: mười năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 2) - 12.09.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 1) - 11.09.2011
- Hồi ức về bài thơ Con cóc - 24.05.2011
- Phán quyết mới nhất về tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ - 30.03.2011
- Từ Tân Mão đến Tân Mão - 02.02.2011
- Obama, Hồ và món nhân quyền tại Bạch Ốc - 25.01.2011
- WikiLeaks đáng khen hay đáng phạt - 07.01.2011
- Về bản dịch Tôi Không Có Kẻ Thù của Lưu Hiểu Ba - 03.01.2011
- Lucien Conein và biến cố 1-11-63 (phần 2) - 02.11.2010
- Lucien Conein và biến cố 1-11-63 (phần 1) - 01.11.2010
- Tiếng nói nghệ thuật: Trực Thăng ‘Made in Vietnam’ của Lê Quang Đỉnh - 13.09.2010
- Cọp Bốn Món - 12.02.2010
- Tại sao Việt Nam thiếu luật sư giỏi? - 14.12.2009
- Thú tội: Roma 1633, Hà Nội 2009 - 26.08.2009
- 20 năm Thiên An bất an - 04.06.2009
- Viết và lách - 05.05.2009
- Cái đồng hồ của Lincoln và quan tài Trịnh công sơn - 14.04.2009
- Tiếng nói của nghệ thuật, tiếng nói của hành động - 24.02.2009
- On visiting, on returning: reading Beyond the sea - 14.02.2009
- Chuyện Đi, Về – Đọc Nếu Đi Hết Biển - 13.02.2009
- 60 năm Hoàn vũ nhân quyền - 10.12.2008
- 22 tháng 11 - 21.11.2008
- thông điệp obama - 11.11.2008