Trong Chương nầy Darwin thảo luận về sự lai giống giữa hai chủng loại, tức là về những con vật mà cha mẹ chúng thuộc hai chủng loại khác nhau. Những con vật nầy thường đều tuyệt sản, nghĩa là không thể tiếp tục sinh sản để tiếp nối giòng dõi nữa. Đây là một vấn đề khó khăn cho lý thuyết tiến hóa của ông.
Darwin giải thích những con vật lai giống nầy tuyệt sản vì các bộ phận liên quan đến sinh dục và sinh sản trong cơ thể chúng đã bị xáo trộn do đó không thể hoạt động đàng hoàng được nữa. Những con vật mà cha mẹ chúng thuần túy thuộc vào cùng một chủng loại sẽ có các bộ phận liên quan đến sinh dục và sinh sản thiết kế và tạo thành thích ứng với chủng loại của chúng. Hai chủng loại khác nhau có các bộ phận sinh dục và sinh sản với cấu trúc khác nhau. Do đó nếu hai sinh vật thuộc hai chủng loại khác nhau nếu có giao hợp được đi nữa thì con của chúng sẽ có các bộ phận sinh dục và sinh sản lẫn lộn và không còn thích ứng để làm việc được hữu hiệu. Nếu thế hệ lai giống đầu tiên có thể sinh sản được (rất hiếm) thì thế hệ lai giống thứ hai cũng sẽ tuyệt sản.
Nhiều nhà sinh vật học cùng thời với Darwin cho rằng khả năng sinh sản của một sinh vật cho thấy cha mẹ của nó có thuộc cùng chung một chủng loại hay không: nếu sinh vật nầy sinh sản được bình thường thì cha mẹ nó thuộc cùng chung một chủng loại, nếu sinh vật nầy tuyệt sản thì cha mẹ nó thuộc về hai chủng loại khác nhau. Darwin không đồng ý với quan điểm nầy. Ông dùng việc thảo luận về sự tuyệt sản của các con vật lai giống ở đây với ý định cho thấy quan điểm nầy sai lầm.
Thí dụ như trong trường hợp các nhà sinh vật học cho hai sinh vật thuộc hai chủng loại giao hợp nhau để sinh ra một số con lai giống, rồi họ cố cho các con lai giống nầy giao hợp với nhau nữa thì chúng có vẻ như đều tuyệt sản. Darwin giải thích sự tuyệt sản nầy rất có thể là kết quả của sự giao hợp giữa các sinh vật cùng chung cha mẹ chớ không phải là vì cha mẹ chúng thuộc vào hai chủng loại khác nhau. Darwin cũng đưa ra một số thí dụ trong thực vật khi hai chủng loại khác nhau có thể thụ phấn thành công và ra quả trái sum suê hơn khi cùng chủng loại của chúng thụ phấn với nhau. Darwin cũng cho thấy có vài loại thực vật mặc dù được xem là cùng chung chủng loại nhưng khi cho thụ phấn sẽ không bao giờ ra được trái cả.
Darwin cho rằng lý do của sự tuyệt sản của một sinh vật thường rất khó xác định được. Ông cho rằng nếu các nhà sinh vật học khăng khăng dùng sự tuyệt sản của một sinh vật để quyết định cha mẹ của nó có cùng chủng loại hay không, mặc dù không hiểu rõ lý do thật sự về sự tuyệt sản nầy, thì có thể đi đến những nhận định sai lầm.
Vấn đề lớn nhất trong việc dùng khả năng sinh sản để xác định chủng loại là sự thiếu hiểu biết chi tiết về các bộ phận sinh sản của nhiều chủng loại. Darwin nói về một cái nhìn sai lầm rất phổ thông đó là quan điểm cho rằng hai sinh vật có cấu trúc cơ thể tương tự nhau sẽ có thể sinh ra con cái cũng có khả năng sinh sản như cha mẹ chúng. Darwin nói rằng có vô số thí dụ cho thấy hai sinh vật mặc dù có cấu trúc cơ thể rất tương tự vẫn sinh ra con cái tuyệt sản, chẳng hạn như khi con ngựa đực và con la cái giao hợp nhau. Darwin giải thích rằng khả năng sinh sản thành công trong thế hệ con cái chỉ xảy ra khi cha mẹ chúng mang các bộ phận liên quan đến sinh dục và sinh sản tương ứng và tương tự nhau (chớ không phải khi cha mẹ chúng có hình dáng cơ thể tương tự nhau). Và Darwin cũng cho rằng khoa sinh vật học trong thời ông không biết đủ về các bộ phận sinh dục và sinh sản của đa số chủng loại để có thể tiên đoán chính xác chủng loại nào có thể giao hợp với nhau để sinh sản thành công được.
Luận Giảng
Mới thoạt nhìn thì Chương 8 nầy có vẻ lạc lõng trong quyển Nguồn Gốc Chủng Loại. Darwin không hề cho rằng hai sinh vật thuộc hai chủng loại khác nhau có thể giao hợp và sinh ra một sinh vật thuộc một chủng loại mới.
Lý do Darwin thảo luận về vấn đề nầy là để biện hộ một khía cạnh của thuyết Tiến Hóa thường bị nghi vấn bởi một số học giả khác. Đó là vì Darwin cho rằng sự biến thể dị biệt di truyền và chồng chất qua nhiều thế hệ dần dần dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của một chủng loại và rồi biến thành những chủng loại mới. Trong khi đó nhiều học giả nhận thấy rằng khi phối hợp hai chủng loại khác nhau thì con cháu của chúng hầu như đều tuyệt sản. Do đó họ đặt nghi vấn tại sao những biến thể dị biệt rất nhỏ qua từng thế hệ có thể đến lúc nào vượt qua một biên giới nào đó để tạo ra sự tuyệt sản, và từ đó là những chủng loại mới.
Tuy Darwin có cố gắng nhưng ông đã không thành công lắm trong việc giải tỏa nghi vấn trên. Thay vì giải thích lý do của sự tuyệt sản, Darwin chỉ chối bỏ không nhìn nhận cách phân loại chủng loại dựa trên ranh giới sinh sản vì ông cho rằng đây chỉ là một phương cách tùy nghi bởi con người. Như đã giải thích ở vài Chương trước, Darwin lý luận rằng vì mỗi chủng loại đều liên tục biến đổi dần dần qua từng thế hệ nên cái thời điểm mà một chủng loại được cho là đã vừa trở thành một chủng loại khác chỉ là tùy vào sự lựa chọn của mỗi nhóm học giả. Với cách lý luận nầy, Darwin có thể tránh không cần phải khẳng định khi nào thì một tiểu loại có thể được xem là một chủng loại mới. Theo ông, điều nầy dần dần xảy ra với thời gian chớ không có một ranh giới nào nhất định. Có nghĩa là, theo Darwin thì không có một sự thay đổi đột ngột giữa hai chủng loại tương cận. Tuy điều nầy có thể đúng thật trong thiên nhiên nhưng nó vẫn không giải thích được nguyên do của sự tuyệt sản trên.
Đây là một điều ngạc nhiên vì theo tôi hiện tượng nầy có thể giải thích như sau. Mỗi khi có một biến thể di truyền xảy ra giữa hai thế hệ thì các sinh vật giữa hai thế hệ nầy vẫn còn là cùng một chủng loại. Do đó những bộ phận trong cơ thể liên quan đến khả năng sinh dục và sinh sản của chúng vẫn còn rất tương xứng với nhau, ngay cả khi có sự biến thể nào đó xảy ra trong chính những bộ phận trên vì các biến thể nầy thường rất nhỏ. Điều nầy làm cho các sinh vật trong hai thế hệ kế nhau vẫn có thể giao hợp và sinh sản được. Tuy vậy, sau nhiều biến thể chồng chất lên nhau, qua nhiều thế hệ, thì đến một lúc nào đó các bộ phận liên quan đến khả năng sinh dục và sinh sản của thế hệ mới nhất sẽ trở thành khác biệt và không còn tương xứng với thế hệ đầu tiên (“gốc”) của chúng nữa. Sự khác biệt và không tương xứng nầy không cho phép thế hệ mới nhất giao hợp và sinh sản thành công với thế hệ gốc được nữa.
Tuy Darwin không giải đáp được nghi vấn trên của các học giả khác, ông đã dùng những quan sát của mình để chỉ trích sự thiếu đồng nhất của phương pháp phân chia chủng loại dựa trên ranh giới sinh sản của họ. Darwin đã đưa ra nhiều thí dụ trong thiên nhiên về những sinh vật có cha mẹ dị chủng nhưng vẫn sinh sản được, và nhiều thí dụ về những sinh vật có cha mẹ đồng chủng nhưng vẫn tuyệt sản. Darwin cũng đã đóng góp rất lớn về kiến thức trong lãnh vực lai giống khi nhận định rằng hai sinh vật thuộc hai chủng loại khác nhau có thể giao hợp và sinh ra con cháu có khả năng sinh sản hay không là tùy vào sự tương đồng giữa các bộ phập sinh dục và sinh sản của chúng chớ không phải tùy vào sự tương đồng trên hình dáng tổng quát của chúng.
bài đã đăng của Nguyễn Nhân Trí
- Dorothy Hewett- Đại Kỳ Nữ Của Nền Văn Chương Úc - 10.12.2019
- đừng mong chờ con báo hiếu - 16.09.2019
- THỰC THỂ CỦA CÁI TÔI - 15.08.2019
- Quan Điểm của Thiên Chúa Giáo về An Tử - 01.02.2019
- CHUYẾN ĐI THỤY SĨ CỦA DAVID GOODALL - 09.01.2019
- HỢP PHÁP HÓA AN TỬ HAY KHÔNG? - 07.12.2018
- AN TỬ LÀ GÌ? - 17.11.2018
- LƯỢC THUẬT và LUẬN GIẢNG tác phẩm NGUỒN GỐC CHỦNG LOẠI (CHƯƠNG 14) - 28.09.2018
- LƯỢC THUẬT và LUẬN GIẢNG tác phẩm NGUỒN GỐC CHỦNG LOẠI: Chương 13 - 21.09.2018
- CHƯƠNG 12: Sự Phân Tản trên Môi Trường Địa Lý (tiếp theo) - 15.09.2018
- Lược Thuật và Luận Giảng Tác Phẩm “Nguồn Gốc Chủng Loại” (chương 11) - 31.08.2018
- Lược Thuật và Luận Giảng Tác Phẩm Nguồn Gốc Chủng Loại- CHƯƠNG 9 & 10 - 21.08.2018
- LƯỢC THUẬT và LUẬN GIẢNG tác phẩm NGUỒN GỐC CHỦNG LOẠI: Chương 7 - 03.08.2018
- Lược Thuật và Luận Giảng Tác Phẩm Nguồn Gốc Chủng Loại- CHƯƠNG 6: Những Vấn Đề Khó Khăn trong Thuyết Biến Thể - 27.07.2018
- LƯỢC THUẬT và LUẬN GIẢNG tác phẩm NGUỒN GỐC CHỦNG LOẠI- CHƯƠNG 5: Những Quy Luật của Sự Biến Thể - 20.07.2018
- LƯỢC THUẬT và LUẬN GIẢNG tác phẩm NGUỒN GỐC CHỦNG LOẠI (Chương 4) - 10.07.2018
- Lược Thuật và Luận Giảng Tác Phẩm Nguồn Gốc Chủng Loại- CHƯƠNG 3: Sự tranh đấu để sống còn - 03.07.2018
- Lược thuật và Luận giảng Tác phẩm Nguồn Gốc Chủng Loại: Chương 2 - 28.06.2018
- LƯỢC THUẬT và LUẬN GIẢNG tác phẩm NGUỒN GỐC CHỦNG LOẠI: Chương 1 - 18.06.2018
- LƯỢC THUẬT và LUẬN GIẢNG tác phẩm NGUỒN GỐC CHỦNG LOẠI: Mở đầu - 13.06.2018
- ĐẠI CƯƠNG về tác phẩm NGUỒN GỐC CHỦNG LOẠI - 29.05.2018
- Tình yêu - 08.03.2018
- Huế - 26.02.2018
- VÚ và MÔNG - 06.02.2018
- SỰ THẬT - 18.12.2017
- QUÀ - 14.11.2017
- SINH NHẬT - 20.10.2017
- CON SUỐI / HŨ CỐT - 17.10.2017
- Điểm Thất Lợi của sự Phổ Biến Khái Niệm Phi Tôn Giáo Phi Tín Ngưỡng - 05.07.2017
- THẮC MẮC VỀ PHỤC SINH - 17.04.2017
- Quán cơm chay - 28.02.2017
- Đầu Thai và Luân Hồi - 08.02.2017
- Luật Nhân Quả - 01.02.2017
- Một Phật Giáo Phi Tín Ngưỡng, Phi Tôn Giáo - 20.01.2017
- MỘT SÁNG TRỜI MƯA - 13.12.2016
- KHÔNG PHÁ KHÔNG NGỪA - 01.12.2016
- “Hiệu Quả Phụ”- Bob Dylan và giải Nobel Văn Chương 2016 - 18.11.2016
- CÁT BỤI - 20.10.2016
- THÁNH TERESA - 12.09.2016
- KHÓI VƯƠNG VÀO MẮT - 31.08.2016
- Những Hiện Tượng Huyền Bí - 13.06.2016
- Chuyện Ma - 08.06.2016
- TÀ GIÁO - 25.05.2016
- Nguyễn Nhân Trí: Cuối Tháng Tư - 05.05.2016
- ĐẠO VÀ ĐỜI – HỒI ĐÁP TÁC GIẢ ĐINH PHƯƠNG - 27.04.2016
- Đạo Ra Khỏi Đời: Trao Đổi với Joseph B về Bài Giáo Hội Chuyển Mùa của Đinh Từ Thức - 18.04.2016
- Tôn Giáo và Khoa Học - 16.02.2016
- năm tuổi - 10.02.2016
- MỘT VẤN ĐỀ KHÓ XỬ? - 03.02.2016
- Phá Sản - 27.01.2016
- Biến Động ở Cologne - 19.01.2016
- Văn Hóa Cưỡng Hiếp - 15.01.2016
- Mùa Này, Nam Bán Cầu - 30.12.2015
- ISIS - Mối tương quan với Hồi Giáo - 29.12.2015
- ISIS - Căn Nguyên và Giải Pháp Cần Thiết - 22.12.2015
- ISIS – Vài Dữ Kiện Căn Bản - 17.12.2015
- KHÙNG ĐIÊN VÀ XÚC PHẠM - 03.12.2015
- NẠN ẤU DÂM TRONG CÔNG GIÁO – Phần 2 - 24.10.2015
- NẠN ẤU DÂM TRONG CÔNG GIÁO - Phần 1 - 14.10.2015
- Giáo Hoàng Francis và Đồng Tính Luyến Ái - 07.10.2015
- Sự Hình Thành của Kinh Thánh - 30.09.2015
- Lời Tự Bạch - 21.09.2015
- HUYỀN THUẬT VÀ ẢO THUẬT – Phần 2 - 16.09.2015
- HUYỀN THUẬT VÀ ẢO THUẬT – Phần 1 - 15.09.2015
- Mê Tín trong Phật Giáo - 31.08.2015
- Mê Tín Dị Đoan và Tín Ngưỡng – Phần 2 - 24.08.2015
- Mê Tín Dị Đoan và Tín Ngưỡng – Phần 1 - 19.08.2015
- SỰ CHẾT – và VÀI ĐỀ TÀI LÂN CẬN (Phần IV) - 11.08.2015
- SỰ CHẾT – và VÀI ĐỀ TÀI LÂN CẬN (Phần III)- Tiểu Luận 2: Sự Sống Sau Khi Chết - 05.08.2015
- SỰ CHẾT – và VÀI ĐỀ TÀI LÂN CẬN (Phần II) - 27.07.2015
- SỰ CHẾT – và VÀI ĐỀ TÀI LÂN CẬN (Phần I) - 21.07.2015
- BẤT KHẢ XÂM PHẠM - 13.07.2015
- NHỮNG HẠT CỎ ĐỘC–phần 2 - 30.06.2015
- NHỮNG HẠT CỎ ĐỘC– phần 1 - 29.06.2015
- Phật A Di Đà và Phật Di Lặc - 23.06.2015
- Quan Thế Âm Bồ Tát - 08.06.2015
- NỮ QUYỀN TRONG HỒI GIÁO - phần 2 - 14.05.2015
- Nữ quyền trong Hồi giáo - 11.05.2015
- TANG LỄ - PHẢN ỨNG CỦA CON NGƯỜI TRƯỚC SỰ CHẾT - 21.04.2015
- Lời Dạy Nguyên Thủy của Thích Ca và Nguyên Lý Cơ Bản của Phật Pháp - 15.04.2015
- Kinh Sách Phật Giáo - 07.04.2015
- Triết Lý Phật Giáo dưới Cái Nhìn của Tôi - 26.03.2015
- Tôn Giáo và Đạo Đức - 10.03.2015