Giáo Hoàng từ chức Benedict XVI (trái) và Giáo Hoàng Francis gặp nhau ở Vatican.
Hình minh hoạ, không liên hệ tới nội dung vở kịch
Giả tưởng trên sự thực
Vở hài kịch này được xây dựng hoàn toàn do trí tưởng tượng của tác giả. Danh tính các nhân vật và nội dung đều hư cấu, nếu có trùng hợp xa gần với thực tế là do ngẫu nhiên.
Tuy vậy, những tình tiết giả tưởng chứa đựng trong vở kịch này đã bắt nguồn từ những sự việc có thật, đã và đang ảnh hưởng tới hàng tỉ người trên khắp thế giới, trải qua hàng ngàn năm. Năm 2018, Giáo Hội La Mã kỷ niệm 50 năm ra đời của Tông Thư Encyclical Humanae Vitae (Về sự sống con người), của Giáo Hoàng Paul VI, trong đó, nổi bật hơn cả là thái độ của Giáo Hội Công Giáo về ngừa thai, ly dị, và vai trò phụ nữ trong xã hội.
*
Trong cuốn phim khôi hài The Meaning of Life (Ý nghĩa sự sống) của Monty Python vào năm 1983, có bài hát với điệp khúc nổi tiếng:
Every sperm is sacred.
Every sperm is great.
If a sperm is wasted,
God gets quite irate.
Mọi tinh trùng đều thiêng liêng
Mọi tinh trùng đều vĩ đại.
Nếu tinh trùng phí hại,
Chúa nổi trận lôi đình.
Tuy là một tác phẩm khôi hài, bốn câu trên đây đã phản ảnh trung thực lời dậy nghiêm khắc dựa trên quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trong suốt hai ngàn năm qua.
Giáo Phụ Clement của Alexandria viết năm 195 sau Công Nguyên: “Vì tính thiêng liêng trong sự sinh sản của loài người, hạt giống không được phóng ra vô ích, cũng không để bị hư hại hay phí phạm”. "Because of its divine institution for the propagation of man, the seed is not to be vainly ejaculated, nor is it to be damaged, nor is it to be wasted" (The Instructor of Children 2:10:91:2).
Sau đó vài thế kỷ, Thánh John Chrysostom (349 – 407), Tổng Giám Mục Constantinople còn đi xa hơn nữa. Nhà hùng biện với tước hiệu “Tiến Sĩ của Giáo Hội” (Doctor of the Church), được cho là có miệng vàng (golden mouth), đã coi mỗi tinh trùng là một mầm sống, và ngừa thai chính là phá thai. Theo Ngài, khi đàn ông mua dâm và gái điếm ngừa thai, khách đã biến chị em ta thành kẻ sát nhân. Ngài nói: “Tại sao gieo hạt nơi cánh đồng hăng hái tiêu diệt hoa quả, nơi giết hại trước khi sinh nở? Bạn đã không để gái điếm vẫn là gái điếm mà biến họ thành kẻ sát nhân… Thật ra, có thể nói còn tệ hơn cả sát nhân, và tôi không biết phải nói thế nào; vì nàng không giết cái gì đã thành hình mà ngăn cản nó được tạo thành. Có phải bạn đã huỷ diệt tặng phẩm của Chúa và chống lại lề luật của Người?” (Why do you sow where the field is eager to destroy the fruit, where there are medicines of sterility [oral contraceptives], where there is murder before birth? You do not even let a harlot remain only a harlot, but you make her a murderess as well. . . . Indeed, it is something worse than murder, and I do not know what to call it; for she does not kill what is formed but prevents its formation. What then? Do you condemn the gift of God and fight with his [natural] laws? . .)
Cùng với các giáo phụ quan niệm cấm ngừa thai để bảo vệ “mầm sống”, một số giáo phụ khác cấm ngừa thai trên quan điểm mục tiêu chính của gia đình là sinh sản. Lấy vợ lấy chồng là để có con, vợ chồng giao hợp là để có con; nếu thấy mình không đủ khả năng nuôi con, tốt hơn hãy nhịn làm tình.
Khoảng năm 307 sau Công Nguyên, giáo phụ Lactantius, một biện sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, nói rằng: Một số người than phiền về việc thiếu thốn phương tiện, nại cớ họ không có đủ của cải đề nuôi thêm con, tuy rằng, phương tiện do tự họ làm ra… Chúa không mỗi ngày làm cho người giầu thành nghèo hay nghèo thành giầu. Vì thế, bất cứ ai nghĩ rằng mình nghèo không thể nuôi thêm con, tốt hơn là nên nhịn quan hệ với vợ mình” (some "complain of the scantiness of their means, and allege that they have not enough for bringing up more children, as though, in truth, their means were in [their] power . . . or God did not daily make the rich poor and the poor rich. Wherefore, if any one on any account of poverty shall be unable to bring up children, it is better to abstain from relations with his wife — Divine Institutes 6:20).
Cuối thế kỷ thứ 4, Thánh Augustine, một giáo phụ nổi tiếng khác, nói rằng, khi hai người nam nữ kết hôn, là để có con. Do đó, bất cứ ai coi sinh con là điều cần tránh hơn giao hợp, tức là không còn hôn nhân, làm cho người nữ không còn là vợ mà biến thành gái bao, kẻ đã được trao một số tặng vật để thoả mãn sở thích của người nam. (In marriage, as the marriage law declares, the man and woman come together for the procreation of children. Therefore, whoever makes the procreation of children a greater sin than copulation, forbids marriage and makes the woman not a wife but a mistress, who for some gifts presented to her is joined to the man to gratify his passion” — The Morals of the Manichees 18:65 [A.D. 388]).
Hai năm sau, Thánh Augustine phát biểu gay gắt hơn về vấn đề này: “Khi nào bạn thử lấy khỏi hôn nhân cái gì là hôn nhân? Khi điều này bị lấy đi, những người chồng là những tình nhân xấu hổ, những người vợ là gái điếm, những phòng cô dâu là nhà thổ, những bố chồng bố vợ là ma cô”. (when you try to take from marriage what marriage is? When this is taken away, husbands are shameful lovers, wives are harlots, bridal chambers are brothels, fathers-in-law are pimps” — Against Faustus 15:7 [A.D. 400]).
Giống quan điểm mặt trời chuyển động quanh trái đất đã bị chứng tỏ sai lầm từ lâu, nhận định của các giáo phụ về mầm sống con người (tinh trùng) cũng không còn đứng vững. Khám phá khoa học cho biết, trong suốt cuộc đời trung bình của một người nam, có thể sản xuất năm trăm hai mươi lăm (525) tỷ tinh trùng, và trung bình mỗi lần xuất tinh (ejaculation), có thể phóng ra từ 200 tới 500 triệu tinh trùng. Như vậy, nếu một người hoạt động tính dục đều đặn trong 50 năm, từ 20 đến 70 tuổi, ngày nào cũng xuất tinh, cơ thể vẫn cung cấp đủ tinh trùng ở mức trung bình cho cả đời. (Vua Minh Mạng xuất tinh mỗi ngày 10 lần – đêm bảy ngày ba – khiến “Long tinh khố” (The king’s sperm bank) mất cân bằng, xuất nhiều hơn nhập, cần thang thuốc bổ). Khoa học cũng cho biết, chỉ cần một tinh trùng để thụ thai. Trong mỗi lần giao hợp, dù không chủ ý ngừa thai, dù đưa tới kết quả thụ thai, cũng có hàng trăm triệu tinh trùng bị “hy sinh”. Đây không phải là hư hại hay phí phạm, chỉ là xếp đặt tự nhiên của tạo hoá. Khoa học cũng cho biết, tiến trình tạo thành một tinh trùng kéo dài 72 ngày, từ một tế bào thường (germ cell) thành một tinh trùng trưởng thành (mature sperm cell) đủ khả năng thụ thai. Khi đã trưởng thành, tinh trùng được chứa trong một ống dài (epididymis), giống nạp đạn vào nòng súng, đợi được phóng đi. Nếu không được phóng, đời sống của tinh trùng chỉ kéo dài một tuần, rồi bị tiêu diệt bởi thứ acid ROS (reactive oxygen species), nhường chỗ cho lớp tinh trùng mới thay thế.
Như vậy, dù cố nhịn, như một bậc tu hành thánh thiện, hay vung vãi như mấy tổng thống cờ hoa, cũng không ai góp phần vào việc bảo tồn, hay phí phạm tinh trùng, vì mặc dầu được phóng đi hay không, luôn luôn có hàng trăm triệu tinh trùng bị huỷ diệt tự nhiên.
Quan điểm của các giáo phụ như Chrysostom, Lactantius, và Augustine, khó chấp nhận. Khoa học đã cho biết, mỗi tinh trùng chỉ là một tế bào (sperm cell), chưa thể là mầm sống khi chưa thụ thai. Cho rằng ngừa thai là phá thai, sai lầm và ngoa ngôn. Lactantius cho rằng những ai ngừa thai vì không đủ phương tiện nuôi con, tốt hơn nên nhịn làm tình. Đây là lời xỉ vả tầng lớp có cuộc sống yếu kém; theo kểu mắng mỏ của giới bình dân “nghèo mà ham”! Chúa nhân từ, đâu có khắt khe như thế. Lactantius nói câu này khi ngài là người thân cận của Hoàng Đế La Mã, không phải lo chuyện cơm áo cho mình và cho con. Khẳng định của Augustine về mục đích của hôn nhân cũng dễ gây tranh cãi. Dù trong xã hội cổ xưa, hôn nhân đa số là sự xếp đặt của gia đình, nhằm mục tiêu nối dõi hay tạo thanh thế. Nhưng thế giới đã thay đổi, không còn như xưa. Lên tiếng trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25 tháng 9, 2015, Giáo Hoàng Francis nói: “Sự cải tổ và thích ứng LHQ với thời đại là điều luôn cần thiết”. Thích ứng Giáo Hội với thời đại, cũng cần thiết tương tự. Ngày nay, tình yêu tới trước, rồi tới hôn nhân, sau đó, tuỳ hoàn cảnh và cuộc sống, mới tới chuyện con cái. Cho rằng ngừa thai biến chú rể thành người tình tạm bợ, cô dâu thành gái điếm, bố vợ bố chồng thành ma cô, là một sự nhục mạ thậm từ.
*
Quan niệm sai lầm, hoặc quá khắt khe như trên, của các giáo phụ mấy thế kỷ đầu, thiên niên kỷ thứ nhất, vẫn tồn tại trong mười lăm thế kỷ tiếp theo. Đến cuối thế kỷ 18, đầu 19, trước sự thay đồi của xã hội và tiến bộ khoa học, nhiều sự việc đã xẩy ra, có xung khắc về ngừa thai và chống lại: Thomas Malthus công bố khảo luận về nhân số (An Essay on the Principle of Population); tiếp theo, Jeremy Bentham, James Stuart Mill, Robert Dale Owen đề nghị ngừa thai để giới hạn gia tăng nhân số. Năm 1855, “bao cao su” xuất hiện trên thị trường.
Năm 1873, Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật Comstock, cấm quảng cáo, loan tin, lưu hành sản phẩm ngừa thai, cùng với một số sản phẩm khiêu dâm. Sản phẩm bị liệt vào loại này gửi qua Bưu Điện bị tịch thu, và người gửi bị truy tố. Can phạm có thể bị phạt năm ngàn đô la, hay 5 năm tù, hoặc cả hai.
Bảy năm sau, Giáo Hội La Mã phản ứng bằng Tông Thư (Encyclical) Arcanum Divinae Sapientiae (Về bí tích hôn nhân — on the sacrament of matrimony) của Giáo Hoàng Leo XIII, công bố ngày 10 tháng Hai năm 1880. Tông Thư (cũng còn được gọi là Tông Huấn) này dài 45 đoạn, mãi tới đoạn 10 mới nói về sinh sản. Theo đó, do ý Chứa, hôn nhân không chỉ sinh sản để gia tăng nòi giống, mà còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng con cái cho Giáo Hội. (By the command of Christ, it not only looks to the propagation of the human race, but to the bringing forth of children for the Church). Trước sự gia tăng nhân số mau chống của Hồi Giáo, nhờ chế độ đa thê; Công Giáo, chống đa thê, nếu cho ngừa thai, là một đe doạ cho tương lai Giáo Hội. Phần còn lại của Tông Thư chỉ nói về sự cao cả, thánh thiện của hôn nhân, và chống ly dị.
Đầu thế kỷ 20, phụ nữ phải đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng ngoài xã hội, thay nam giới vắng mặt vì Thế chiến thứ nhất. Trong và sau chiến tranh, phong trào đòi nữ quyền xuất hiện. Từ quyền bầu cử, tới quyền làm chủ thân thể của mình. Tông Thư của Đức Leo XIII nhắc lại lời Thánh Phao Lồ gửi giáo hữu Ê-Phê-Xô, rằng “Người chồng là trưởng gia đình và là chủ của vợ. Người vợ, vì từ xương từ thịt của chồng, nên phải phụ thuộc và vâng phục chồng” (The husband is the chief of the family and the head of the wife. The woman, because she is flesh of his flesh, and bone of his bone, must be subject to her husband and obey him. Eph. 5: 23,24). Tháng Ba năm 1914, một phụ nữ Công Giáo gốc Irish ở Mỹ là Margaret Sanger, xuất bản tờ nguyệt san mang tên The Woman Rebel với mấy chữ “No Gods, No Masters” ngay dưới tên báo (Phụ nữ Nổi loạn – Không Chúa, Không Chủ). Nội dung tờ báo chủ trương quyền đầu tiên của phụ nữ là đối với bản thân mình, muốn làm mẹ hay không, là tuỳ theo hoàn cảnh thích hợp; quyền này liên hệ tới sự hiểu biết về phương tiện ngừa thai. Sau nhiều năm làm y tá, Margaret Sanger biết rõ hoàn cảnh đáng thương của nhiều phụ nữ, do sinh đẻ quá nhiều, hoặc do hậu quả phá thai lậu của các lang băm, nên gây phong trào hiểu biết về ngừa thai (American Birth Control League). Vào lúc Công Giáo còn nhiều ảnh hưởng, Sanger đã bị tịch thu báo, bị bắt, phải trốn sang Anh, đến khi được dư luận quần chúng tích cực ủng hộ, mới được bãi nại, thoát cảnh tù tội.
Năm 1930, tháng Sáu, tạp chí Công Giáo Hochland ở Đức kêu gọi xét lại quan điểm của Công Giáo về ngừa thai. Ngày 15 tháng Tám, Hội nghị Lambeth của Anh Giáo (Tin Lành) chấp nhận ngừa thai, với số phiếu áp đảo 193 trên 67, và 46 phiếu trắng.
Trước áp lực của tình thế, Giáo Hội La Mã vẫn cương quyết giữ vững lập trường, tái xác nhận việc cấm ngừa thai bằng Tông Thư Casti Connubii (On Chaste Wedlock – Về sự thanh tịnh của đời sống vợ chồng) của Giáo Hoàng Pius XI, công bố 31 tháng 12, 1930. Tông Thư này khá dài, gồm 130 đoạn, tái xác nhận chủ trương cấm ngừa thai qua Tông Thư của Giáo Hoàng Leo XIII nửa thế kỷ trước. Sau khi nhắc lại lời Chúa nói với cặp vợ chồng đầu tiên Adam và Eve ở vườn Địa Đàng: hãy tăng gia và nhân lên, và tràn ngập trái đất (Increase and multiply, and fill the earth), Tông Thư của Giáo Hoàng Pius XI nhắc lại gần như nguyên văn nhiệm vụ của các cặp vợ chồng đã được thánh hoá qua bí tích hôn nhân, là ngoài nhiệm vụ bảo tồn nhân loại, còn cần phải sinh sản để dưỡng dục những bổn đạo sẽ là thành viên của Giáo Hội Chúa Ky Tô. Những phần khác của Tông Thư cũng dành để nhắc lại, và bàn rộng thêm về sự cao cả, thánh thiện của hôn nhân do Chúa tạo lập, do đó, loài người không được thay đổi, không được làm hư hỏng hôn nhân bằng cách ly dị.
(còn tiếp)
bài đã đăng của Đinh Từ Thức
- Giáo Hoàng làm chuyện “tiếu lâm”? - 25.11.2020
- Tối Cao Pháp Viện và bầu cử 2020 - 15.11.2020
- Trump và Biden - 02.11.2020
- Mặt trận tư pháp - 27.10.2020
- RBG, người nhỏ bé vĩ đại (phần 2) - 05.10.2020
- RBG, người nhỏ bé vĩ đại (Phần 1) - 01.10.2020
- Bệnh anh hùng lan tới Mỹ - 06.07.2020
- Chữa bệnh mù – suy nghĩ thời Covid (phần 2) - 04.06.2020
- Chăn chiên và lãnh đạo – suy nghĩ thời Covid (1) - 20.05.2020
- Sinh mạng và quyền lợi - 30.04.2020
- Chuột và người - 24.01.2020
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (phần III) - 19.04.2019
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (Phần II) - 18.04.2019
- Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (Phần I) - 17.04.2019
- Nhà có phúc - 26.02.2019
- Đoán quẻ đầu năm - 05.02.2019
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 3) - 24.08.2018
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 2) - 23.08.2018
- Lời bạt cho hài kịch Cặp đôi giáo hoàng (phần 1) - 22.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (9) - 14.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (8) - 13.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (7) - 12.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (6) - 09.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (5) - 08.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (4) - 07.08.2018
- Cặp đôi giáo hoàng (kỳ 3) - 02.08.2018
- Cặp đôi Giáo hoàng (kỳ 2) - 01.08.2018
- Cặp đôi Giáo Hoàng (kỳ 1) - 31.07.2018
- Từ Donald Trump đến Nobel Prize - 18.05.2018
- Chó và nguyên thủ quốc gia - 16.02.2018
- 1968-2018 ai thắng ai thua? - 02.02.2018
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần cuối) - 08.11.2017
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần 2) - 07.11.2017
- Đằng sau người và việc trong bộ phim The Vietnam War (phần 1) - 06.11.2017
- Vết tích: Triển lãm của Ngải Vị Vị ở Hirshhorn - 26.07.2017
- 42 năm, hai thế hệ, hai lối sống của người Việt lưu vong - 19.04.2017
- Những bài học gà - 26.01.2017
- Tự sướng trên lịch sử - 16.01.2017
- Vừa bầu vừa bực - 18.10.2016
- Nói chuyện cờ nhân 100 năm Ngày Cờ Mỹ - 14.06.2016
- Ba gánh xiếc to trên một quê hương nhỏ - 24.05.2016
- Mùa Phục Sinh, nói về: Giáo Hội chuyển mùa (phần II) - 30.03.2016
- Mùa Phục Sinh, nói về: Giáo Hội chuyển mùa (phần I) - 29.03.2016
- Bính Thân nói chuyện Mậu Thân ở Sài Gòn (phần II) - 09.02.2016
- Bính Thân nói chuyện Mậu Thân ở Sài Gòn (phần I) - 08.02.2016
- Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc Việt bị giết - 20.11.2015
- Đảng và đĩ - 16.11.2015
- Cây Búa, Con Người và Con Bò - 28.05.2015
- 30-4-75: ai giải phóng ai và ai thắng ai thua - 30.04.2015
- Ngày 04 tháng 04, 40 năm trước - 06.04.2015
- Từ trại giam đến trại Guam (III) - 27.02.2015
- Từ trại giam đến trại Guam (II) - 26.02.2015
- Từ Trại Giam Đến Trại Guam (I) - 25.02.2015
- Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên - 21.10.2014
- Phụ nữ trong chiến tranh Đông Dương - 28.07.2014
- Điện Biên Phủ, Tướng và quân - 07.05.2014
- Bỏ phiếu bằng mông - 26.02.2014
- Kỳ nhân gặp sát nhân (phần 2) - 12.11.2013
- Kỳ nhân gặp sát nhân (phần 1) - 11.11.2013
- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 2) - 04.11.2013
- 50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 1) - 01.11.2013
- Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào Bạch Ốc - 03.10.2013
- Món quà mật mã - 27.07.2013
- The Artist, Oscars và Cộng sản - 20.03.2012
- Năm Rồng Nói Chuyện Rồng Cái - 23.01.2012
- Bia đá, bia miệng - 16.01.2012
- Vua ở truồng, vua mặc quần, hai vua băng hà - 23.12.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (4) - 14.09.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 3) - 13.09.2011
- Obama giết Osama: mười năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 2) - 12.09.2011
- Obama giết Osama: 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (phần 1) - 11.09.2011
- Hồi ức về bài thơ Con cóc - 24.05.2011
- Phán quyết mới nhất về tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ - 30.03.2011
- Từ Tân Mão đến Tân Mão - 02.02.2011
- Obama, Hồ và món nhân quyền tại Bạch Ốc - 25.01.2011
- WikiLeaks đáng khen hay đáng phạt - 07.01.2011
- Về bản dịch Tôi Không Có Kẻ Thù của Lưu Hiểu Ba - 03.01.2011
- Lucien Conein và biến cố 1-11-63 (phần 2) - 02.11.2010
- Lucien Conein và biến cố 1-11-63 (phần 1) - 01.11.2010
- Tiếng nói nghệ thuật: Trực Thăng ‘Made in Vietnam’ của Lê Quang Đỉnh - 13.09.2010
- Cọp Bốn Món - 12.02.2010
- Tại sao Việt Nam thiếu luật sư giỏi? - 14.12.2009
- Thú tội: Roma 1633, Hà Nội 2009 - 26.08.2009
- 20 năm Thiên An bất an - 04.06.2009
- Viết và lách - 05.05.2009
- Cái đồng hồ của Lincoln và quan tài Trịnh công sơn - 14.04.2009
- Tiếng nói của nghệ thuật, tiếng nói của hành động - 24.02.2009
- On visiting, on returning: reading Beyond the sea - 14.02.2009
- Chuyện Đi, Về – Đọc Nếu Đi Hết Biển - 13.02.2009
- 60 năm Hoàn vũ nhân quyền - 10.12.2008
- 22 tháng 11 - 21.11.2008
- thông điệp obama - 11.11.2008