- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 5/14-5/20: nghệ sĩ Polixeni Papapetrou

Polixeni_Papapetrou_The_Mystical_Mothers-830x830  Polixeni_Papapetrou_The_Lantern_-Keeper-830x830

Trái: The Mystical Mothers (Những Bà Mẹ Thần Bí) 2011- Phải: The Lantern Keeper (Người Giữ Đèn Lồng) 2012- Pigment ink print 105 cm x 105 cm- edition of 6.
Hai tác phẩm trên thuộc loạt ảnh The Dreamkeepers (Người Giữ Giấc Mơ)- 2012 của nữ nghệ sĩ Polixeni Papapetrou. Da Màu giới thiệu nhân ngày Lễ Mẹ. Xem thêm tại https://www.polixenipapapetrou.net/work/the-dreamkeepers-2012/

Biên khảo:
‘’Tìm Hiểu Từ Ngữ Gốc Hán” (4 kỳ)- Phần 1: Tổng Quát – Phần 2: Hệ Thống Phiên Âm Tiếng Tàu- Nghiên cứu của GS. Trần Ngọc Dụng
‘Từ Donald Trump đến Nobel Prize” – bình luận của Đinh Từ Thức

 

Sáng tác:
”Giá Rai, Đã Có Những Ngày Như Thế”- truyện ngắn của Cung Tích Biền
”Đến Như Vậy Đi Như Vậy”- chụp và chép của Nguyễn Tư Phương
”Trái Tim Không Dấu”- chụp và chép của Trần Mộng Tú     
    

LTS: “Tìm hiểu từ ngữ gốc “Hán” của tác giả Trần Ngọc Dụng, một nhà nghiên cứu ngữ học, đưa ra một cái nhìn mới về việc sử dụng chữ Hán trong ngôn ngữ Việt Nam. Thay vì gọi là tiếng Hán-Việt, ông đề nghị nên gọi hiện tượng này là “chữ Tàu chuyển tự” (Chinese transliterated form). Vì sao? Vì người Việt “tuy là viết chữ Hán” nhưng “không nói theo âm Hán mà dùng lối chuyển tự.” Theo tác giả, đây là “một dấu son” đáng ghi nhớ của các Nho sinh Việt khi “vẫn dùng chữ Tàu nhưng không hoàn toàn chịu lệ thuộc vào chữ đó.  Nhờ vậy mà khi đất nước giành được tự chủ để độc lập thì tiếng nói của người Việt được sống trở lại và phát triển cho đến ngày hôm nay.” Tác giả đã phân tích sự chuyển tự qua ba hình thức: hình, nghĩa và âm. Quan trọng nhất là chuyển nghĩa và chuyển âm. Về mặt chuyển nghĩa, tác giả nêu ra 7 cách chuyển tự khác nhau từ chữ Tàu sang chữ Việt. Theo tác giả, thì hình thức chuyển nghĩa này rất quan trọng vì “Nó nói lên tính cách tài tình của Nho sinh Việt Nam khi ứng dụng vào thực tế cần hoá giải áp lực của cường quyền xâm lược.” Về mặt chuyển âm, người Việt “thường thay đổi từ cách dùng chữ đến đến âm đọc để phù hợp với tinh thần người Việt”, nghĩa là đã “Việt hoá” chữ Tàu chuyển tự, cũng bằng nhiều cách khác nhau. Đáng kể nhất, là tác giả đã đưa ra những ví dụ rất cụ thể và gần gũi, giúp độc giả hiểu rõ khá nhiều chữ mà chúng ta vẫn thường sử dụng, nhưng không hay chưa hiểu rõ gốc gác.  Cùng với nhiều công trình nghiên cứu khác,  “Tìm hiểu từ ngữ gốc “Hán” là một đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu cội nguồn của tiếng Việt, khiến chúng ta càng thêm tự hào vì tổ tiên ta đã vận dụng tài trí và năng lực để giữ gìn và phát triển một ngôn ngữ riêng cho dân tộc.  

Da Màu xin trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu mới mẻ này của tác giả Trần Ngọc Dụng đến cùng quý độc giả trong và ngoài nước.