Lời giới thiệu của tác giả: Bài thơ xuôi dưới đây được sáng tác trong lớp học làm thơ (poetry workshop), thực hiện mỗi học kỳ với sự tài trợ của học bổng cộng đồng Jenny McKean Moore, thuộc đại học George Washington, thành phố Hoa Thịnh Đốn. Tôi nộp đơn và may mắn được tuyển chọn vào lớp này cùng với 14 thí sinh khác.
Từ lâu tôi vẫn muốn mạo hiểm làm thơ, vì tôi nghĩ tôi là một người viết thiên nhiều về văn xuôi và tiểu luận, nên cần phải thử nghiệm để thoát ra khuôn khổ tự nhiên của mình. Tuy tôi đã dịch thơ, nhưng dịch – thay vì sáng tác – vẫn không khác đứa trẻ đi xe đạp mà vẫn cần lắp đôi bánh con đằng sau cho khỏi ngã. Giảng viên của lớp, cô Sally Wen Mao, một nhà thơ còn rất trẻ, khuyến khích chúng tôi sáng tác trong bất cứ thể loại nào mà chúng tôi thấy thoải mái nhất. Trong gần bốn tháng học làm thơ, những bài thơ tôi sáng tác cho lớp vẫn thiên nhiều về tư tưởng hoặc phân tích, và có lẽ nên được tạm gọi là “thơ xuôi” hay “thơ chớp” (flash poetry). Có lẽ tôi sẽ không bao giờ trở thành một nhà thơ trữ tình. Khi sáng tác tôi liên tưởng đến những đoản văn của Julio Cortazar thời ông sống ở Paris. Làm sao để tạo một khí sắc cho thơ như Cortazar đã tạo gợi, uyển chuyển nhưng liêu trai? Tôi còn sợ ngã nên vẫn níu kéo tư tưởng của mình, vì vậy có lẽ thơ tôi chưa cất cánh? Bài dưới đây được tôi sáng tác đầu tiên qua Anh ngữ, rồi dịch sang tiếng Việt.
Tôi nghĩ người viết da màu, khi sáng tác bằng Anh ngữ, cũng giống như một sứ thần làm bản tường trình cho đế quốc. Sứ thần nêu lên những quan sát từ vị trí của người du hành thiểu số, phải băng qua những biên giới và lằn ranh, vừa hiển thị vừa vô hình. Như một quái vật, người viết da màu có lẽ thường phong phú và đặc thù hơn người viết bản xứ, nhưng gánh nặng của họ là lúc nào cũng phải đóng vai trò “tường trình” và “giải nghĩa” cho số đông. (Hình như Nguyễn Ngọc Ngạn đã phát biểu rằng ông thích sáng tác bằng tiếng Việt hơn tiếng Anh vì ông có thể sáng tạo cả một vũ trụ, mà không cần phải giải bày vũ trụ này cho người không cùng ngôn ngữ hay văn hóa.)
Thành phố Hoa Thịnh Đốn, thủ đô nước Mỹ, cũng đầy dẫy những mâu thuẫn để làm đề tài cho văn chương và thi ca. Khi tan sở vào mùa đông, tôi luôn luôn lo sợ cho tính mạng của những người homeless nằm trùm mền tránh lạnh ở những góc hè dưới các tòa nhà nguy nga. Tôi không biết họ có thể chịu đựng qua một đêm mà nhiệt độ có thể xuống dưới 30 độ F hay không. Nhưng khó khăn nhất cho tôi là hình ảnh những bà mẹ da màu với những đứa con còn nhỏ, ngồi ăn xin trên những tấm các tông quăn queo. Họ thường mỉm cười nhẫn nại nhìn mọi người qua lại. Khi nhìn thấy họ tôi bỗng thấy lằn ranh giữa tôi – một người di dân “may mắn” và họ rất là mong manh. Khi làm bài thơ về những bà mẹ này, và con của họ, tôi cũng lo chuyện tôi so sánh họ như tượng Pietà của Michelangelo, có phải cũng là cách giới hạn và đóng khung họ hay không?
Tôi không muốn gặp ánh mắt những bà mẹ nghèo …
Bàn tay chìa. Tờ đô la rơi vào cốc nhựa. Nụ cười lóe sáng như đồng xu mới. “Chúc bà một ngày vui. Ơn Chúa đến với bà.” Nhưng ngày của tôi đã mất đi ánh sáng.
Tôi không muốn gặp ánh mắt những bà mẹ nghèo đi ăn xin, với con nhỏ nằm nghiêng trong lòng, trên những tấm các tông tơi tả bên hè phố, cạnh đèn néon nhấp nháy của tiệm 7-11, như tượng Pietà của Michelangelo cũng làm tôi nghĩ đến bức hình đen trắng của những năm 60, người đàn bà đội nón lá che khuất khuôn mặt và gần hết phần thân thể một đứa bé (trai hay gái), chỉ thấy đôi chân lem luốc trầy trợt (sống hay chết?) thõng dài từ vòng tay người mẹ.
Tôi không thể quên hình ảnh đó – hơn 40 năm sau cuộc di cư – dù chính bản thân không trải qua. Tôi không muốn gặp ánh mắt những bà mẹ nghèo đi ăn xin, nhất là những bà mẹ với con thơ.
Có một lần tôi trao 5 đồng đô la cho một bà mẹ Mễ với đứa con, họ ngồi bên kia đường sở làm. Thằng bé nhấp nhỏm nhưng chịu đựng. Ngày thì nóng. Góc phố như ốc đảo làn sóng bước chân người vội vã và biển lưu thông dạt dào. Tôi băng qua đường, đưa người mẹ tiền giấy, băn khoăn không biết có nên mua thức ăn fastfood cho thằng con, nhưng thôi, nghĩ tại sao lại muốn mua cho người nghèo loại thức ăn hại sức khỏe, nhưng dù sao thì vẫn … băn khoăn.
Vào cuối ngày, sau khi đưa bà mẹ và đứa con 5 đồng đô la, trên đường tới trạm métro bỗng tôi kiếm được tờ 5 đồng khác ai đã vô tình đánh rơi trên hè phố. Tôi bỏ tiền vào ngăn bóp “cầu may” – như thể làm bùa cho thời tôi không bao giờ mong là sẽ đến. Sự ngẫu nhiên coi vẻ quá gọn gàng. Một câu chuyện mà tôi có thể kể lại như diễn từ, với thông điệp làm lành thì gặp lành, nhưng dù sao thì hình bóng người mẹ và đứa con đã biến mất, chỉ còn lại câu chuyện về sự may mắn của một người bố thí.
Bà mẹ nghèo và con nhỏ là hình ảnh của thời trước hay sau khi ta đã mất thiên đàng? Và tại sao tôi vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh này, cho dù tôi là kẻ được cứu rỗi? Mà tôi đã được cứu rỗi chưa, nhiều thập kỷ sau tháng ngày vượt biên và được phục sinh tại quê hương mới? Và đã được dung dưỡng rồi cũng trở thành một người mẹ? Tại sao tôi lại sợ lằn ranh giữa hạnh phúc và tiêu tán?
Tôi không thể hình dung đời sống của bà mẹ nghèo và đứa con trai sau khi họ rời vỉa hè cho nên cảnh tượng Pietà dù sao thì vẫn là một cảnh tượng, như hành trình không bao giờ đạt tới Đất Hứa, như bóng tối không bao giờ cất cánh để làm sáng biển cả để tạo tác nên Sáng Thế.
Kundera bảo rằng đời lưu vong nhẹ khôn kham nhưng tôi nghĩ nó là một trĩu nặng bủa vây bởi nhẹ hẫng, để giúp kẻ lưu vong nổi trôi không bị chết đuối và cũng không bao giờ dám nhìn lại.
Lưu vong là sự diễn lại liên hồi cảnh tượng Pietà trước ánh mắt hai chiều của thần Janus.
Đinh Từ Bích Thúy
Mùa Chay 2018
***
I want to unmeet the eyes of mothers ….
Hand extended. Bill dropped into Big Gulp cup. Smile brighter than newly minted penny, "God bless, ma’am. You have a nice day. " But my day is haunted.
I want to – not – look at women begging for money. Women with reclining children, keeping vigil on a piece of cardboard, a Pietà tableau neon-lit by the 7-11 sign, on a busy street. It makes me think of some black and white photo of a woman clutching a still bundle, its dimpled legs protruding from the penumbra of her conical hat.
I can’t escape even the unlived image, 40 years after my televised exodus. I want to unmeet the eyes of mothers begging, especially mothers with children.
Once, I gave a five-dollar bill to a Hispanic mother and son across the street from my office. The child fidgety but stoic. The morning had been hot. The street corner – an islet blurred by the scurrying forms of commuters, the sea of traffic – hissing waves. I crossed the street, handed her the bill, thinking of buying the boy a Big Mac, but wondering why we would give the poor food we refuse to partake?
At the end of the work day, after giving the mother and child my five dollars, while heading toward the metro, I found another five-dollar bill on the sidewalk dropped by some careless passerby. I put the bill inside my wallet’s "lucky" slot –a talisman for some un-hoped for rainy day. But the coincidence seems contrived — something to be rehashed for a future speech, something about charity given is charity rewarded. The mother and son have disappeared from the scene. The giver, lucky once again.
Do woman and child represent the moment before, or after free fall? And why do I feel pursued by this image even when I have been saved? Or have I, years after being airlifted and reborn into this new country? Being mothered once more and becoming myself a mother? Why this fear of the border between fulfillment and dispossession?
I cannot imagine the life of this homeless woman and her child, once she leaves the street corner, because to go there is to go back, as if the Promised Land has never been reached, as if Darkness always reigns over the face of water.
My favorite Czech writer thinks of exile as an unbearable state of lightness. I think it’s heaviness enshrouded in lightness, so the exiled can float, and not look backward.
Exile means a constant and casual reenactment of Pietà, before the beholder’s Janus gaze.
Thuy Dinh
Lent Season, 2018
bài đã đăng của Đinh Từ Bích Thúy
- Những Bất An của Hiện Thực: đọc văn chương (thiếu nhi) để đặt câu hỏi cho đời sống - 20.11.2020
- Cánh Rừng Biết Đi - 27.05.2020
- Installation câm theo Warhol, Dada và Celan - 08.04.2020
- Nụ Cười Nho Sĩ - 18.03.2020
- “Sẵn sàng là thượng sách!”* - 05.02.2020
- Thi Ca Như Cơm Ăn, Bánh Mì: Một Phản Biện về Bàn Tròn Thi Ca - 01.05.2019
- Hai Ta Ngoài Thế Gian[1]: Điểm Phim Chiến Tranh Lạnh của Pawel Pawlikowski - 03.04.2019
- Đường Đến Điểm Hẹn Da Màu: Nghịch Lý Zeno hay “Lần Trở Lại của Cá Voi?” - 22.11.2018
- Đọc thơ Jane Miller: Cách Nhận Diện ‘Kẻ Thù Vô Hình Mặc Áo Giáp’ - 25.10.2018
- Lê Minh Hà: Lịch sử hình thành từ phận người” - 19.09.2018
- Nhìn Lại Tết Nhâm Tuất Năm Tôi 20 - 28.02.2018
- Ngày Oakton. Câu Trả Lời - 17.11.2017
- Bob Dylan: Nghịch Lý Giữa Vô Hình và Đa Diện - 13.01.2017
- Ma - Mẹ - 04.11.2016
- SỬ HỌC TỐT, SỬ HỌC TÁO TỢN VÀ SỬ HỌC TỒI: ĐỐI THOẠI VỚI GIÁO SƯ LIAM KELLEY (Phần 2) - 12.05.2016
- SỬ HỌC TỐT, SỬ HỌC TÁO TỢN VÀ SỬ HỌC TỒI: ĐỐI THOẠI VỚI GIÁO SƯ LIAM KELLEY (phần 1) - 11.05.2016
- Seattle: Biến Tấu và Cộng Hưởng - 04.09.2015
- Vé Đi Tuổi Thơ Hay Hành Trình Về Phương Tây? - 12.08.2015
- Nếu Luân Hồi Là Những Bản Nháp của Hữu Thể: Đọc Khả Thể của Đặng Thơ Thơ - 14.04.2015
- Phỏng vấn Monique Brinson Demery: Bén Gót Rồng Mụ - 16.02.2015
- Tôi Là Ai: Nhận Thức Học Trong Truyện “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc - 08.01.2015
- Rừng Thúy/Oakton Woods - 12.12.2014
- Sen và Bão – Một Cân Bằng Mong Manh - 12.09.2014
- Giải Khăn Sô Cho Huế: Chờ Đợi Một Ngày Giỗ Chung Cho Việt Nam - 20.08.2014
- Ngay Lúc Này, Ngay ở Đây - 21.08.2013
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 7-13.5.2012: nhà đối lập Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) - 07.05.2012
- Hai Hướng Nhìn của Janus: Da Màu phỏng vấn nhà văn Ngô Nguyên Dũng - 23.03.2012
- ĐINH LINH: NHÀ TU TRONG THẾ GIỚI MỞ - 27.01.2012
- Vào Nẻo Vô Biên với Ba Tiêu - 06.01.2012
- Cái Rộng (Nhã/Mỹ) của Dịch Thuật - 30.11.2011
- Về Những Vết Sẹo .... - 29.08.2011
- alexis krikorian: việt nam là vấn nạn chưa từng thấy bao giờ - 03.05.2011
- Nguyễn Đức Sơn: Vòng Quay Sinh Tử - 09.02.2011
- Họa sĩ Jorge Colombo sử dụng chức năng Brushes trong iPhone – phần 1 - 29.07.2010
- Hành Lý và Giầy - 04.02.2010
- Sa Ngã Nguyên Thủy - 05.11.2009
- Da màu Phỏng Vấn Mục Sư Trần Nguyên Đán - 09.09.2009
- Vài Suy Niệm về Biên Giới và Sứ Mệnh của Da Màu - 23.08.2009
- Hương Thái Cổ, Cánh Chim Trời: Đọc và Dịch Thơ Nguyễn Sỹ Tế - 24.07.2009
- bố già yêu quí: liệu Kim Chính Vân có ít điên hơn bố? - 15.06.2009
- triệu tử dương: con tằm hóa bướm - 25.05.2009
- Oan/Nghiệp: nghệ Thuật Nhiếp Ảnh của Eddie Adams - 30.04.2009
- Chuyến Hành Hương Man Dã - 19.03.2009
- Nâng Cao Xà Nhà, Hỡi Những Nhà Phê Bình Nghệ Thuật: Đọc “Là Con Người” của Lê thị Thấm Vân - 11.03.2009
- "tri thức" về một bài thơ: Nói Chuyện Với Nhà Thơ Nguyễn Đức Nguyên - 12.12.2008
- Em Không Mềm Không Trong Không Thẳng Không Trắng (2/2) - 04.11.2008
- Em Không Mềm Không Trong Không Thẳng Không Trắng (1/2) - 03.11.2008
- Văn Chương Nobel 2008: Chìa Khóa và Nhà Tù - 09.10.2008
- Trung Thu 2008, 1928, 1968 - 30.09.2008
- Sơn Nam Xuyên Bờ: Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư ở Đầu Thế Kỷ 21 - 19.08.2008
- Băng Qua Tháp Babel: Salman Rushdie và Dã Sử Vượt Biên - 04.07.2008
- café diem - 04.06.2008
- Đinh Từ Bích Thúy: Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài - 19.04.2008
- Phẩm tiết Cung Tích Biền: nhìn thẳng vào mặt trời và cái chết - 26.03.2008
- Những thế giới mù của Đinh Linh - 29.01.2008
- dày dày sẵn đúc một tòa … văn chương - 12.11.2007
- Đất Khổ: Chứng nhân lịch sử lạc loài - 24.10.2007
- Đập Cổ Kính Ra Tìm Lấy Bóng ... - 19.10.2007
- nữ quyền dép râu - 17.08.2007
- Cạnh Sườn Đế Quốc - 15.07.2007
- Nhã Ca - Một Huy Hoàng Trên Cỏ Mướt - 30.06.2007
- Những Bí Ẩn về chị Nhàn - 15.06.2007
- Gliese 581c - 30.04.2007
- Kurt Vonnegut và Những Thành Phố của Tro Bụi - 18.04.2007
- Hoshomon - 27.01.2007
- Những mảnh vỡ của bài trường ca - 20.01.2007
- Lỗ Vận với Tôi - 13.01.2007
- Toang Hoang Ngoài Phố Chợ - 06.01.2007
- Thức Ăn Dễ Dãi - 30.12.2006
- Giới Thiệu Truyện Thình Lình (Sudden Fiction) - 16.12.2006
- Chả Cá Địa Trung Hải - 16.12.2006
- Virginia Hamilton Adair / Lâm Thị Mỹ Dạ - 09.12.2006
- những chớp đời như vết sẹo - 09.12.2006
- GIỮA HỒI KỊCH TRỐNG MÁI - 02.12.2006
- Siêu Thị và Quái Thai - 09.09.2006
- Những Ngụ Ngôn Miền Đất Hoang - 10.08.2006
No Comments To "Tôi không muốn gặp ánh mắt những bà mẹ nghèo … / I want to unmeet the eyes of mothers …."
#1 Comment By Trần Mộng Tú On 12/04/2018 @ 11:16 chiều
Cả hai bài tiếng Việt và tiếng Anh đều cảm động ngang nhau. tmt