- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

Những vật không cần thiết

 

Nguyên tác tiếng Nga, dịch theo bản tiếng Anh “Unnecessary Things” của Anya Migdal

ancient teddy bear - tostaya

Con gấu bông này từng có đôi mắt màu hổ phách làm bằng loại thuỷ tinh đặc biệt – mắt nào cũng có tròng đen và con ngươi. Mình gấu xám và cứng, có bộ lông xù tua tủa. Tôi thích nó lắm.

Rồi một đời đã qua đi, Tôi mua căn hộ mới ở St. Petersburg và về nhà cha mẹ vừa đi lòng vòng gom áo quần, sách vở vừa năn nỉ xin mẹ cho đủ thứ món linh tinh trang trí và các đồ vải vóc cũ cất trong những va-li còn cũ kỹ hơn. Chẳng ai cần dùng chi tới thứ này – mẹ tôi và chắc chắn là cả tôi nữa – nhưng tôi thích những vật không cần thiết: mọi ý nghĩa thực dụng, thương mại hay tạo tác của chúng đều đã mất hết, công dụng nào cũng đã tiêu tan, chỉ còn lại những linh hồn trần trụi, những bản thể đích thực của chúng, tất cả những gì lâu nay đã khuất lấp vì bao tháng ngày hối hả, tất bật trôi.

Khi bới tìm trong nhà kho đứng dưới cầu thang, chung quanh là mớ bao bố bám đầy bụi và những cây sào trượt tuyết mà chúng tôi không ai nỡ lòng vứt đi, mò mẫm trong vùng tối ở chỗ giữa vách tường và cái rương đựng đồ, tôi tìm thấy con gấu ấy, hay đúng hơn, di hài của nó: một khung gỗ có bộ lông chỉ còn độc một chân trước, một nút nhựa là con mắt và mấy sợi chỉ đen lòng thòng thay cho con mắt kia.

Tôi chụp lấy nó, siết chặt, ôm ghì thân hình bụi bặm, lông lá ấy và nhắm mắt lại ngăn cho dòng lệ bất chợt tràn mi không tuôn xuống mình con gấu. Tôi cứ đứng đó, trong vùng âm u ngột ngạt và chật chội, lắng nghe tim mình đập loạn. Hay lẽ nào là nhịp tim của con gấu này – đâu biết của ai chứ?

Cảm giác thế nào ấy nhỉ? Có thể nói đại khái thế này: chẳng hạn ta có con cái, chúng lớn lên và rồi sang tuổi bốn mươi, và ta đã quen với thực tế này, và chấp nhận điều đó, và rồi khi ta lục lọi trong kho và kìa, nó đó, đứa con đầu tiên, vẫn như ngày xưa – mới một tuổi rưỡi, vẫn chưa biết nói, thơm tho như bột yến mạch và xốt táo, khóc sưng cả mặt, thất lạc nhưng tìm lại được, đang chờ ta bao chục năm nay đằng sau cái rương đồ cũ trong kho, không thể nào lên tiếng gọi ta – và bây giờ rốt cuộc ta đã được đoàn tụ.

Tôi mang gấu về căn hộ mới với tôi. Ở đó mọi thứ đều mới mẻ đến xấc xược – có nghĩa là, lạ lẫm và khác biệt. Nơi này đầy các thứ mua ở những tiệm bán đồ xưa cũ, các thứ trước đây thuộc về người khác và chúng vẫn chưa thích nghi với môi trường mới. Tôi cố hết sức xoa dịu vẻ xa lạ của những chiếc kệ hộc, tủ ngăn bằng mớ đồ trang trí linh tinh và đồ vải vóc của mẹ tôi. Tôi đặt con gấu trên giường, không biết phải làm gì với nó nữa.

Đêm ấy, tôi ngủ một tay ôm nó; nó yếu ớt đáp lại vòng ôm của tôi bằng cái chân độc nhất. Đêm ấy đang mùa hè vùng cực nên vẫn sáng, trời cứ mãi chạng vạng nhờ nhờ, không hề có giấc ngủ, chỉ có lòng mong được ngủ. Con gấu có mùi bụi, bụi bặm và già nua, thân hao gầy, mười năm, trăm năm, nghìn năm. Mở mắt trong ánh lờ mờ như chìm dưới làn nước của đêm trắng đục, tôi vẫn thấy được những sợi chỉ đen lòng thòng trên hố mắt nhỏ đáng thương của nó. Tôi vuốt ve cái đầu bằng gỗ của gấu; cái đầu đầy sẹo. Tôi mân mê hai tai gấu.

Không, tôi nghĩ, điều này không thể tiếp diễn. Có một truyện ngắn của William Faulkner tựa đề là “Bông hồng cho Emily”. Truyện kể về một người đàn bà đầu độc tình nhân để không cho chàng ta lìa xa mình, và về sau người đó tự giam mình trong nhà nhất quyết không chịu rời bước suốt bốn mươi năm cho đến khi bà ấy qua đời. Sau đám tang bà, người ta tìm thấy một cái xác đàn ông mục rữa mặc chiếc áo ngủ mục rữa nằm nghiêng trên giường như thể đang ôm choàng ai, và cạnh ông ta, trên chiếc gối có hằn dấu lõm một mái đầu đã nằm lên, có một sợi tóc dài duy nhất màu xám bạc.

Sáng ra tôi lên đường đi Moscow. Và khi tôi quay về, một tháng sau, con gấu đã biến mất. Nó không ở trên giường, hay dưới giường; nó không hề nằm trong bất kỳ ngăn tủ nào, hay trong ngách hầm bắt đường ống dưới sàn nhà. Không tìm thấy nó ở đâu cả. Biệt tăm.
– Trần Đức Tài chuyển ngữ

 

***

 

Unnescessary Things
Tatyana Tolstaya
Translated from the Russian by Anya Migdal

This Teddy bear once had amber eyes made from special glass—each one had a pupil and an iris. The bear itself was gray and stiff, with wiry fur. I adored him.

Then a lifetime went by. I bought my own apartment in St. Petersburg and was walking around the parental abode collecting my clothes and books while begging my mother for various knickknacks and for old fabrics stored in even older suitcases. No one had any need for this stuff—not my mother and certainly not me—but I like unnecessary things: all the pragmatic, commercial, and manipulative meaning has disappeared from them, any usefulness has evaporated, leaving only their naked souls, their true selves, all that was heretofore hidden by the hustle and bustle of passing days.

While digging in the cupboard under the stairs, surrounded by grimy burlap and old ski poles that none of us could bring ourselves to throw away, groping in the dark in the space between the wall and the storage chest, I found the bear or, to be more precise, his remains: a furry wooden frame with a single front paw, a plastic button for one eye and bits of hanging black thread for the other.

I grabbed him, holding him tight, clutching his dusty, bristly torso, and closing my eyes to keep the unexpected stream of tears from raining down on him. I just stood there, in the stifling and cramped semi-darkness, listening to the frenzied beating of my heart. Or perhaps it was the bear’s heart—who’s to know?

What was it like? Maybe something like this: say you have babies, they grow up and turn forty, and you get used to this fact and live with it, and then you rummage in the closet and here he is, your first baby, the way he used to be—eighteen months old, not able to talk yet, sweet-smelling like oatmeal and applesauce, his face puffy from crying, lost but found, waiting for you all these decades behind the storage chest in the closet, unable to call for you—and now you are finally reunited.

I took him with me to my new apartment. Everything there was insultingly new—that is, unfamiliar and alien. The place was full of items bought at antique and secondhand shops, items that had previously belonged to other people and had not yet acclimated to their new habitat. I did my best to soften the strangeness of these foreign chests of drawers and sideboards with my mother’s knickknacks and fabrics. I placed the bear on my bed, not knowing what else to do with him.

That night, I slept with my arm around him; he weakly returned the hug with his solitary paw. It was a white summer night, a kind of gauze with dusky twilight, no slumber, but a yearning for it. The bear smelled of dust, dust and old age, infirmity, decades, millennia. Opening my eyes in the underwater dimness of this alabaster midnight, I could see the black thread hanging from his miserable little eye socket. I stroked his wooden head; it was covered with scars. I touched his ears.

No, I thought, this cannot continue. There is a short story by William Faulkner called “A Rose for Emily.” It’s about a woman who poisons her lover to prevent him from leaving her, and who subsequently locks herself in her house and refuses to leave it for the forty years until her death. After her funeral, a rotted corpse in a rotted nightshirt is found lying on his side in a bed, as if embracing someone, and next to him, on a pillow with the indentation of a head, there is a single long strand of iron-gray hair.

In the morning, I left for Moscow. And when I came back, a month later, the bear was gone. He wasn’t on the bed, or under it; he wasn’t in any of the closets, or in the crawlspace. He was nowhere to be found. Nowhere.