Phù Thủy Tiên
Trương Quả Lão là một trong tám vị tiên.
Bọn Bát tiên mỗi người sống trong một động đá nơi đảo Bồng Lai, cõi trường sinh bất tử.
Trương có một cái trống cơm và một con lừa. Lúc cỡi lừa Lão tiên thường ngồi đối mặt về phía đuôi con lừa.
Con lừa đi tới.
Lão cũng tới, bằng cách thụt lùi.
Lúc không cỡi, Trương Quả Lão thu nhỏ con lừa bỏ vào cái bị cói, rồi mang kè kè.
Có thể hiểu một cách khác: “Phép thuật không do nơi Thuật sĩ Trương Quả Lão. Chỉ là do con lừa biết tự thu nhỏ để rúc vào cái bị cói”.
*****
Bạn Cũ
[truyện mấy trăm chữ]
Lâu ngày đến nhà Nguyễn thăm chơi, thấy chỗ bàn thờ trang trọng thờ ông bà cha mẹ, có kê thêm [phụ] một cái tủ nhỏ, thấp hơn bàn thờ chính một chút, ngay chính diện.
Trên nóc tủ, một cái khay vuông gỗ cẩn xa cừ đẹp đẽ, lòng khay trải một tấm lụa điều, một cái đĩa sứ hoa văn xanh màu gốm sứ đời nhà Thanh bên Tàu. Trên đó đặt một vật, mắt tôi kém, nhìn xa tưởng một trái tim gỗ. Nhìn gần, nó sù sì màu sắt rỉ. Hóa ra là một trái mìn, loại mìn nhảy, dẫm phải, nó nhảy tửng lên cao vài tấc, và nổ. Đứa dậm phải thường khi sống sót, chỉ bị cưa chân.
Trong trí tưởng của tôi khi trực nhìn “vật gây cụt chân” nơi trang trọng kia, và từ một niềm tin xa vắng, khá là mơ màng, tôi đã từng thấy trái tim Hòa Thượng Thích Quảng Đức, sau cuộc tự thiêu 1963, thời Phật giáo chống chính quyền Miền Nam. Trái tim ấy khó cháy thành than, nó nguyên vẹn trong niềm tin những ai tin rằng ‘‘Nguyện vọng ấy không thể cháy thành than”. Bây giờ “Chúng Nó”, máu thịt vô hình và sắt thép sờ nắm được, hiện ra trước mắt.
Sau cuộc nội chiến, mìn bom không chịu nổ còn dài dài trong lòng đất. Gọi cho thơm tho là Lòng Đất Mẹ.
Cần đất để canh tác, làm nhà ở, phải dọn sạch mìn bom. Bọn công binh rà mìn bới lên bỏ vào kho, những lựu đạn với mìn cá nhân loại này, nhiều như khoai lang,
Bọn nhân gian chen nhau lượm về, cưa ra, lấy sắt vụn, thuốc nổ dùng vào nhiều việc, đánh cá chẳng hạn. Có đứa mua với giá rẻ phế liệu, khiêng cả trái bom về nhà, cha con ngồi thong dong, vừa hát vừa cưa.Trái bom tưởng thối hoắc từ khuya, bây giờ thình lình phát nổ banh xác hai thằng cưa. Đương nhiên mấy đứa trẻ ham vui đứng xem cưa bom như xem hát cùng ra ma.
Nguyễn một hôm nhìn đống khoai lang, thưa với đồng chí giữ kho, Cho tôi một một trái, nhỏ thôi.
Nguyễn một chân, đi nạng gỗ, chân kia “trả nợ cho mìn”, nhưng di chuyển khá lẹ làng.
Người đời xấu che tốt khoe, thường che đậy những chỗ không may trên da thịt, Nguyễn khác, lúc ngồi trò chuyện, anh ta luôn kéo ông quần, như bọn con gái thích bày trưng cái đùi vế da thịt nồng nàn.
Chỗ bị cưa cụt, thịt da bao quanh tròn trịa, những vết khâu lâu năm màu da nâu đen. Nguyễn rung đùi, vết thương bay nhảy. Nguyễn bảo, Sống hoài chỗ đáng chết, may còn phần thân thể nào mừng phần đó.
Cho dù gãy mất một cái chân, cũng mừng còn một chân kia. Mất cả hai chân, cũng mừng còn đôi tay để điều khiển chiếc xe lăn. Cho dù mù hai con mắt cũng mừng, còn đôi chân để bước đi, còn hai lỗ tai để nghe đời còn lại. Mang một cái thân thể thương tật sống với một cõi đời không mấy lành lặn này, cũng đâu có gì là mất tương xứng.
Giọng của Nguyễn ấm áp.
Thăm nhau, trò chuyện mấy tiếng đồng hồ, tôi vẫn chưa hiểu con đường đi của trái mìn sần sù trụi trơ từ trong đất để hại người, nay tới “ngự” cái chỗ cùng tổ tiên kia. Phải chăng đó là hình tượng Ông Ác trong một ngồi chùa. Một thứ gia vị, để Ông Thiện bên đối diện đến chỗ “cao trào”.
Bấy nay chỗ phòng khách, nơi thư phòng, thỉnh thoảng người ta trưng bày trên các giá gỗ, đặt trong tủ, treo chỗ bờ tường, những vật kỷ niệm.
Người đi săn giữ lại đôi sừng nai đính vào một mảng đầu gỗ, một bộ da cọp, cặp ngà voi. Ông quan võ là cung tên, một lưỡi kiếm trên vách tường.
Nếu trên bàn thờ, là cái sắc phong quan tước của triều đình, hoặc giả, là văn phòng tứ bảo của tiền nhân mình hằng dụng. “Bọn kỷ niệm”, cái món đã láu cá ăn bớt của mình một bàn chân tận ống quyển, thì không thể nằm nơi Nguyễn đã an vị.
Lúc chào ra về, tôi nói:
– Nguyễn ạ, trái mìn dính dấp tới thân mạng của ông thì nó đã nổ tan xác từ khuya rồi. Ông có biết vì sao hôm nay tôi nhìn mãi cái vật nằm bên dưới một chút chỗ chân dung của cụ thân sinh ông trên kia không?
Nguyễn nói gọn, nhưng khá nghiêm chỉnh:
– Ông ạ, cái đặt trên bàn thờ là cái để ta tôn kính, lẫn cái ta phải nên rất mực quên đi.
bài đã đăng của Cung Tích Biền
- PHẬN NGƯỜI TRONG CÕI ẢO - 16.11.2020
- “Mộng ảo với Quỷ Thần: Cung Tích Biền trả lời phỏng vấn chuyển đề thiếu nhi - 20.10.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT - Mắt truồng - 06.08.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT- Lời giải oan muộn màng - 04.08.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT- Lời tâm sự nửa vời - 30.07.2020
- MỘT THỜI NÊN VĂNG MẶT- Bùa mê từ thuở dậy thì - 24.07.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT- Những niềm đau hóa thân. - 22.07.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT - Có nhiêu điên nhiêu - 16.07.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT- Bị nhiễu loạn từ tuổi học trò - 14.07.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT- Cứt thỏ - 09.07.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT- buồng trứng - 08.07.2020
- MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT- chuyện của châu chấu - 03.07.2020
- MỘT THỜI VẮNG MẶT- Lời âm u khói núi - 02.07.2020
- NHỮNG MÙA XUÂN THEO NHAU - 09.04.2020
- ĐỜI NGỬI KHÓI - 02.01.2020
- MỐI TÌNH THỜI GIÓ CHƯỚNG - 06.05.2019
- ANH EM CÙNG MỘT MẸ - 26.04.2019
- NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT - 11.02.2019
- ĐƯỜNG VỀ CỦA PHÙNG NGUYỄN - 30.11.2018
- THÀNH TÔN, NGƯỜI ĐI TÌM DĨ VÃNG. - 23.10.2018
- Giá Rai, Đã Có Những Ngày Như Thế - 15.05.2018
- TẾT MẬU THÂN CỦA MẸ - 28.04.2018
- CHUYỆN TỪ XÓM QUÊ- [Tường trình tháng Năm] - 19.04.2018
- LỜI QUÊ GÓP NHẶT [Tường trình tháng Tư] - 09.04.2018
- chùm truyện chớp Cung Tích Biền - 29.01.2018
- ỨNG XỬ - 05.12.2017
- À, RA VẬY - 02.11.2017
- LỜI MẸ RU - 24.10.2017
- truyện chớp Cung Tích Biền: Phù Thủy Tiên / Bạn Cũ - 02.10.2017
- ÔNG DƯƠNG, ÔNG ĐÃ VỀ TRỜI - 12.08.2016
- Cung Tích Biền: Lịch Sử Không Có Chữ Nếu - 29.04.2016
- D15-2015 ĐÊM MUÔN MÀU [*] - 01.05.2015
- D14-2015 GIA SẢN DƯỚI ÁNH TRĂNG [*] - 29.04.2015
- GIA SẢN TRONG BÓNG ĐÊM [*] - 28.04.2015
- MÙA XUÂN CÔ MƠ BAY - 11.04.2014
- KẺ NGOẠI LAI - 10.04.2014
- KHOẢNG TRỐNG ĐỂ RA NGOÀI - 08.04.2014
- Bàn Tròn - Cung Tích Biền - 08.04.2014
- NỖI ĐAU ĐÔNG DƯƠNG - 23.05.2011
- Ở trỏng là khói mây - 21.04.2011
- Kỷ niệm cùng Nguyễn Thụy Long - 21.09.2009
- Bí Ẩn Ba Nô - 11.08.2009
- Nhạc điệu của bầy ong - 30.04.2009
- Mã Số Giữa Kiến Và Ong - 27.04.2009
- lang thang qua những cõi thơ Nguyễn Lương Vỵ - 18.03.2009
- Bùi Giáng, nhà thơ của ngày tháng NGAO DU - 25.12.2008
- 4 Âm Bản – Âm Bản 4 - 17.11.2008
- 4 Âm Bản – Âm Bản 3 - 16.11.2008
- 4 Âm Bản – Âm Bản 2 - 15.11.2008
- 4 Âm Bản – Âm BẢn 1 - 14.11.2008
- Hình Như Còn Đâu Đó - 25.09.2008
- HÌNH NHƯ CÒN ĐÂU ĐÓ - 24.09.2008
- GIÁC HỒN - 24.09.2008
- GIÁC HỒN - 23.09.2008
- CHỖ TREO LINH HỒN - 23.09.2008
- CHỖ TREO LINH HỒN - 22.09.2008
- THANH XUÂN CỦA CÔ CHƠI - 22.09.2008
- THANH XUÂN CỦA CÔ CHƠI - 21.09.2008
- xứ động vật vào ngôi - 22.08.2008
- Dị Mộng - 18.05.2008
- Rừng Đom Đóm - 29.03.2008
- The Devil Catcher - 27.03.2008
- Đêm hoang tưởng - 26.03.2008
- Thằng Bắt Quỷ - 26.03.2008
- Xứ động vật màu huyết dụ - 25.03.2008
- Ngoại ô, Dĩ An, và linh hồn tôi - 25.03.2008
- Xứ động vật mưa hồng - 24.03.2008
- Thừa Dư - 24.03.2008
- Qua sông - 23.03.2008
- Một phần khí hậu (Hóa Vàng cho Hồng Chuyên) - 23.03.2008
- En traversant le fleuve - 23.03.2008
- Mùi cùa Gió Mùa - 21.03.2008
- Dị Mộng - 07.09.2007
- Nghiệp chưa hề an nghỉ - 10.08.2007
- Bạch hóa - 31.05.2007