Đại úy Tạ Chí Đại Trường (1974)
nguồn: indomemoires.hypotheses.org
Phùng Nguyễn:
Cuối tháng 7 năm nay tôi có gửi sử gia Tạ Chí Đại Trường (TCĐT) hai câu hỏi qua email để nhờ ông giải đáp hộ thắc mắc của mình. Nguyên văn hai câu hỏi như sau:
1. Các yếu tố tạo nên tâm lý thần phục thiên triều của các vương triều Việt nam trong lịch sử?
2. Đảng Cộng Sản Việt nam có mang tâm lý thần phục Bắc Kinh hay không, và tại sao?
Mặc dù sức khỏe không được tốt, TCĐT đã cố gắng trả lời khá sớm, cũng qua email. Bởi vì đây là liên lạc giữa cá nhân, cách phát biểu có khi không trau chuốt như một bài viết nghiêm cẩn người đọc chờ đợi ở sử gia.
Tạ Chí Đại Trường:
Gởi Phùng,
Hai câu có thể niu kéo nhau vì cũng chỉ là chuyện Việt Trung.
1. Tâm lí thần phục Trung Hoa mang tính cách lịch sử, văn hóa. Hai nước kề cận nhau nên phải xảy ra xung đột, nói gì thì nói, thằng nhỏ cũng phải thua thằng lớn. Đánh nhau là bất đắc dĩ, thằng nhỏ có giành lại được nước – với ngày xưa là vua chúa Việt giành được ngôi vị, thì phải xưng thần, cảm ơn nó không đánh tiếp để nó phong mình làm chủ nước. Lâu ngày thành thói, có chuyện tranh giành trong nước, bị thua thì kéo nhau qua Tàu nhờ phân xử, như họ Trần câu viện Minh đánh Hồ Quý Li, Trịnh Lê cầu Minh đánh Mạc, Lê Chiêu Thống Phùng biết rồi…. Cái thế nước nhỏ do đó càng lúc càng thấp thỏi, phải chịu đựng một thứ tâm thức Phiên thuộc, kéo dài thành một thứ tôi gọi là “Hội chứng phiên thuộc” đó.
Cái Tâm lí, Hội chứng phiên thuộc còn có tính chất sâu xa lại cũng vì áp lực văn hóa Hán đè nặng. Các nho sĩ làm quan được là nhờ chữ Hán, sống trong khung trời Hán học nên có lúc tưởng mình là người phương Bắc, không được thì cũng ráng nghĩ làm sao cho có dạng phương Bắc. Quyển “Toàn thư” dịch ra tiếng Việt, ví dụ có chữ "nước ta" thật ra trong bản văn gốc nó là (không nhớ rõ chinh xác) "ngã Trung Quốc nhân". Sách triều Nguyễn không xưng là dân Việt mà xưng là "dân Hán", còn người Tàu là "Đường nhân". Hình như năm vừa qua, lúc đốt phá các hãng xưởng Bình Dương, Hà Tĩnh, mấy ông Chợ Lớn ra thông báo mình là “Đường nhân” chứ không phải là Tàu!
Trở lại vấn đề, vì muốn thành Tàu mà thực tế biết rằng không phải là Tàu nên mấy ông nhà nho thế kỉ XIV bịa ra chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, tổ dân Việt, có liên hệ bà con với mấy ông tổ Tàu để cho nước mình có lịch sử 4000 năm đó. Trong một cuộc hội thảo về đền Hùng 2011, có ông học giả Đài Loan nhạo các ông nho kia muốn "trèo cao". Vậy mà chưa tởn, cứ tin như tụng kinh, nên năm 2010 bà Đỗ Ngọc Bích bị người ta chửi mắng mà người chửi không biết là bà ta chỉ giảng giải chuyện con Rồng cháu Tiên: vua Việt tổ là em vua Tàu, người Việt đi từ hồ Động Đình thì là Tàu chứ còn là gì nữa? Đáng chú ý là bà ta đã dạy đại học ở Việt Nam và qua Trung Quốc học tiếp làm luận án gì đó!
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2010/04/100417_do_ngoc_bich.shtml
2. Chính bọn nho sĩ, trí thức Việt ngập chìm trong sách vở, tập quán nên khi Gia Long thắng Tây Sơn thật oai hùng, muốn nhận chiếu phong của Tàu nơi biên giới để khỏi mất oai phong đối với dân chúng thì đám nho sĩ Bắc Kì như Phan Huy Ích lại nói là xưa nay chưa có chuyện đó làm Gia Long phải nhận sắc phong tại Thăng Long!
Cái tâm lí, kiến thức đó âm ỉ trong phần lớn đám Coợng Sản Bắc Kì khiến họ thấy thân thiện một cách tự nhiên khi nhờ cậy từ những năm 1950. Cú xung đột 1979 vì Tàu chận âm mưu làm bá chủ Đông Dương của nhóm Lê Duẩn kiêu ngạo chiến thắng nhưng chiến tranh biên giới, Campuchia làm các anh cũng ê mình, lớp người nối tiếp tất nhiên không có dũng khí của cha anh nên không những phải chịu Tàu lấn lướt mà tâm thức phiên thuộc trổi dậy nên có lời phân trần chính thức của nhà chức trách Đảng, "Từ xưa ta cũng phải xưng thần".
Lời phân trần hồi bắt bớ người, nhiều lắm, như chuyện công an Sài Gòn phân trần hồi bắt Nguyễn Phương Uyên: "Hà Nội biểu bắt, Tàu nói không bắt thì nó đánh!" Sợ đến nỗi bị Tàu ép quá, dân chửi lung tung, Mĩ mở quyền lợi lớn quá với lời hứa quan trọng là không làm mất Đảng nên làm đảo chính nội bộ, bắt giam Bộ trưởng Quốc phòng, vậy mà còn để cái đuôi nịnh người anh lớn, cho đánh quốc ca Tàu khi Chủ tịch nước lên diễn đàn! Quyền lợi lớn quá nên không thể để mất Đảng tuy cung cách ứng xử có vẻ vụn vặt, nhà quê vẫn cứ làm. Có thế thôi.
Hơi thở còn nhiều phải không?
Chào.
TCĐT
bài đã đăng của Phùng Nguyễn
- Đêm Oakland. Câu Hỏi - 16.11.2017
- Cua - 15.11.2017
- Oakland Night Question - 14.10.2016
- Hãy giúp chúng tôi tiếp tục làm người đọc văn minh - 07.10.2016
- Nỗi loay hoay của Lữ Phương - 06.10.2016
- Một lần * Thơ Phùng Nguyễn * Nhạc Nguyễn Tiến Dũng - 06.10.2016
- Cha và Con - 05.10.2016
- Mặt Trời Bé Con - 05.10.2016
- Ruộng Gió - 03.10.2016
- tác phẩm - 30.09.2016
- KHÁN GIẢ - 29.09.2016
- “RICK” - 28.09.2016
- Ba Câu Hỏi Cho Trần Mộng Tú - 27.09.2016
- Bóng phượng - 27.09.2016
- Lời Khai - 26.09.2016
- CHUYỆN THẦN TIÊN - 23.09.2016
- If Then Else / Nếu không thế thì - 23.09.2016
- QUÁN ĐÊM - 22.09.2016
- KIM NGA - 22.09.2016
- Tỏ tình với bình minh - 21.09.2016
- CÀNH LÊ HOA * MÙA ĐÔNG - 20.09.2016
- Ba câu hỏi cho Hoàng Hưng - 01.01.2016
- Mệnh Trời? - 12.11.2015
- Từ ‘Giấc Ngủ Mười Năm’ đến Ác Mộng Trăm Năm * - 23.10.2015
- Xin Rút Tên Ra Khỏi Văn Đoàn Độc Lập - 25.09.2015
- Xuôi dòng ký ức - 13.09.2015
- Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ý Thức Trách Nhiệm hay là Bắt đầu của một Chung Cuộc - 08.09.2015
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 10-16/8/2015- Họa sĩ Đinh Cường - 10.08.2015
- Văn Học Miền Nam 1954-1975: Đường Về Gian Nan - 24.12.2014
- Văn nghệ cuối tuần (SBS Radio - Australia): Nói chuyện với nhà văn Phùng Nguyễn về Thu Tứ và "Trường hợp Võ Phiến" - 03.11.2014
- Nhân "Trường hợp Võ Phiến" nhìn lại sự kiện "Luận văn Nhã Thuyên" - 31.10.2014
- Những nạn nhân đầu tiên của mùa Thu - 17.10.2014
- Trường hợp Võ Phiến hay câu chuyện Tái ông thất mã - 27.09.2014
- Cuối Đường - 24.09.2014
- Xung đột biển đảo: một tình huống khó xử - 09.05.2014
- Nửa Đường - 31.08.2013
- Những thay đổi nhỏ - 31.03.2013
- Thư, từ mười năm trước - 05.10.2012
- nàng và tôi - 22.05.2012
- Đỗ Kh. người-lính-lạc-loài - 30.04.2012
- Tạp chí Da Màu trở lại cùng bạn đọc - 15.03.2012
- Tạp chí Da Màu bị trùng độc tấn công - 03.03.2012
- Vấn Nạn Đến Từ “Thơ Đến Từ Đâu” - 26.12.2011
- đi chợ - 17.11.2011
- Đêm Oakland và Những Truyện Khác - 24.07.2011
- Cách mạng Ebook - 18.04.2011
- Chuyến đi - 15.04.2011
- Da Màu, Một Chặng Đường - 14.12.2010
- Thủy Tinh - 30.09.2010
- Chân Dung Tin Tặc - 20.09.2010
- Bùa phép ở đường Bourbon - 16.07.2010
- Nền Văn Học đến từ Hỏa Tinh - 08.03.2010
- Nguyễn Hữu Liêm: Con đường Thực Dụng Mới & Khái niệm Thể Thức - 02.02.2010
- bia ôm - 16.12.2009
- Đôi Điều Về Những Hoạt Động Văn Học Của Tuổi Trẻ Hải Ngoại Trên "Liên Mạng" - 23.09.2009
- Chia tay mùa Hè - 21.09.2009
- Phía Bên Kia Đường - 02.09.2009
- nếu thế thì em - 07.08.2009
- Bắt Hến Ở Hồ Isabella - 31.07.2009
- Catching Clams at Lake Isabella - 31.07.2009
- Quan Hệ - 06.07.2009
- Chung quanh vấn đề Tư thế Chính trị của Trịnh Công Sơn – Phần 2: Đàng Sau Những Cuộc Ám Sát Nhân Cách - 24.04.2009
- Chung quanh vấn đề Tư thế Chính trị của Trịnh Công Sơn – Phần 1: Những điều trông thấy - 22.04.2009
- Tháp Ký Ức - 11.04.2009
- Mỵ Nhãn và Dã Trư - 16.03.2009
- Khi kẻ đồng lõa là nhà văn - 23.02.2009
- Huyền Thoại - Phần II: Từ Tro Than Chiến Bại - 16.02.2009
- Huyền Thoại - Phần I: Người Đàn Bà Phía Bên Kia Đường - 09.02.2009
- Nạn nhân - 22.01.2009
- Một số suy nghĩ về dịch thuật - 03.12.2008
- cháy lên những ngọn đồi cỏ khô - 28.11.2008
- Phùng Nguyễn trao đổi với DCVOnline - 21.09.2008
- Về Một Ánh Mắt Ngày 30 Tháng Tư Năm 75 - 30.04.2008
- Nhà Văn - 17.04.2008
- "Bạt đô" và những chuyến bay tuổi nhỏ - 06.04.2008
- Khi nhà văn không chỉ là kẻ đồng loã - 02.04.2008
- niềm hy vọng của Châu Long - 12.03.2008
- Cao Điểm - 28.02.2008
- Những chiếc lá từ cây phong cụt - 25.12.2007
- Dựng truyện - 27.11.2007
- Giường và Điểm Tâm (truyện ngắn) - 26.10.2007
- Tuổi Thơ - 11.10.2007
- Lần Trở Lại Của Cá Voi - 10.10.2007
- Để bày tỏ sự ái ngại - 04.10.2007
- Giải cấu "Thanh Tâm Tuyền, thi sĩ tuyệt vọng trần truồng" - 26.09.2007
- Ảo thuật - 22.09.2007
- Ca Bin - 16.09.2007
- Mùa thu lá bay - 09.09.2007
- Ngày Đầu Tiên Của Mùa Xuân - 05.09.2007
- Đường đến Ducor - 17.08.2007
- Ngôn Ngữ - 09.08.2007
- Sự kiện 14 tháng Bảy - 15.07.2007
- Sự kiện 14 tháng Bảy - 14.07.2007
- War Veteran, Poet - 30.06.2007
- Cựu Chiến Binh, Nhà Thơ - 30.06.2007
- Cựu chiến binh, nhà thơ/ War Veteran, Poet - 30.06.2007
- Nguyễn Phan Thịnh và những đôi mắt nhân chứng - 31.05.2007
- Nguyễn Phan Thịnh và những đôi mắt nhân chứng - 31.05.2007
- Đọc "The Long Road Home: Exile, Self-Recognition, and Reconstruction" của Nguyễn Bá Chung - 15.05.2007
- Đọc "The Long Road Home..." của Nguyễn Bá Chung - 15.05.2007
1 Comment To "Hai câu hỏi cho Tạ Chí Đại Trường"
#1 Comment By black raccoon On 10/10/2016 @ 9:23 am
CSVN thần phục TC đơn giản là do tâm lý từ xưa để lại (?)
Môn Tâm Lý Học Psychology chuyên nghiên cứu các vấn đề thuộc tâm trạng con người behavior and mind qua ý thức hoặc vô thức. Thí dụ như tâm lý người VN khoái dùng hàng ngoại quốc vì 1 nguyên nhân gốc là người VN chưa chế được mặt hàng đó cũng như hay làm giả làm nhái hàng hoá v.v…
Hiện nay, ai cũng cũng biết là CSVN theo TQ vì giữa họ chung màu cờ sắc áo thể chế chính trị, hợp tác kinh tế chiến lược, núi sông liền nhau, VN hàm ân TQ trong chiến tranh giải phóng dân tộc và có được thống nhất như hiện nay.
Vấn đề còn to lớn hơn môn “tâm lý học” rất nhiều. Cứ cho là Nho Sĩ ngày xưa nhai văn nhá chữ chi hồ giả dã thành ra có tâm lý thần phục thiên triều. Cho là vậy đi. Thì người ta trả lời ra sao khi đảng CSVN từng đánh tận gốc bật tận rễ Nho Văn VN; gần như toàn … bộ cán bộ VC từ hơn 3 thế hệ nay không hề biết Hán Văn (đọc, viết) mà họ có giữ vững phát triển được văn hoá tinh thần Việt Tộc hơn người xưa đâu ?
Ngoài ra, ông TCĐT nghĩ là chỉ có “đám cán bộ Bắc Kỳ” mang tâm lý thần phục TQ, ông nêu ra trường hợp Lê Duẫn (người Trung) từng đánh nhau với TQ. Ông quên là trong bộ 3 thời đụng độ với TQ năm 79 thì Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng cũng là Bắc Kỳ. Nó do 1 yếu tố tối quan trọng khác là yếu tố VN cấu kết liên minh quân sự với LX rất mạnh lúc đó khiến dẫn đến sự va chạm biên giới Việt Trung .
Nếu phải nói về các vấn đề tâm lý học, không chừng cái “mặc cảm phản bội” lại khiến đảng CSVN theo TQ hơn bao giờ hết trong suốt mọi thời lịch sử của người Việt .