Có thể nói đó là tác phẩm hậu hiện đại bậc nhất bởi hình thức viết của nó. Có đủ mọi thể loại trong nó, từ truyện, thơ đến sấm truyền, lịch sử, thư từ, rồi ký. Họ đều là độc giả của tác phẩm đó, ngay cả khi họ không đọc nó, bởi vì họ chấp nhận nó. Lẽ đương nhiên là vậy bởi vì họ yêu mến tác giả của cuốn sách. Họ cũng yêu mến nhân vật chính trong đó. Khó thể nói họ yêu nhân vật hơn hay yêu tác giả hơn. Nói chung nhân vật chính rất giống tác giả. Vì vậy có thể gọi đây là một tự truyện.
Họ thích đọc tự truyện vì đó là cách đến gần sự thật nhất. Khi đọc một tự truyện người ta muốn tin vào những gì có thật. Không ai thích đọc một tự truyện quá nhiều hư cấu. Bởi điều này khiến họ bị hoang mang và lòng tin của họ bị thử thách. Và họ cảm thấy bị xúc phạm. Để khẳng định tính hiện thực của tác phẩm có lúc họ đã định gọi nó là hồi ký. Nhưng nghĩ lại điều này cũng không ổn. Cuốn sách không nói gì nhiều về cuộc đời nhân vật chinh. Nhân vật chính không nhất quán và không ở ngôi thứ nhất. Khó biết được nhân vật chính làm gì, đi đâu, sống ra sao hay sở thích, khuyết điểm của nhân vật. Mọi sự nhận dạng nhân vật chính đều khó diễn giải. Nhân vật chính mang nhiều tính cách mâu thuẫn, bí hiểm, tự cao, chỉ có thể biết như thế.
Họ tìm được nhiều dòng trong sách nói rằng nhân vật chính không hề thay đổi. Hay không điều gì có thể tác động lên nhân vật chính. Lúc nào nhân vật chính cũng tự tại và bất chấp mọi tác động. Chính vì thế mà người ta kém hứng thú theo dõi cuộc đời nhân vật chính. Một cuốn sách không gợi lên tò mò hay thắc mắc gì về số phận của nhân vật là một cuốn sách thất bại.
May mà cuốn sách có họ trong đó. Họ ở ngôi thứ hai. Nhân vật chính thỉnh thoảng có đối thoại với họ, gọi họ là các bạn, mày, anh/chị, các người, … tùy vào cách dịch ngôi thứ hai trong văn chương của họ. Như vậy họ cũng thuộc về cuốn sách, họ cũng là nhân vật, tuy không phải nhân vật chính. Đó là số phận của họ. Có lẽ vì vậy họ càng yêu mến cuốn sách, nhân vật chính, và tác giả hơn. Cuốn sách, nhân vật chính, và tác giả, chỉ là một, và đó là một liên kết ba ngôi chặt chẽ, bền chắc hơn mọi hợp chất từng được chế tạo.Tương quan này không thể phá vỡ được. Ngay cả khi, để cứu vớt nhân vật chính, họ đã trở thành tác giả.
bài đã đăng của Đặng Thơ Thơ
- Đôi điều về vở kịch Người Mẫu- Phỏng vấn Thu Phong - 25.11.2021
- Một Ngày Trước Khi Đổi Giờ - 08.11.2021
- Thế giới truyện ngắn Trần Doãn Nho: Con người là ẩn số của chính mình - 14.09.2021
- “Thế nào mới thật là một câu thơ?” - 26.08.2021
- 1. Tôi Đã Làm Gì Trong Năm Chuột- 2. Bữa Tiệc Giao Thừa của Da Màu - 13.02.2021
- văn chương thiếu nhi/thiếu niên- phần 2: chiếc áo màu thời gian & tổng kết chuyên đề - 18.12.2020
- Văn Chương Thiếu Nhi/Thiếu Niên- Phần 1: Đối Thoại với Đỗ Quyên - 04.12.2020
- Mất Tích trong Viện Bảo Tàng - 18.11.2020
- Ngăn kéo của một nhà thơ - 14.05.2020
- thời trang mùa xuân và phức cảm Freud - 17.04.2020
- những kẻ mắc dịch- kỳ 2/2 - 03.04.2020
- những kẻ mắc dịch - kỳ 1/2 - 27.03.2020
- Tình Yêu Thời Coronavirus & Chuyện tình trước ngày tận thế - 11.03.2020
- Tôi Đã Làm Gì Trong Năm Heo? - 13.02.2020
- Hoàng Đạo như một Ẩn Số - 20.09.2019
- Đặng Thơ Thơ phỏng vấn Trần Thị NgH - 08.07.2019
- Trịnh Cung và Căn Cước Di Dân - 17.06.2019
- Một Câu - 12.05.2019
- Nói Chuyện với Như Quỳnh de Prelle, và Song Tử (phần 3/3) - 12.07.2018
- Nói Chuyện với Như Quỳnh de Prelle, và Song Tử (phần 2/3) - 04.07.2018
- Nói Chuyện với Như Quỳnh de Prelle, và Song Tử (phần 1/3) - 29.06.2018
- ngủ trưa tu viện thành phố cổ - 13.04.2018
- Formula 409® - 30.03.2018
- Trà đạo tốc hành - 16.10.2017
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 25/12/2016-1/1/2017: bưu thiếp của đặng thơ thơ - 25.12.2016
- “Giường và Điểm Tâm”: Một Định Nghĩa Truyện Chớp và Siêu Hư Cấu Đời Sống - 14.12.2016
- Đối Thoại Với Nhà Văn Nguyễn Viện- kỳ 2/2 - 29.11.2016
- Đối Thoại với Nhà Văn Nguyễn Viện- kỳ 1/2 - 28.11.2016
- Nói Chuyện Với Nhà Văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc về Gió Mỗi Ngày Một Chiều Thổi - 28.04.2016
- Phỏng Vấn Văn Học trong Bên Kia Con Chữ và Nghệ Thuật - 04.03.2016
- xông đất chùa Gia Mầu - 19.02.2016
- khuyến mãi mùa giáng sinh - 24.12.2015
- những khả thể của selfie- từ chủ đề selfie trên Da Màu - 13.11.2015
- thân thể và chữ viết- nghệ thuật đương đại trung đông - 30.10.2015
- Võ Phiến và “Sự Chờ Đợi” - 05.10.2015
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 21-27/9/2015- chủ đề ảnh tự chụp: Man Ray và Trịnh Cung - 21.09.2015
- họ đã dịch nó như thế - 14.09.2015
- Nữu Ước- những điều không thấy - 11.09.2015
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 27/7-2/9/2015- chân dung tự họa- họa sĩ Trịnh Cung - 26.07.2015
- Thiệp mời tham dự ra mắt sách “Khả Thể” của nhà văn Đặng Thơ Thơ - 02.02.2015
- Khảo Sát Khái Niệm Di Sản, Gia Tài, và Bóng Ma của Mẹ trong Văn Học Miền Nam (qua các tác phẩm của Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Minh Quân, và Trùng Dương) - 06.01.2015
- phỏng vấn Lưu Thủy Hương - 08.12.2014
- Ảo Thuật của Cô Anh Đào - 17.10.2014
- mình nó ngồi trong ghế bành - 19.09.2014
- Da Màu–phần 3 - 02.09.2014
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 10-17/8/2014- nghệ sĩ René Magritte (1898-1967) - 13.08.2014
- Nói Chuyện với Tru Sa về “Con Ngõ Vắng” - 20.06.2014
- Nói Chuyện với Tru Sa về “Con Ngõ Vắng” - 19.06.2014
- Alice Munro, Mỹ Học Mới trong Một Thế Giới “Vắng Mặt” - 25.04.2014
- Tính Giễu Nhại và Tinh Thần Hậu Hiện Đại trong những tác phẩm chưa xuất bản của Hoàng Đạo - 20.07.2013
- và ông vẫn là người duy nhất có thể tới dù không đóng vai nào trong câu chuyện - 05.10.2012
- Xảy ra vào mùa thu…/ … happen, in the autumn … - 26.03.2012
- Hệ Lụy của “Phái Đẹp” hay “Đừng Nhìn Em Nữa Anh Ơi!” - 29.11.2011
- tam đoạn luận sau Tứ Thư - 18.11.2011
- Tôi đọc Thảo Trường - 29.08.2010
- nhét một căn phòng vào một hạt cát - 21.06.2010
- Da Màu phỏng vấn Đặng Thơ Thơ - 21.06.2010
- tình yêu- màu cờ - 08.05.2010
- 30 tháng 4 và một ngày ở phía tương lai - 02.05.2010
- tháng ba - 24.03.2010
- February - 03.03.2010
- tháng hai - 17.02.2010
- trò chơi của những năm sau - 30.11.2009
- xảy ra vào mùa thu - 13.11.2009
- mùa hè ... từng đoạn ngắn - 15.09.2009
- Một nơi để viết - 07.09.2009
- cây du thứ mấy trên thế giới - 17.07.2009
- Slippery Elm - 17.07.2009
- điếu khúc - 30.03.2009
- Đường Một Chiều nói với Ly - 28.03.2009
- những buổi chiều lửa - 21.03.2009
- Đọc Tập Sống của Đặng Mai Lan - 25.02.2009
- Hội Nhập và Nơi Chốn? - 19.02.2009
- Tháng Giêng 2009 - 15.01.2009
- bây giờ giữa chúng ta - 10.01.2009
- về một hải trình đến thành phố biển - 06.01.2009
- Nói chuyện với Nguyễn Thúy Hằng (phần 2/2) - 13.11.2008
- Nói chuyện với Nguyễn Thúy Hằng (phần 1/2) - 12.11.2008
- Đặng Thơ Thơ: Giữa Người Viết và Người Đọc - 11.11.2008
- lý lịch hoang tưởng của tôi - 04.11.2008
- Ký Ức của Người Loạn Tính - 26.10.2008
- a summer closing ceremony - 06.10.2008
- a summer closing ceremony - 05.10.2008
- đi tìm bản kinh thánh cuối - 05.09.2008
- lễ bế mạc một mùa hè - 27.08.2008
- Hoàng Đạo - tiểu sử và sự nghiệp văn hóa - 22.07.2008
- Hoàng Đạo - tiểu sử và sự nghiệp văn hóa - 22.07.2008
- vô đề - 09.06.2008
- Con yêu ai nhất - 05.06.2008
- Nhà Trẻ - 04.06.2008
- Phòng triển lãm mùa đông - 03.06.2008
- Những Bài Thơ Đến Trước Giấc Ngủ của vi lãng - 05.04.2008
- CTB nói chuyện với Đặng Thơ Thơ, kỳ 4 - 27.03.2008
- CTB nói chuyện với Đặng Thơ Thơ, kỳ 3 - 26.03.2008
- CTB nói chuyện với Đặng Thơ Thơ, kỳ 2 - 25.03.2008
- CTB nói chuyện với Đặng Thơ Thơ - 24.03.2008
- Tùy Bút của Thu Tứ - 15.03.2008
- Quà cho người đàn bà lý tưởng - 24.12.2007
- Quà Giáng Sinh Ý Nghĩa Nhất? - 12.12.2007
- Buổi chiều ở Prague - 20.10.2007
“Họ thích đọc tự truyện vì đó là cách đến gần sự thật nhất. Khi đọc một tự truyện người ta muốn tin vào những gì có thật. Không ai thích đọc một tự truyện quá nhiều hư cấu. Bởi điều này khiến họ bị hoang mang và lòng tin của họ bị thử thách. Và họ cảm thấy bị xúc phạm…” (ĐTT)
Và có lẽ cảm thấy bị xúc phạm nhất là khi chính bên trong họ cũng bắt đầu nhen nhúm nỗi nghi ngờ rằng tự truyện, sự thật, của họ có thể chỉ toàn là hư cấu?
Một đoản văn hay của Thơ Thơ về tự truyện. Tôi không biết chắc thể loại văn học này mới hay cũ nhưng nhận thấy ngày càng có nhiều người viết và tìm đọc.