Trang chính » Chụp và Chép Email bài này

Quan điểm của David {Giả}

David1_thumb.jpg

David1

từ vị trí thuận lợi nhìn du khách
tôi đã trở thành châu báu của nghệ thuật từ lâu
trong thế giới không dài hơn năm phút của mạng
tiểu thuyết đang hấp hối và truyện chớp lên ngôi
tượng của Michelangelo chỉ là con rối
đứng trong bóng tối vô tri của viện bảo tàng
khi tất cả quảng trường* là truyền hình và sân khấu của tôi.

 

 

* Ở vị trí đầu tiên nơi Michelangelo đặt David, bức tượng hiện thời là bản sao, nguyên bản hiện ở Accademia Gallery để được bảo vệ.

bài đã đăng của Đỗ Lê Anhdao

Cancel


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

7 Bình luận

  • Đỗ Lê Anhdao says:

    Tượng giả không phải từ Michelangelo, và không tự cho mình nằm trong thế giới của Michelangelo. Hắn quan niệm rằng những tượng thật chỉ đóng một vai trò trong bàn kịch quyền lực của giới quý tộc nghệ thuật Ý, không thật sự đụng chạm và ảnh hưởng đến những mảnh đời thật – đa số du khách chỉ gặp tượng giả mà không có thì giờ và sốt sắng gặp tượng thật. Trong viện bảo tàng của tượng thật, người ta bắt buộc chấp nhận một thái độ hình thức như xã hội ra lệnh, không có tự do của quảng trường.

  • Về tấm ảnh David của ĐLAĐ

    Tấm ảnh nầy có một góc nhìn khá độc đáo. Tượng David bản sao, copies, reproductions, có nhiều nơi trên thế giới làm. Sự thật, bức tượng David trong tư thế đứng dang chân, mắt hướng nhìn xuống, bàn tay trái co vào ngang vai. Nhưng qua góc nhìn của ĐLAĐ (có dụng ý) thì khác. 2 chân như khép lại, bàn tay trái che miệng, mắt trông lên. Tác phẩm nhiếp ảnh vì thế cho thấy một David e… thẹn.

    David bản copy đặt ở Piazza della Signoria, Florence
    http://www.free-city-guides.com/florence/piazza-della-signoria/

  • đặng thơ thơ says:

    Tôi nghĩ tượng David giả đang tìm cách khẳng định tính “chính danh” của nó khi gọi tượng thật là “con rối.” Và tượng giả có lý: tượng thật không còn khả năng đứng vững ngoài ánh sáng nữa, tượng thật đã rút lui nhường chỗ cho một bản sao khác của sự thật. Sân khấu bây giờ là do tượng giả thao túng.

    Tại sao lại có “truyền hình” ở đây? Nếu sự phát minh “truyền hình” là một cột mốc cho chú nghĩa hiện đại, và truyền hình đã thay đổi toàn bộ cách con người nhìn ngắm và tiếp cận hiện thực, thì tượng thật đã vĩnh viễn thuộc về quá khứ (khi nó đánh mất quảng trường vào tay tượng giả).

    Chụp và Chép này còn đặt câu hõi về ranh giới giữa thực và ảo, giữa nghệ thuật (David thật trong bảo tàng) và kinh tế thị trường (David giả dành cho du khách).

  • chàng đứng đó trên cao nhìn xuống
    nét ngây thơ ấp ủ nguyên trinh
    xuân mở thắm mùa thu kín ảo
    trần gian rồi lắm ả si tình

  • Lâu nay tôi vẫn có thắc mắc không biết khi một người phụ nữ nhìn ảnh tượng khỏa thân của một phụ nữ đẹp thì thật sự họ nghĩ gì?

    Đàn ông nhìn thì hầu hết là chiêm ngưỡng và mê say. Dĩ nhiên. Còn phụ nữ thì sao? Họ ganh tị? Họ cảm thấy bị tổn thương (nữ quyền)? hay họ thật sự cũng yêu thích như đàn ông?

    Trở lại bức ảnh tượng David (bản sao) và bài viết của cô ĐLAĐ. Một bài thơ hay. Rất thú vị. Thú vị ở chổ cô dám nói lên suy nghĩ của mình. Suy nghĩ về sự mê trai… đẹp. Ít ra, từ ngữ “phái đẹp” không còn là một đặc ân mà Thượng Đế dành cho phụ nữ.

    Nếu quý vị hỏi tôi cảm thấy thế nào về tượng khỏa thân của David, tôi xin thưa: cái thằng đứng coi cũng… được !

  • Hai câu hỏi:

    – Khi tượng giả gọi tượng thật là “con rối”, tượng giả có tự tách mình ra khỏi thế giới tượng Michaelangelo để đóng một vai trò nào khác?

    – “Sân khấu của tôi” ở đây là sân khấu David {giả} tham dự như diễn viên hay chỉ đứng nhìn như khán giả?

  • vương ngọc minh says:

    thiệt, thơ mộng.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)