Trang chính » Biên Khảo, Nghiên Cứu Email bài này

Nghệ thuật sửa thơ của Linda Pastan

0 bình luận ♦ 5.09.2014

 

(Trích Đọc Thơ Trước Nửa Đêm)

 

Một bài thơ khi tới tay người đọc, thường trải qua nhiều bản sửa. Có thi sĩ sữa nhiều có thi sĩ sửa ít, đa phần vì thói quen sáng tác và kinh nghiệm hoàn tất bài thơ. Rồi trong những bài thơ cùng một tác giả, có bài bị sửa nhiều, có bài bị sửa ít, ngoài trừ do cá tính của tác giả, phần còn lại, thường tùy vào chiều dài của bài thơ và nội dung phức tạp của chủ đề. Điểm then chốt là, làm sao biết phần nào, câu nào, chữ nào trong bài thơ cần phải sửa? và khi nào cần phải thêm, khi nào cần phải bớt?

Những câu hỏi này thuộc về phần nghĩ lại sau khi có bài thơ. Khi bắt đầu và dọc theo tiến trình làm thơ, sự sửa chữa ít xảy ra. Những sửa chữa nhiều, lớn, quan trọng thường xảy ra sau khi bài thơ hoàn thành. Có khi những bản sửa kéo dài nhiều năm.

Thi sĩ Linda Pastan trong tập 50 Contemporary Poets của Alberta T. Turner đã ghi lại những ý nghĩ của bà sau khi sáng tác bài thơ “Old Woman”:

Buổi chiều
sầu đau đến với tôi
từng nỗi một.
Chúng kể lại những gì tôi muốn lãng quên.
Chúng đậu trên vai
như đàn bồ câu than thở.
Chúng là sắc màu
trong ánh nắng phôi pha.

Ban ngày
sầu đau trở lại
bằng cách trá hình.
Tôi đu đưa lúc lắc
trong lãng trí ấm êm dưới mặt trời.
Khi sầu đau hát ru tôi
qua tiếng hót Họa Mi trong trẻo
Tôi liền hát hồi âm

In the evening
my griefs come to me
one by one.
They tell me what I had hoped to forget.
They perch on my shoulders
like mourning doves.
They are the color
of light fading.

In the day
they come back
wearing disguises.
I rock and rock
in the warm amnesia of sun.
When my griefs sing to me
from the bright throats of thrushes
I sing back.

(“Old Woman,” Linda Pastan)

Khi nghĩ lại bài thơ, Linda Pastan viết:

Bài thơ tôi thành hình từ một tâm tình, hơn từ một ý tưởng hay một cảnh tượng. Tuy nhiên, điều chắc chắn đã giúp cho bài thơ cất cánh, chủ yếu là con chim bồ câu than vãn ngoài cửa sổ.

Thông thường bài thơ tôi làm sẽ được thêm bớt kéo dài trong ngoài cả tháng, và thường thường sẽ trải qua cả trăm trang sửa chữa. Riêng bài này, hầu như tự nó viết lấy. Chỉ cần gò lại một chút từ bài nguyên thủy.

Tôi đã từng học về sáng tác thơ và thường xuyên ý thức cách diễn đạt thơ khác nhau của các thi sĩ khác. Tôi sử dụng một ít hiểu biết về kỹ thuật. Tuy nhiên, dường như tôi tốn nhiều thời giờ trong việc xuống hàng.

Ai là độc giả mà bà tưởng tượng ra khi viết?

Nhân loại trong 5 châu
những người đang mài nhọn
bút chì đỏ
trong 20 năm qua

mẹ tôi
người hoài nghi
tôi với suy nghĩ như thế
từ trước đến giờ

người Running-back
vừa thắng touchdown cuối
đọc thơ tôi cạnh tủ thay đồ
thay vì đọc tin thể thao

. . .

(Trích trong phần văn xuôi)

Trong phần chia sẻ làm bài thơ “Old Woman,” Linda Pastan cho thấy hai lối làm thơ khác nhau của bà. Đa phần bà làm thơ từ những ý tưởng, cảnh tượng và ẩn dụ. Những bài thơ này đã đi qua một quá trình sửa chữa phức tạp. Lối làm thơ thứ hai của bà như cách sáng tác bài “Old Woman,” tâm tình thúc giục chữ nghĩa làm nên bài thơ, và con chim bồ câu ngoài cửa sổ tình cờ là động cơ thăng hoa hồn thơ của “Old Woman.” Và loại thơ này ít cần sự sửa chữa.

Sửa chữa bài thơ là nghệ thuật “tự làm chủ bút”. Sửa chữa được gọi là nghệ thuật vì nó có thể làm cho bài thơ hay hơn hoặc dở hơn, sáng hơn hoặc tối hơn, giá trị hơn hoặc giảm sút. Tự giám định bài thơ của mình là chuyện làm khó khăn, nhưng có hai yếu tố thường được sử dụng:

1- Thời gian sửa chữa bài thơ càng dài, càng có nhiều cơ hội phát giác ra những chỗ cần sửa chữa. Khi bài thơ vừa làm xong hoặc trong một thời gian ngắn, vẫn còn dư hương của đam mê và ảnh hưởng của mãn nguyện khiến cho sự đọc lại còn quá nhiều chủ quan. Đọc lại nhiều lần, mỗi lần có khoảng cách thời gian, đó là cách thường dùng của đa số thi sĩ hôm nay.

2- Loại bỏ bớt cái tôi: Thơ của mình dĩ nhiên là hay hoặc là hay nhất. Nếu cứ đọc đi đọc lại theo kiểu tự thưởng thức thì không khác gì tự soi gương, soi đi soi lại vẫn thấy đẹp như thường. Tìm đâu ra khuyết điểm. Muốn giám định thơ của mình cho khách quan hơn nên dựa vào một phương pháp phân tích hoặc một lề lối thưởng ngoạn nào đó. Cũng như một chủ bút, trước khi chọn bài thơ đăng vào tạp chí hoặc đưa lên mạng lưới, không phải chủ bút chỉ đọc qua, thấy thích thì đăng, không thích thì thôi. Họ thường có một thủ pháp phân tích để đánh giá bài thơ. Những vị chủ bút được kính nể là những người có khả năng – thủ pháp để tuyển chọn bài thơ có giá trị. Tự làm chủ bút cũng tương tự như vậy. Những thi sĩ có bản lãnh đều là những người có thủ pháp đánh giá bài thơ, có thể gọi là nghệ thuật sửa chữa. Thi sĩ Linda Pastan đã nhắc đến kỹ thuật: … Tôi đã từng học về sáng tác thơ và thường xuyên ý thức cách diễn đạt thơ khác nhau của các thi sĩ khác. Tôi sử dụng một ít hiểu biết về kỹ thuật… Những gì bà đã học về sáng tác thơ và những gì bà đã nghiên cứu từ cách diễn đạt của những thi sĩ khác, chính là kỹ thuật bà dùng để tự kiểm thơ của mình.

Làm một bài thơ hay, vẫn chưa đủ, cần phải có một phương pháp sửa chữa bài thơ cho hay, mới toàn vẹn.

Riêng về thơ của Linda Pastan, phải nói là những bài thơ thành công của bà là những bài thơ tràn đầy tình cảm, đọc lên làm cảm động lòng người. Những ý nghĩ, những tâm sự bình thường của người yêu, của người mẹ, của con gái được lồng vào những tứ thơ, những hình ảnh thú vị và bất ngờ khiến cho bài thơ rất sống động. Những bài thơ như: “Bài Thơ Tình,” “Gửi Con Gái Rời Xa Nhà,” “Vài Điều Về Hàng Cây”… là những bài thơ cho người đọc cảm giác vừa ấm cúng tình người vừa bùi ngùi trong cõi nhân sinh.

Vài bài thơ tuyển của Linda Pastan trên mạng PoemHunter.com:

 

Một Thi Sĩ Mới

Tìm một thi sĩ mới
như tìm bông hoa lạ hoang dã
trong rừng rậm. Bạn không thấy

tên loài hoa trong sách hoa,
không ai tin lời bạn kể
về màu sắc khác thường hoặc dạng

lá mọc dài lan rộng thành hàng
xuống tận cùng trang giấy. Thực tế
mỗi trang đều tỏa mùi rượu đỏ

tràn lan và mùi mốc đại dương
trong ngày sương mù – mùi của sự thật
và giả dối.

Chữ nghĩa vốn đã cũ quen,
muốn cho mới lạ, chữ nghĩa
hầu như bạn phải tự chế, mơ mòng

trong chiêm bao có bút chì,
bút mực hoặc giả một cây cọ,
để ước ao nở một bông hoa.

 

A New Poet

Finding a new poet
is like finding a new wildflower
out in the woods. You don’t see

its name in the flower books, and
nobody you tell believes
in its odd color or the way

its leaves grow in splayed rows
down the whole length of the page. In fact
the very page smells of spilled

red wine and the mustiness of the sea
on a foggy day—the odor of truth
and of lying.

And the words are so familiar,
so strangely new, words
you almost wrote yourself, if only

in your dreams there had been a pencil
or a pen or even a paintbrush,
if only there had been a flower.

 

Những Gì Ta Muốn

Những gì ta muốn
không bao giờ đơn giản.
Sống giữa sự vật cơ man
tưởng lòng yêu thích:
khuôn mặt, căn phòng, cuốn sách
những vật thuộc về mình
bây giờ chúng muốn chúng ta.
Nhưng những gì ta muốn lại xuất hiện
trong mơ, chúng ẩn núp trá hình.
Chúng ta đã từng vấp ngã,
đôi tay đưa ra
rồi đến sáng
đôi tay tê rần.
Không nhớ gì trong chiêm bao,
nhưng chiêm bao nhớ ta.
Hiện diện suốt ngày
như súc sinh chực sẵn
dưới bàn ăn,
như những ngôi sao trên trời
dù mặt trời rực nắng.

 

What We Want

What we want
is never simple.
We move among the things
we thought we wanted:
a face, a room, an open book
and these things bear our names—
now they want us.
But what we want appears
in dreams, wearing disguises.
We fall past,
holding out our arms
and in the morning
our arms ache.
We don’t remember the dream,
but the dream remembers us.
It is there all day
as an animal is there
under the table,
as the stars are there
even in full sun.

 

Bài Thơ Tình

Em muốn viết gửi anh
bài thơ tình liều lĩnh
như nhánh sông
sau mùa tan tuyết
khi đôi ta đứng
chênh vênh hiểm nghèo
trên bờ nhìn nước chảy
cuốn cành con
lá khô và củi lạc
xuôi dòng
đôi ta thận trọng
khi thấy
nước dâng cao
cuồn cuộn
cả lúc đang nhìn
đôi ta phải bám
vào nhau
bước lùi
đôi ta cố bám
vào nhau
rồi đôi giày
sũng ướt đôi ta
cố bám vào nhau

 

Love Poem

I want to write you
a love poem as headlong
as our creek
after thaw
when we stand
on its dangerous
banks and watch it carry
with it every twig
every dry leaf and branch
in its path
every scruple
when we see it
so swollen
with runoff
that even as we watch
we must grab
each other
and step back
we must grab each
other or
get our shoes
soaked we must
grab each other

 

Gửi Con Gái Rời Xa Nhà

Khi mẹ tập con
lúc 8 tuổi lái xe
đạp, vịn chạy theo
một bên con
khi con chập choạng chạy
trên hai bánh xe tròn,
miệng mẹ há tròn
kinh ngạc khi con chạy tới
đàng trước dốc cua xuống
dẫn vào công viên,
Mẹ lo âu
chờ tiếng vang
khi con ngã trong lúc mẹ
chạy hụt hơi cho kịp con.
Lúc con
còn nhỏ, nhiều gãy vỡ
trên quãng đường
gồ ghề, gập ghềnh
trong đời con, rên xiết
với vui cười,
tóc bay
ngược như vẫy chiếc khăn tay
từ biệt.

 

To A Daughter Leaving Home

When I taught you
at eight to ride
a bicycle, loping along
beside you
as you wobbled away
on two round wheels,
my own mouth rounding
in surprise when you pulled
ahead down the curved
path of the park,
I kept waiting
for the thud
of your crash as I
sprinted to catch up,
while you grew
smaller, more breakable
with distance,
pumping, pumping
for your life, screaming
with laughter,
the hair flapping
behind you like a
handkerchief waving
goodbye.

 

Vài Điều Về Hàng Cây

Tôi vẫn nhớ lời cha tôi nói:
Một tuổi nào con mới thật là con.
Lúc đó, ông vừa qua 50 tuổi,
Ông nói lời này có phải vì hàng cây?

Một tuổi nào bạn mới thật là bạn.
Tôi hiểu nhiều hơn tôi lúc xưa.
Có phải điều gì trong cây khiến ông nói?
Cho đến giờ chỉ một lá đổi màu.

Tôi hiểu nhiều hơn tôi lúc xưa
Tôi thường nghĩ ông là bác sĩ mổ
Cho đến giờ chỉ một lá đổi màu
Ngay cả bí mật xác chết ông giữ kín.

Tôi thường nghĩ ông là bác sĩ mổ,
Mẹ là bà vợ bác sĩ tuyệt vời.
ngay cả bí mật xác chết ông giữ kín.
Tôi tưởng mẹ cha sẽ sống đời đời.

Mẹ tôi, bà vợ bác sĩ tuyệt vời,
Tôi vẫn nhớ mặt mẹ tuổi 30.
Cứ tưởng mẹ cha sống đời đời.
còn tôi mãi mãi là con nít.

Tôi vẫn nhớ mặt mẹ tuổi 30.
Khi nào tôi mới thật là tôi?
Tôi nghĩ tôi mãi mãi là con nít.
Không bao giờ tôi chiêm bao mùa đông.

Khi nào tôi mới thật là tôi?
Tôi vẫn nhớ lời cha tôi nói.
Không bao giờ tôi chiêm bao mùa đông
Cha tôi vừa qua 50 tuổi.

 

Something About The Trees

I remember what my father told me:
There is an age when you are most yourself.
He was just past fifty then,
Was it something about the trees that make him speak?

There is an age when you are most yourself.
I know more than I did once.
Was it something about the trees that make him speak?
Only a single leaf had turned so far.

I know more than I did once.
I used to think he’d always be the surgeon.
Only a single leaf had turned so far,
Even his body kept its secrets.

I used to think he’d always be the surgeon,
My mother was the perfect surgeon’s wife.
Even his body kept its secrets.
I thought they both would live forever.

My mother was the perfect surgeon’s wife,
I can still see her face at thirty.
I thought they both would live forever.
I thought I’d always be their child.

I can still see her face at thirty.
When will I be most myself?
I thought I’d always be their child.
In my sleep it’s never winter.

When will I be most myself?
I remember what my father told me.
In my sleep it’s never winter.
He was just past fifty then.

 

 

Linda Pastan là thi sĩ Hoa Kỳ sinh năm 1932, được biết đến với những bài thơ ngắn về các đề tài như cuộc sống gia đình, phụ nữ, tuổi già, cái chết, sự mất mát, sự mỏng manh của cuộc sống và những quan hệ. Bà đã xuất bản ít nhất 12 tập thơ và một số tiểu luận. Bà từng được trao những giải thưởng như Dylan Thomas Award, Pushcart Prize, Alice Fay di Castagnola Award, Bess Hokin Prize, và Ruth Lilly Poetry Prize. Từ năm 1991 đến 1995 bà là Thi Sĩ Khôi Nguyên của bang Maryland.

bài đã đăng của Ngu Yên

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)