- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

Cảm hứng nghệ thuật từ vi sinh vật

 

Đã từ lâu khoa học và nghệ thuật mê mẩn lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong những thí dụ điển hình sắp tới đây mà nghệ thuật đã mượn đỡ ý niệm từ khoa học để mở ra một chân trời rất mới. Nhất là về cái đẹp. Vật thể gì cũng có nét đẹp riêng, ngay cả những vật ghê tởm gây kinh hoàng nhất mà con người hãi sợ. Đó là những vi sinh vật nhỏ bé như vi trùng hay vi khuẩn mà mắt thường con người không thấy được. Nghệ sĩ là những người nhạy cảm, thấy được cái đẹp trong muôn ngàn cái đẹp và cả trong những cái xấu, cái tai hoạ ghê khiếp mà con người không muốn nhìn, muốn chạm vào. Virus hay các loại mầm bệnh thường được mô tả bằng các đốm màu xấu xí, đáng sợ như những con quái vật rình rập chờ cơ hội tấn công con người. Nhưng nếu nhìn chúng dưới lăng kính nghệ thuật chúng đẹp rực rỡ. Sau đây là những ví dụ.

· Những hình thái nghệ thuật dưới dạng nguyên thủy.

Năm 1904, nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel đã xuất bản cuốn Kunstformen der Natur (Art Forms in Nature) . Đây là một cuốn sách rất đẹp đã diễn dịch một cách rất nghệ thuật những hình dạng sinh vật mà Haeckel đã nghiên cứu.

 

zpfile000

 

zpfile001

Chúng ta hẳn phải kinh ngạc khi thấy những hình hoạ rất tỉ mỉ, hoa mỹ và đối xứng. Nó chứng tỏ và cho ta biết có sự giao thoa giữa nghệ thuật và kỹ thuật. Sự có mặt của hình thái nghệ thuật này đã ngự trị hơn một thế kỷ như chúng ta đã thấy.

· Siêu sinh vật bằng thủy tinh

Nghệ thuật gia Luke Jerram đã dùng thủy tinh để tạo nên mô hình của virus và những mầm bệnh chết người khác. Những vi sinh này khi được phóng đại lên hàng triệu lần cho ta thấy được cái đẹp kỳ dị của nó, nhất là khi chúng ở dưới dạng thủy tinh, lấp lánh và trong ngần. Bộ sưu tập "Glass Microbiology" 3 chiều này do Jerram thực hiện từ năm 2004. Ông sáng tạo những con virus gây ra bệnh chết người như HIV của bệnh AIDS, con Swine Flue, E.Coli, Malaria v..v…

http://www.youtube.com/watch?v=UacPG1j6ipg
Trong một lá thư của một người vô danh gởi cho Luke Jerram, chúng ta thấy được những dòng này:
Luke thân mến
Tôi mới thấy được mô hình thủy tinh của vi khuẩn HIV. Tôi nhìn nó không ngừng. Để biết và cảm nhận hàng triệu triệu con vật như thế hiện diện trong con người tôi. Chúng cũng là một phần cơ thể tôi trong suốt quãng đời còn lại. Mô hình của ông, tấm hình chụp cũng vậy, đã khiến vi khuẩn HIV (vi khuẩn gây ra bệnh AIDS tức SIDA ) trở nên sống động hơn bao giờ hết dù tôi từng thấy những tấm hình chụp từ kính siêu điện tử. Một cảm giác rất lạ bất chợt dâng lên, khi tôi nhìn thấy kẻ thù của mình. Nó chính là nguyên nhân mang thần chết đang từ từ tiến gần tôi. Tôi tìm ra được nó đẹp quá.
Mô hình thủy tinh vi khuẩn HIV
http://www.youtube.com/watch?v=UacPG1j6ipg

Vẻ đẹp tuyệt vời của vi trùng E. coli qua mô hình thủy tinh
http://www.youtube.com/watch?v=UgkPHv4G8Ss

Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng như con người (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Hầu hết chúng vô hại ngoại trừ một số nhỏ như serotype O157:H7 có thể gây ngộ độc thực phẩm trong con người khi nó phá hủy thận và gây tử vong.

· Dạng Nghệ thuật DNA

Những hoạ sĩ đã lấy cảm hứng từ chuỗi DNA mà tạo nên các sáng tác nghệ thuật của họ như tranh trừu tượng, phong cảnh hay chân dung. Trong ý niệm giúp nghệ thuật và khoa học thăng hoa, các hoạ sĩ đã tạo hình từ nền móng của hình dạng và cấu trúc của DNA.

Dưới đây là bức ảnh của một DNA thực sự.

 

zpfile002

Khi người ta cho một dòng điện chạy vào chuỗi DNA ở trên. Những phân tử DNA nặng sẽ ở dưới và nhẹ ở trên. Chúng là yếu tố di truyền quyết định đặc tính một con người, màu tóc, màu da, màu mắt ..v..v..

Bức hoạ chân dung dưới đây là một tranh mẫu có dạng DNA. Cô gái mặc áo màu xanh với những đốm màu xanh đậm, nhạt, lam hay trắng được vẽ lên trên thân áo, chung quanh người hay tóc của cô. Những đốm ấy gợi ý tò mò của người xem và nếu không biết rõ họ có thể cho đó là những điểm thừa thãi, trái khoáy làm hư bức tranh. Điều tác giả muốn thể hiện ở đây là những đốm màu ấy chính là DNA đặc tính của chính cô gái, nhóm màu xanh dương lạt ở bên tóc tức các yêu tố di truyền tạo nên màu tóc cô gái,, nhóm màu lam gần môi, tạo nên môi và những nhóm khác cũng vậy tạo nên sự cá biệt của cô gái. Sự kết hợp kỳ ảo của nghệ thuật vẽ chân dung và khoa học tạo nên một phiên khúc lạ cho một bản giao hưởng nghệ thuật.

 

zpfile003

Bức hình Hoa Bồ Công Anh(Dandelion) dưới đây là sáng tác tranh phong cảnh dựa trên đặc tính của DNA. Chúng ta thấy ba đóa hoa, xanh, hồng, tím. Tới lúc chín muồi và khi gió thổi, những cánh hoa tự rời nhụy mang theo hạt giống bay vào không gian. Mỗi hạt Bồ Công Anh có một cánh dù riêng và đáp xuống nơi nào có điều kiện nó liền sinh sản và tăng trưởng. Ý niệm DNA di truyền được vẽ theo những cánh hoa dù sắc xanh, hồng, tím đang bay và có khuynh hướng đáp xuống. Không lâu sau, đất sẽ có những cây Bồ Công Anh mang đủ màu xanh, hồng tím. Hệt như con người, da trắng, mắt xanh, mũi cao sẽ sinh những đứa con mang đặc điểm như vậy. Sắc dân nào ra sắc dân ấy, biện biệt.

 

zpfile004

· Ảnh Gene của tôi

Điều kỳ diệu hơn nữa mà khoa học ngày nay đã làm được là dùng các mẫu DNA di truyền của từng cá nhân đưa vào tranh ảnh theo sự đòi hỏi của cá nhân ấy. Chúng ta có thể tạm gọi nó là “Ảnh gene của tôi” (My gene image). Nếu bạn thích có một bức ảnh gene hay tranh màu sắc do các nhà phù thủy nghệ thuật chuyên môn tạo dùm bạn chỉ việc tiêu tiền. Họ sẽ chụp cho bạn một bức Gene lấy ra từ mẫu tóc hay da của bạn, pha thêm màu sắc. Bạn sẽ có được một bức Gene rất độc đáo, trưng trong phòng khách, hay bất cứ nơi nào bạn muốn như bức ảnh dưới đây. Tưởng tượng ra, bạn ngồi trong một không gian riêng của chính mình, phóng tia nhìn lên tường. Mắt bạn chạm vào một bức ảnh, thay vì một bức chân dung cổ xưa, lại là một phân tử nhỏ của cái tôi, của chân dung là DNA, quá thú vị phải không bạn?

 

zpfile005

Trịnh Thanh Thủy

bài đã đăng của Trịnh Thanh Thủy

1 Comment (Open | Close)

1 Comment To "Cảm hứng nghệ thuật từ vi sinh vật"

#1 Pingback By NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BẢY 25-1-2014 | Ngoclinhvugia’s Blog On 25/01/2014 @ 8:21 am

Cảm hứng nghệ thuật từ vi sinh vật (Da Màu)