- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

Người Già Em Bé (1965)

LTS: Da Màu xin đính kèm hai cách “diễn dịch” về bài ca này, của hai nữ ca sĩ Khánh LyHồng Nhung.

Sự diễn dịch của một bản nhạc trên sân khấu, như sự diễn dịch trên giấy trắng, đều tùy thuộc vào những yếu tố liên hệ đến vật liệu áp dụng (nhạc cụ hay “giọng” cho một bản nhạc, từ ngữ, văn phong cho một bản dịch văn chương). Cách diễn dịch của ca sĩ Hồng Nhung đặt bài hát vào bối cảnh lịch sử của thời quá khứ. Trái lại, ta có thể nói cách diễn dịch của Khánh Ly, dù xuất hiện trước Hồng Nhung, đặt bài hát trong bối cảnh thực tại.

 

Khanh_Ly_with_Trinh_Cong_Son Ghế đá công viên dời ra đường phố,
Người già co ro chiều thiu thiu ngủ.
Người già co ro buồn nghe tiếng nổ.
Em bé loã lồ khóc tuổi thơ đi.

Ghế đá công viên dời ra đường phố,
Người già co ro buồn trong mắt đỏ.
Người già co ro nhìn qua phố chợ,
Khi chiến tranh về đốt lửa quê hương.

Người già co ro, em bé loã lồ,
Từng hạt cơm khô, trong miếng hững hờ,
Ruộng đồi quê hương dấu vết bom qua.

Từng bàn tay thô lấp kín môi cười,tcs, hong nhung va khanh ly
Từng cuộn giây gai xé nát da người,
Đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai.

Ghế đá công viên dời ra đường phố,
Từng hàng cây nghiêng, chìm trong tiếng nổ.
Từng bàn chân quen chạy qua phố chợ
Em bé lõa lồ giấc ngủ không yên.

Ghế đá công viên dời ra đường phố,
Người già ho hen ngồi im tiếng thở.
Từng vùng đêm đen hoả châu thắp đỏ.
Em bé loã lồ, suốt đời lang thang.

bài đã đăng của Trịnh Công Sơn