- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

Giao Hưởng số 30

 

Copy of sym30_60x48

Giao Hưởng số 30
Sơn dầu trên vải, 2004
60 x 48 in. (152 x 122 cm)
 
“Qua nhiều năm đi bộ dọc theo bờ biển Palos Verdes, California. Những viên sỏi và sóng biển là nguồn cảm hứng cho các sáng tác loạt tranh Giao Hưởng/Symphony. Những cơn sóng đánh vào bờ, và khi quay trở về biển, lôi cuốn những viên sỏi lăn lóc lên nhau tạo thành một bài giao hưởng: bao gồm âm thanh, màu sắc, ánh sáng và cảm xúc của tôi.” Nguyễn Việt Hùng

bài đã đăng của Nguyễn Việt Hùng

3 Comments (Open | Close)

3 Comments To "Giao Hưởng số 30"

#1 Comment By dohoa On 04/11/2010 @ 9:36 pm

Trông thật thì không biết thế nào, nhưng nhìn ở đây cứ như Digital art vậy, không giống tranh sơn dầu. Nó có màu sắc lóng lánh như màu của màn ảnh chứ không phải màu vật chất, và chi tiết thì… đáng nể thật. Bạn có thể diễn giải kỹ thuật được không? Tôi rất tò mò.Cám ơn nhiều.

#2 Comment By Nguyễn Việt Hùng On 05/11/2010 @ 8:05 am

Chào bạn “dohoa”, xem tranh tận mắt thì bao giờ cũng cảm nhận đầy đủ hơn là từ hình ảnh chụp lại. Nhất là được trưng bày trong 1 không gian và ánh sáng thích hợp. Để trả lời câu hỏi của bạn, thì vật liệu tôi dùng cho loạt tranh này vẫn là sơn dầu trên vải. Tôi dùng kỹ thuật tráng sơn (glazing) với màu sơn trong* (loại màu dầu có tính chất nhìn xuyên thấu – transparency) hòa với 1 lượng lớn chất dầu medium [tôi dùng sản phẩm Galkyd (1 loại alkyd resin như chất nhựa cây) của xưởng vật liệu sơn vẽ hiệu Gamblin]. Kỹ thuật này, như những miếng kiếng màu đặt chồng chất lên nhau, như sắc độ xanh lục (green hue) mà bạn thấy trong tác phẩm, là do lớp màu vàng (yellow) và màu xanh dương (blue) tráng phủ lên nhau.

Còn chi tiết loang lổ, mà bạn thấy rất công phu tỉ mỉ, thì chính ra là khâu đoạn vung tay tùy hứng nhất: tôi dùng dung dịch làm loãng sơn** (xưa thường dùng turpentine, nay là mineral spirits, là dung dịch pha sơn loãng hoặc dùng để rửa cọ) vung/nhiễu/rắc lên mặt sơn còn ướt, để tạo nên những hiệu ứng mang cả hai tính chất: ý thức và vô thức.

Đây là một cách tạo hình tôi dùng để giữ lại ánh sáng lâu hơn (lung linh) trong tác phẩm của tôi. Như tia sáng chiếu vào tác phẩm, không bị phản dội tức thì, mà đi xuyên qua nhiều lớp trong suốt, để cuối cùng dừng đến lớp tận cùng và phản chiếu trở ngược ra, cũng từ từ đi xuyên các lớp màu trong suốt.

Mời bạn xem vài tấm hình trong buổi triển lãm có tác phẩm này, để thấy màu sắc lung linh là điều thật, chứ không từ kỹ thuật digital/photoshop:

http://www.yessy.com/nguyen-viet-hung/exhibition.html?i=15396&pic=4

*Trong sơn dầu, có loại sơn màu trong-transparency và loại sơn màu đục-opaque (những màu cadium thường là màu đục).

**Nên dùng chất liệu dùng cho hội hoạ, để giữ được sự bền vững. Có nhiều họa sĩ dùng xăng, dầu đốt… để tạo sự loang lổ này, nhưng thời gian sau màu sắc của tranh sẽ bị xỉn đi, vì chất xăng, dầu đốt… này làm cháy và phân hủy chất sơn dầu.

#3 Comment By dohoa On 06/11/2010 @ 8:22 am

Cám ơn rất nhiều. Một cách sử dụng kỹ thuật tạo phong cách riêng. Lúc trước tôi có xem qua mấy tranh của anh vẽ về biển, núi… mà kỹ thuật nhìn giống mấy đường chỉ thêu khiến tôi cũng thắc mắc mà chưa hỏi! Giờ thì tôi tạm hiểu rồi. Lần nữa cám ơn vì đã giải thích.