Gliese 581c (cận cảnh) với Gliese 581b và 581d và ngôi sao đỏ lùn (red dwarf star). Photo Credit ESO.
25 Tháng Tư 2007 (Bản tin Washington Times): “Những nhà thiên văn học đã khám phá một hành tinh ngoài thái dương hệ của chúng ta với những điều kiện thích hợp cho sự sinh sống, gồm nhiệt độ giống trái đất—một khám phá mà những nhà khoa học gia này coi như một bước tiến xa trong quá trình đi tìm ‘sự sống trong vũ trụ.’
Hành tinh này có tầm cỡ lý tưởng, với đường kính chỉ lớn hơn trái đất khoảng 1.5 lần, có thể có nước trong thể lỏng, và trên phương diện thiên hà, kể ra cũng gần gũi với trái đất, cách xa chúng ta chỉ độ 120 ngàn tỉ dặm. Nhưng ngôi sao mà nó quay vòng chung quanh, gọi là ‘sao đỏ lùn’ thì nhỏ bé, lạnh và tối hơn mặt trời của chúng ta.”
♦ ♦ ♦
22 Tháng Chín 2027 (Bản tường trình của ông Adam Newman, thuộc chi nhánh tâm lý quân sự của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ):
Sự khám phá về hành tinh Gliese 581c từ 20 năm trước sẽ trở nên một giải pháp tuyệt diệu cho chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và người dân tị nạn chiến tranh tương lai.
Nhờ khám phá này, Hoa Kỳ không còn sợ mang tiếng là gây ra “những thảm kịch Việt Nam” ở những nước mà cường quốc này muốn bảo vệ hoặc khai triển. Để cho Hoa Kỳ tha hồ đến đóng chiếm những quốc gia có những tài nguyên hoặc vị trí chính trị và chiến lược quan trọng, hành tinh Gliese 581c sẽ là nơi tị nạn chiến tranh lý tưởng. Nước Mỹ sẽ tài trợ những cuộc vũ trụ vận (spacelifts) và những trang bị cần thiết cho dân tị nạn trong cuộc hành trình 20 năm và 120 ngàn tỉ dặm, nếu đi với tốc độ của ánh sáng, để đến miền đất mới.
Sau đây là những dụng cụ cần thiết cho một vũ trụ vận trong trường hợp nước Mỹ phải đình chiến hay rút quân ra khỏi một “cuộc đầu tư quá tốn kém”:
(1) Những sách sử và sách về văn học và thi ca của quốc gia bị bỏ rơi;
(2) Những đĩa nhạc compact được dân chúng của quốc gia này ái mộ, nhất là những bài du ca phản chiến và những bài hát về tình yêu;
(3) Quần áo theo đúng mốt thời trang của thời điểm quốc gia khi biến cố xảy ra;
(4) Sách và nhu liệu biên khảo về tài nguyên, khí hậu và địa lý của 581c.
Phi thuyền dành cho cuộc vũ trụ vận này cũng sẽ được trang bị đầy đủ: những máy vi tính tối tân để liên lạc với trái đất; nước uống; thức ăn sấy khô được đóng gói tân kỳ và gọn ghẽ, đủ để nuôi hành khách “du lịch vũ trụ” trong suốt 20 năm trời; mầm giống những loại cây, hoa từ trái đất. Những khuôn vườn “nổi”—giản dị nhưng chu đáo và thực dụng—cũng đuợc thiết bị bên trong phi thuyền.
Những phần tử sẽ cư ngụ trong phi thuyền suốt 20 năm của cuộc hành trình sẽ tượng trưng cho bất cứ một xã hội tiêu biểu nào:
(1) các nhà lãnh tụ chính trị và tôn giáo;
(2) nhà văn và nhà thơ;
(3) những nhà khoa học, thương mại và kinh tế học;
(4) phụ nữ và trẻ em;
(5) những tội phạm.
Khác với những hành trình di dân hoặc tị nạn trước đây, những người dân lên phi thuyền đến Gliese 581c không hẳn là những người “lưu vong.” Họ không bỏ lại một xứ sở nào cả, vì chính xứ sở đó đã trở nên xa lạ với họ, hoặc đã ruồng rẫy họ. Trái lại, khi bước lên khoang phi thuyền, họ đã mang với họ chính xứ sở mà họ muốn gìn giữ, với văn hóa, lịch sử ấp ủ từ những quyển sách mà họ mang theo và đã công nhận là mang dấu vết của những điều họ tin tưởng về truyền thống hợp pháp. Với 20 năm trên phi thuyền, họ sẽ có thì giờ bảo tồn văn hóa, cùng lúc sưu tầm về đời sống mới và môi trường mới trên Gliese 581c. Những nhà lãnh tụ, tướng tá của chế độ bị truất phế sẽ không cảm thấy vô dụng và lỗi thời. Họ có thể trở nên những nhà lãnh tụ ở một xứ sở mới, vì chính họ sẽ làm chủ những biên cương bao quát trên Gliese 581c. Họ sẽ là những George Washington, Thomas Jefferson, và James Madison của Thời Đại Không Gian. Họ sẽ viết ra những hiến pháp mới. Những đứa bé sơ sinh lên phi thuyền cho cuộc hành trình, khi phi thuyền đến nơi, sẽ trở nên những công dân trưởng thành và đầy nghị lực cho một xã hội hoàn toàn mới. Rồi đây khi vết chân viễn chinh của quân đội Hoa Kỳ sẽ đi hết mặt địa cầu và chiếm cứ hết những địa điểm chiến lược của những quốc gia yếu thế hơn cường quốc này, thì trên Gliese 581c và những hành tinh tuyệt diệu khác trong không gian ta sẽ thấy mọc lên nhan nhản những thành phố không tưởng—những thiên đàng tiêu biểu cho sự tuyệt đối của tự do và hạnh phúc. Những New Saigon; New Baghdad; New Kosovo; New Kabul; New Seoul; New Jerusalem v.v.
♦ ♦ ♦
30 Tháng Tư 2075: Vào những ngày cuối cùng của quốc gia Ksanti, trước khi quân đội khuynh
thuyền vũ trụ CS-1131 ngày 30 tháng Tư 2075
tả của tướng Maya chiếm đạt được Aditi là thủ đô diễm lệ của Ksanti, Đại tá Samsara đưa tiễn vợ con lên phi thuyền CS-1131 theo chương trình vũ trụ vận của Hoa Kỳ. Akash, đứa con trai khôi ngô của Samsara đang bịn rịn vì phải chia tay với ông bố đã quyết đinh ở lại để chiến đấu đến giọt máu cuối cùng:
“Ba ơi, nhiều khi người ta phải chấp nhận tình trạng vô phương. Biết đâu, ngày xưa con có đọc câu chuyện về một hành tinh chết, đó chính là ngôi sao Bethlehem đã dẫn dắt ba ông vua đến đối diện Chúa Hài Đồng là hứa hẹn của kỷ nguyên mới… Ba ơi, ba hãy đi với mẹ và con lên hành tinh mới, ở đó sẽ là Đất Hứa… Còn trái đất, biết đâu nó sẽ bị tiêu hủy mai đây?”
Người đàn ông trung niên cười buồn. Ông biết quá trình tiến hóa từ bạo lực đến dân chủ tự do là một biến chuyển có lẽ dài dẳng hơn khoảng cách ngàn tỉ dặm giữa trái đất và Gliese 581c, nhưng ông không thể bỏ cuộc, ra đi lúc này là tự nhận mình đã thua trận, hoặc ra đi chỉ là một trốn thoát tạm thời, để rồi suốt đời phải nhớ tiếc và ân hận. Hơn nữa, ông không nghĩ rằng mọi sự đã an bài. Ông sẽ chống trả khi vẫn còn nghị lực. Ông ôm hôn Akash lần cuối:
“Con và mẹ đi bình an nhé. Con cố săn sóc mẹ. Khi đến hành tinh mới, con sẽ bằng tuổi của Chúa Giê Su lúc Ngài rời trần gian. Ở đây, nếu ba còn sống sót, ba sẽ nhìn thấy con qua hệ thống truyền hình vệ tinh, như con vẫn còn ở cạnh ba, và con cũng sẽ vẫn thấy ba.”
Cha con Samsara, trong phút chia ly, đã nhận thấy nghịch lý của những tiến bộ kỹ thuật trong thời đại mới. Chúng vẫn không ngăn chận được chiến tranh và ly tán, và đối với Samsara, chúng cũng không tạo dựng được thiên đường, ngoài những khuây khỏa nhất thời. Những ông tướng, những nhà văn, nhà thơ “không hẳn là lưu vong” trên phi thuyền hướng về Đất Hứa không biết có thay đổi được điều gì? Lịch sử có thể cũng sẽ tái diễn? Nhưng điều đó, hãy để Akash khám phá. Akash cần một lối thoát khác, một định mệnh khác. Còn ông, ông đã quá gắn bó với mảnh đất cũ. Ksanti, không phải lời (thất) hứa của Đồng Minh Hoa Kỳ, là tình yêu và niềm tin lớn lao nhất của đời ông.
Phi thuyền CS-1131 vút thẳng vào không gian thăm thẳm của đêm đen…
25 Tháng Giêng 2200 (Bản tin văn hóa của Thiên Hà Thời Báo): “Hơn một thế kỷ sau khi phi thuyền CS-1131 là phi thuyền đầu tiên đáp xuống hành tinh Gliese 581c, ta đã thấy có hiện tượng truyền thống văn chương di dân không gian, chú trọng nhiều về những quãng đời không cội rễ sống trên những phi thuyền, trôi nổi trong vũ trụ qua bao nhiêu thập niên, phải đương đầu với vũ trụ tặc và những loài quái vật và quái nhân hung tàn. Ngoài ra, truyền thống văn chương này cũng đề cập đến những chuyến đi không bao giờ đến của những con người xấu số đã bỏ mạng trong không gian, trong những phi thuyền mỏng mảnh, trang bị bởi hy vọng và ảo tưởng về những thiên đàng trên Gliese 581c…”
Virginia, 29 tháng Tư 2007
bài đã đăng của Đinh Từ Bích Thúy
- Đọc Thơ Lưu Diệu Vân: Bản Thân Đàn Bà và Vận Tốc Thời Gian | A Review of She, Self-Winding by Luu Dieu Van - 16.09.2022
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 29.08 – 02.09.2022: mùa hè chụp thời gian đánh mất - 29.08.2022
- Dịch Giả Trần C. Trí: “đối diện với những biến hoá muôn màu” - 17.08.2022
- Đền Thờ Apollo Không Còn Nữa: Salman Rushdie và Khái Niệm Lật Đổ Thẩm Quyền - 09.08.2022
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 02.05–08.05.2022: Thy Phú và nhiếp ảnh “phản kháng” của cộng đồng Việt tỵ nạn - 02.05.2022
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 4.4 – 4.10. 2022: nghệ sĩ Maria Prymachenko (1909 -1997) - 04.04.2022
- Những Bất An của Hiện Thực: đọc văn chương (thiếu nhi) để đặt câu hỏi cho đời sống - 20.11.2020
- Cánh Rừng Biết Đi - 27.05.2020
- Installation câm theo Warhol, Dada và Celan - 08.04.2020
- Nụ Cười Nho Sĩ - 18.03.2020
- “Sẵn sàng là thượng sách!”* - 05.02.2020
- Thi Ca Như Cơm Ăn, Bánh Mì: Một Phản Biện về Bàn Tròn Thi Ca - 01.05.2019
- Hai Ta Ngoài Thế Gian[1]: Điểm Phim Chiến Tranh Lạnh của Pawel Pawlikowski - 03.04.2019
- Đường Đến Điểm Hẹn Da Màu: Nghịch Lý Zeno hay “Lần Trở Lại của Cá Voi?” - 22.11.2018
- Đọc thơ Jane Miller: Cách Nhận Diện ‘Kẻ Thù Vô Hình Mặc Áo Giáp’ - 25.10.2018
- Lê Minh Hà: Lịch sử hình thành từ phận người” - 19.09.2018
- Tôi không muốn gặp ánh mắt những bà mẹ nghèo ... / I want to unmeet the eyes of mothers …. - 23.03.2018
- Nhìn Lại Tết Nhâm Tuất Năm Tôi 20 - 28.02.2018
- Ngày Oakton. Câu Trả Lời - 17.11.2017
- Bob Dylan: Nghịch Lý Giữa Vô Hình và Đa Diện - 13.01.2017
- Ma - Mẹ - 04.11.2016
- SỬ HỌC TỐT, SỬ HỌC TÁO TỢN VÀ SỬ HỌC TỒI: ĐỐI THOẠI VỚI GIÁO SƯ LIAM KELLEY (Phần 2) - 12.05.2016
- SỬ HỌC TỐT, SỬ HỌC TÁO TỢN VÀ SỬ HỌC TỒI: ĐỐI THOẠI VỚI GIÁO SƯ LIAM KELLEY (phần 1) - 11.05.2016
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 26/10-1/11/2015- nghệ sĩ Belarus: Vadim Voitekhovitch - 26.10.2015
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 19-25/10/2015- họa sĩ Trương Vũ - 19.10.2015
- Seattle: Biến Tấu và Cộng Hưởng - 04.09.2015
- Vé Đi Tuổi Thơ Hay Hành Trình Về Phương Tây? - 12.08.2015
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 20 - 26. 07. 2015 - danh họa Bùi Xuân Phái (1920-1988) - 19.07.2015
- Nếu Luân Hồi Là Những Bản Nháp của Hữu Thể: Đọc Khả Thể của Đặng Thơ Thơ - 14.04.2015
- Phỏng vấn Monique Brinson Demery: Bén Gót Rồng Mụ - 16.02.2015
- Tôi Là Ai: Nhận Thức Học Trong Truyện “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc - 08.01.2015
- Rừng Thúy/Oakton Woods - 12.12.2014
- Sen và Bão – Một Cân Bằng Mong Manh - 12.09.2014
- Giải Khăn Sô Cho Huế: Chờ Đợi Một Ngày Giỗ Chung Cho Việt Nam - 20.08.2014
- Ngay Lúc Này, Ngay ở Đây - 21.08.2013
- hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 7-13.5.2012: nhà đối lập Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) - 07.05.2012
- Hai Hướng Nhìn của Janus: Da Màu phỏng vấn nhà văn Ngô Nguyên Dũng - 23.03.2012
- ĐINH LINH: NHÀ TU TRONG THẾ GIỚI MỞ - 27.01.2012
- Vào Nẻo Vô Biên với Ba Tiêu - 06.01.2012
- Cái Rộng (Nhã/Mỹ) của Dịch Thuật - 30.11.2011
- Về Những Vết Sẹo .... - 29.08.2011
- alexis krikorian: việt nam là vấn nạn chưa từng thấy bao giờ - 03.05.2011
- Nguyễn Đức Sơn: Vòng Quay Sinh Tử - 09.02.2011
- Họa sĩ Jorge Colombo sử dụng chức năng Brushes trong iPhone – phần 1 - 29.07.2010
- Hành Lý và Giầy - 04.02.2010
- Sa Ngã Nguyên Thủy - 05.11.2009
- Da màu Phỏng Vấn Mục Sư Trần Nguyên Đán - 09.09.2009
- Vài Suy Niệm về Biên Giới và Sứ Mệnh của Da Màu - 23.08.2009
- Hương Thái Cổ, Cánh Chim Trời: Đọc và Dịch Thơ Nguyễn Sỹ Tế - 24.07.2009
- bố già yêu quí: liệu Kim Chính Vân có ít điên hơn bố? - 15.06.2009
- triệu tử dương: con tằm hóa bướm - 25.05.2009
- Oan/Nghiệp: nghệ Thuật Nhiếp Ảnh của Eddie Adams - 30.04.2009
- Chuyến Hành Hương Man Dã - 19.03.2009
- Nâng Cao Xà Nhà, Hỡi Những Nhà Phê Bình Nghệ Thuật: Đọc “Là Con Người” của Lê thị Thấm Vân - 11.03.2009
- "tri thức" về một bài thơ: Nói Chuyện Với Nhà Thơ Nguyễn Đức Nguyên - 12.12.2008
- Em Không Mềm Không Trong Không Thẳng Không Trắng (2/2) - 04.11.2008
- Em Không Mềm Không Trong Không Thẳng Không Trắng (1/2) - 03.11.2008
- Văn Chương Nobel 2008: Chìa Khóa và Nhà Tù - 09.10.2008
- Trung Thu 2008, 1928, 1968 - 30.09.2008
- Sơn Nam Xuyên Bờ: Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư ở Đầu Thế Kỷ 21 - 19.08.2008
- Băng Qua Tháp Babel: Salman Rushdie và Dã Sử Vượt Biên - 04.07.2008
- café diem - 04.06.2008
- Đinh Từ Bích Thúy: Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài - 19.04.2008
- Phẩm tiết Cung Tích Biền: nhìn thẳng vào mặt trời và cái chết - 26.03.2008
- Những thế giới mù của Đinh Linh - 29.01.2008
- dày dày sẵn đúc một tòa … văn chương - 12.11.2007
- Đất Khổ: Chứng nhân lịch sử lạc loài - 24.10.2007
- Đập Cổ Kính Ra Tìm Lấy Bóng ... - 19.10.2007
- nữ quyền dép râu - 17.08.2007
- Cạnh Sườn Đế Quốc - 15.07.2007
- Nhã Ca - Một Huy Hoàng Trên Cỏ Mướt - 30.06.2007
- Những Bí Ẩn về chị Nhàn - 15.06.2007
- Kurt Vonnegut và Những Thành Phố của Tro Bụi - 18.04.2007
- Hoshomon - 27.01.2007
- Những mảnh vỡ của bài trường ca - 20.01.2007
- Lỗ Vận với Tôi - 13.01.2007
- Toang Hoang Ngoài Phố Chợ - 06.01.2007
- Thức Ăn Dễ Dãi - 30.12.2006
- Giới Thiệu Truyện Thình Lình (Sudden Fiction) - 16.12.2006
- Chả Cá Địa Trung Hải - 16.12.2006
- Virginia Hamilton Adair / Lâm Thị Mỹ Dạ - 09.12.2006
- những chớp đời như vết sẹo - 09.12.2006
- GIỮA HỒI KỊCH TRỐNG MÁI - 02.12.2006
- Siêu Thị và Quái Thai - 09.09.2006
- Những Ngụ Ngôn Miền Đất Hoang - 10.08.2006