- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

Những tấm ảnh bị mất

 

 
Hồi tôi mười một tuổi tôi đã làm một việc không thể tha thứ được: tôi đã đốt những tấm hình của gia đình tôi. Thời đó chúng tôi đang ở Sài Gòn, và khi xe tăng Việt Cộng lăn bánh tới sát thành phố, mẹ tôi, sợ đến phát điên, ra lệnh cho tôi tiêu huỷ mọi thứ có thể mang lại tai hoạ.

Nghe lời, tôi gỡ ảnh ra khỏi các trang tập ảnh, những chứng chỉ tốt nghiệp ra khỏi khung kính, những cuộn phim ra khỏi lõi kim loại, thư từ ra khỏi các ngăn bàn. Tôi chất chúng thành một đống trong sân sau và bật một que diêm. Khi tôi xong việc, kỷ vật của ba thế hệ đã hoá ra tro.
Nhiều năm sau ở Mỹ tôi mới bắt đầu hối hận vì hành động đó. Một vài bức ảnh sống sót vì anh tôi, lúc đó đi du học, mang theo bên mình anh. Nhưng tại sao tôi không cứu những tấm còn lại, kiểu tôi đã nhét bộ sưu tập tem của tôi vào túi đeo lưng nhiều giờ trước khi chúng tôi đáp chuyến máy bay chở hàng C-130 đi Guam? Trong bao nhiêu năm tôi không thể nào xem những tập ảnh gia đình của bạn bè mà không cảm thấy tiếc nuối.

Thế rồi tuần trước tôi có một giấc mơ đầy ý nghĩa đã để lại cho tôi một cách đánh giá khác về mất mát đó. Trong mơ tôi thấy mình một lần nữa đứng trước căn nhà cũ ở Sài Gòn. Tôi rảo bước qua cổng sắt rỉ và thấy, trong kinh hãi, nơi chốn tan hoang – một cấu trúc trống rỗng nơi trước kia từng có sự sống và tình thương.

Ngay lập tức tôi bắt đầu lục lọi giữa đống gạch vỡ vữa rơi, sau cùng tìm thấy một cái bàn để ở đầu giường của mẹ tôi xưa kia. Tôi rút ngăn kéo và mấy chục tấm ảnh đen trắng ùa ra. Tôi sướng ngất. Mọi tấm ảnh đều còn nguyên vẹn.

Các tấm ảnh còn y nguyên như trong trí nhớ tôi. Ðây tấm của anh tôi hồi anh mười hai tuổi, mặc võ phục và cúi chào trước máy ảnh. Ðây tấm của mẹ tôi thuở thiếu thời, đứng bên di tích Angkor Wat. Ðây là cha tôi diện mạo của một đại tá trẻ đẹp trai, đang hút một điếu xì gà. Và tôi và em gái tôi ôm hai con chó – Medor và Nina – trong lúc đang vẫy người chụp hình, cười sung sướng.

Ðột nhiên một thằng nhỏ hiện ra trong giấc mơ. “Ðây là nhà tôi,” nó la, “ông đang đột nhập đấy.”

“Nhưng đây là những tấm ảnh của tôi,” tôi chống chế một cách nhũn nhặn.

Thằng nhỏ nhìn tôi với vẻ nghi ngờ và tinh ranh rồi đổi giọng. “Vậy được,” nó nói, “ông trả tôi bao nhiêu cho những tấm ảnh này?”

Nhưng trước khi tôi tìm được câu trả lời, thằng nhỏ phá lên cười và giật lấy xấp ảnh khỏi tay tôi. Tôi cố nắm lại dĩ nhiên, nhưng quá trễ.

Tôi thức dậy thấy cánh tay mình vẫn đang vươn ra ngoài chăn trong tư thế hướng tới những tấm ảnh, vẫn đang cố giành lại chúng. Ðầu óc rối bời và kinh ngạc tôi nhìn chằm chặp bàn tay trống trơn trong một khoảng thời gian tưởng chừng rất lâu. Trong buổi sáng ý vị đó với những toa xe kéo bằng dây cáp ầm ầm lên đồi và những cái chuông của chúng lanh canh hoan hỉ bên ngoài cửa sổ tôi, tôi đã thấy điều mà tôi chưa từng thấy trước kia: rằng chẳng có gì thật sự mất.

Những gì tôi không thể lấy lại trong giấc mơ vẫn còn tồn tại, dù chỉ như một niềm khát khao diệu vợi. Nếu từ ngữ và ngôn ngữ, như nhà thơ Rilke cho ta biết, có thể được nhào nặn cho thành một đồ vật, câm lặng như pho tượng của một nhà hùng biện, thì điều ngược lại cũng đúng.

Những vật quý giá bị mất thì có khả năng biến hoá. Chúng khước từ sự quên lãng. Chúng nhất định chờ để được hoá thân vào những lời khai, vào những câu chuyện và những bài hát.
———————————————
From ‘Lost Photos’
Andrew Lam
When I was eleven years old I did an unforgivable thing: I set my family photos on fire. We were living in Saigon at the time, and as Viet Cong tanks rolled toward the edge of the city, my mother, half-crazed with fear, ordered me to get rid of everything incriminating.

Obediently I removed pictures from the album pages, diplomas from their glass frames, film reels from metal canisters, letters from desk drawers. I put them all in a pile in the backyard and lit a match. When I was done, the mementos of three generations had turned into ashes.

Only years later in America did I begin to regret the act. A few pictures survived because my older brother, who was a foreign student, had taken them with him. But why didn’t I save the rest, the way I slipped my stamp collection in my backpack hours before we boarded the C-130 cargo plane and headed for Guam? For years I could not look at friends’ family photo albums without feeling remorse.

Then last week I had a dream that was so instructive it left me with a different estimation of that loss. In the dream I find myself once more in front of my old home in Saigon. I walk through the rusted iron gate to find, to my horror, the place gutted — an empty structure where once there was life and love.

Immediately I start to rummage among the pile of broken bricks and fallen plasters, finding at last a nightstand that once belonged to my mother. I pull at its drawer and out spill dozens of black-and-white photos. I am ecstatic. The photos are intact.

They are exactly as I remember them. Here’s one of my brother when he was twelve, wearing his martial art uniform and bowing to the camera. Here’s one of my mother as a teenager, posing next to the ruins of Angkor Wat. Here is my father as a young and handsome colonel, smoking a cigar. And me and my sister holding onto our dogs — Medor and Nina — as we wave to the photographer, smiling happily.

Suddenly a little boy appears in the dream. “This is my home,” he yells, “and you’re trespassing.”

“But these are my photos,” I meekly protest.

The boy looks at me with suspicion and shrewdness and changes his tone. “Well,” he says, “how much would you give me for these photos?”

But before I can find the answer, the boy laughs and snatches the photos out of my hand. I try to grab them back of course, but it’s too late.

I woke to find my arm still reaching out over the blanket in a gesture toward the pictures, still trying to retrieve them. Confused and astonished I stared at my own empty hand for what seemed to be a long, long time. In that salty dawn with the cable cars rumbling up the hills and their bells clanging merrily outside my window, I saw what I hadn’t seen before: that nothing was ever truly lost.

What I failed to retrieve in the dream survives, if only as an exquisite longing. If words and language, as the poet Rilke tells us, can be made into a thing, mute as the statue of an orator, the reverse is true also.

Precious things lost are transmutable. They refuse oblivion. They simply wait to be rendered into testimonies, into stories and songs.

bài đã đăng của Andrew Lam