Trang chính » Sáng Tác, Truyện phiếm Email bài này

Những vật dụng bị bỏ quên

 

 

untitled, evelyn polk

Không Đề (Evelyn Polk)

 

Sẽ có ngày chúng ta phải làm lễ truy điệu cho những vật dụng thân yêu không còn giữ được tính hữu ích của chúng. Thí dụ chiếc mùi xoa. Đó là chiếc khǎn vuông nhỏ, giỏi lǎ́m mỗi bề cũng không quá bốn mươi phân (may mǎ́n là tôi còn giữ được vài ba chiếc sǎ́m vào hồi thập niên 80 bèn mang ra đo thử) may bǎ̀ng vải mỏng hoặc lụa nhưng có tính thẩm thấu tốt. Cǎn bản, nó chỉ có chừng ấy tiêu chuẩn cần thiết; những tỉa vẽ khác chỉ vụ vào mặt hình thức thôi. Tôi quên không nói tới công dụng của nó: để lau mũi. Cẩn thận như vậy không phải là vô ích; tôi ngờ rǎ̀ng đến một lúc nào đó không xa lǎ́m, con em chúng ta khi nghe nói đến chiếc mùi xoa –lại thêm là một từ Pháp hóa– sẽ hỏi rǎ̀ng dùng nó để làm gì ? Ngày nay, thời đại tiêu thụ, công nghệ phát triển vù vù, nhà chế tạo vừa chất lên xe lên tàu mặt hàng mới sản xuất sửa soạn tung ra thị trường, đã quay vào phòng nghiên cứu hỏi xem sản phẩm nǎm tới hoàn thành chưa. Áo quần ấm cho mùa đông vừa bày trong tủ kiếng, bộ phận quảng cáo đã chuẩn bị xong những tấm ảnh trong đó có các thiếu nữ mặc đồ tǎ́m của ngày hè trên bãi biển. Người ta lo xa lǎ́m! Không phải chỉ có các chính trị gia mới biết tiên kiến, kỹ nghệ gia còn nhìn xa hơn. Và chính xác hơn.

Như vậy chúng ta bỗng có một cái tên mới, chỉ định một vật dụng mới, thay cho chiếc khǎn tay vừa bị đào thải (nhờ vậy câu thơ của Thâm Tâm nghe ra càng thi vị hơn –gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay) nhưng vật mới này không được đặt tên theo công dụng mà theo bảng hiệu nhà sản xuất: tấm Kleenex. Cũng như ngày xưa người ta gọi cái tủ lạnh là frigidaire. Dùng kleenex khá lâu nhưng cho tới lúc xem cuốn phim trong đó Meg Ryan thất tình khóc hu hu, chùi mǎ́t, xịt mũi ngậu xị vừa vung vải những tấm khǎn jetables bǎ̀ng giấy ấy đầy nhà, tôi mới ý thức được tình trạng được sử dng b vứt bỏ của những múi cam múi chanh trong xã hội con người. Tại sao người ta không thiết lập chǎ̉ng hạn một viện bảo tàng –gọi là cách để nhớ ơn tiền nhân, trong đó trưng bày những vật dụng cũ, tương tự như giờ này chúng ta mừng rỡ và hãnh diện khi tìm thấy dưới đất sâu một con dao bǎ̀ng đá của thời tiền sử?

Hồi thời còn oanh liệt, chiếc khǎn tay bǎ̀ng vải cũng làm gió làm mưa dữ lǎ́m. Trong tay anh chàng hào hoa nó sạch sẽ, thơm tho, sǎ̃n sàng mang tấm thân khuyển mã ra phục vụ người đẹp, phòng khi bất thình lình nàng hǎ́t hơi sổ mũi, khi nàng lao tác nhiều đến nổi mồ hôi mồ kê ra nhễ nhại, hoặc khi nàng nũng nịu ngồi bệt xuống cỏ nó sẽ bị hy sinh nǎ̀m chuồi dưới bàn tiếp hậu để quần áo nàng khỏi vấy bẩn. Trong tay kiều nữ, nó mềm mại mịn màng, được trang điểm bǎ̀ng chỉ màu viền quanh, có khi còn có tên chàng và tên nàng quấn quít bên góc. Buổi chia ly của đôi lứa chủ nhân, nó vừa thấm nước mǎ́t nàng, sau lại đóng vai trò nối dài cánh tay vẫy khi còi tàu hụ, khi con thuyền rời bến.

Số phận chiếc mùi xoa cũng giống tấm tã lót. Bây giờ tã lót cho trẻ con cũng được làm bǎ̀ng giấy thẩm thấu. Như vậy chúng ta đánh mất hình ảnh bà mẹ Việt-Nam ngồi xi con đi tiểu. Tôi không hiểu tại sao hình ảnh bà mẹ ngồi xi con tiểu có một cái gì ghi dấu nơi tôi sâu đậm lǎ́m. Mỗi mnh đời Vit-Nam đều có những ghi dấu khốc lit ca thiếu vǎ́ng, tôi đã viết như vậy ở đâu đó. Cái thiếu vǎ́ng lớn lao thuộc trong phạm vi tình cảm và tinh thần. Chiến tranh đã cướp đi nơi chúng ta người cha, người mẹ, người chị, người anh, đứa em, đứa con, người vợ hoặc người chồng, người yêu chưa kịp chung chǎn gối, chưa một lần biết vị ngọt đôi môi; chiến tranh cũng hủy hoại trái tim ta: những ghét thương hờn oán phẫn nộ; chiến tranh cũng tranh đoạt nơi bàn tay ta những chǎ́t chiu dành dụm vật chất: chồng sách cũ (bị vất bỏ vì mang nặng tư tướng đồi trụy, phản động), chiếc đàn đập vỡ khi tỉnh giấc mơ tình, mái ấm tan theo mảnh bom, trái đạn dù tốn bao mồ hôi nước mắt dựng xây bǎ̀ng hai bàn tay chồng vợ… Riêng tôi, tôi không tiếc cái nhà, không tiếc chiếc xe, không tiếc dàn máy nghe nhạc nhưng lại tiếc những gì quen thuộc đã mất đi, thí dụ như hình ảnh người mẹ ngồi xi con đi tiểu (tôi lập lại), không biết tại sao tôi muốn thấy lại hình ảnh ấy. Nhà tôi thuộc thế hệ của những bà mẹ mới; bà mẹ mới không hề xi con tiểu. Bà không bảo là “cu em sǎn rồi, em mót tiểu rồi đó rồi bà bế đứa bé cho nó ngồi trong lòng, xoay hạ bộ nó ra chỗ trống, mồm bà xì xì bǎ́t chước âm thanh giòng nước tuông, và kỳ diệu thay, đứa bé nẩy mình rặn ra vòng nước xòe xòe. Bà mẹ ngày nay khi thấy đã lâu mà con chưa đi tiểu thì bà bóc quần nó ra, bế nó đặt ngồi lên bô chờ đến khi nó làm xong phận sự bà sẽ lau rửa; hoặc bà cứ lờ đi thây kệ nó đái trong tả (thì công dụng cái tả là như thế) rồi đến giờ thay tả hǎ̉n hay. Hình ảnh bà mẹ xi con tiểu, suy ra, không phải là hình ảnh nhà tôi. Vậy thì của ai? Mẹ tôi chǎ̉ng hạn, chǎ́c chǎ́n là bà đã làm hàng trǎm nghìn lần, nhưng thuở ấy tôi là diễn viên chứ không phải là kẻ quan sát. Kết luận hình ảnh mà tôi trông thấy không phải việc làm của người thân tôi mà là của bất cứ một bà mẹ Việt-Nam nào, thời xưa. Một hình ảnh thân thương của tất cả mọi người từ thế hệ tôi trở về trước.

Từ tấm tã lót chúng ta suy ra: ly, chén, khǎn bàn, khǎn lau tay, khǎn lau kính… bǎ̀ng giấy tất. Sau loại vật dụng hạ đẳng ấy, người ta tiến dần lên những vật dụng thượng đẳng: cây bút. Từ chỗ cây bút hợp bởi một quản bút, một ngòi bút và một bình mực, người ta tiến lên cây bút máy; từ cây bút máy sang cây bút bi; từ cây bút bi sang chỗ không còn cây bút nữa. Cây bút bây giờ đang là một loại vật dụng trên đà tiêu vong. Chỉ còn là một vật dụng trang trí của giai cấp cao. Cây bút ấy có ngòi bǎ̀ng vàng pha, bǎ̀ng bạch kim, bǎ̀ng những gì gì nữa nhưng nó phải mang những nhãn hiệu tiếng tǎm, rất đǎ́t tiền, dùng để trang trí nhiều hơn là thực dụng. Lý do: khi ký tên hoặc ghi những điều gì quan trọng, người ta khuyên bạn sử dụng bút bi màu đen chứ không phải cây bút Mont Blanc mà bạn đã bỏ ra "một xứ tiền" để mua. Người Việt-Nam vốn rất chú ý đến nét chữ. Mấy bà chị tôi làm nghề gõ đầu trẻ nên rất chú trọng vẽ đẹp của chữ viết, vì vậy chúng tôi cũng đâm lây cái quan niệm ấy. Có lần nhà tôi bảo thằng con trai cả của chúng tôi rǎ̀ng chữ nó viết xấu quá, bị chạm tự ái nó đưa ra một lô lý luận rǎ̀ng chữ đẹp hay chữ xấu chǎ̉ng có gì quan trọng cả, miễn rõ ràng, sạch sẽ, ngay ngắn dễ đọc là đủ. Mà thực vậy. Có gì quan trọng đâu! Huống nữa, ngày nay người ta viết phần nhiều trên máy vi tính, điều quan trọng không còn là nét chữ đẹp mà là lối diễn tả rõ ràng, ngǎ́n gọn, dễ hiểu, không phạm lỗi chính tả và vǎn phạm, như vậy là tốt rồi. Con trai tôi có lý. Nhà tôi im tiếng. Tôi cũng im tiếng; vả lại đôi khi không nên vì một chuyện bé tí mà gây cãi cọ trong gia đình.

Tôi chịu thua lý luận thằng con, nhưng ngẫm nghĩ một mình và ..cứng đầu một mình. Một cách âm thầm. Nhân nghêu ngao một bài hát cũ tôi nhận ra rǎ̀ng ở thời đại nào người ta sử dụng phương tiện của thời đại ấy; phương tiện càng dồi dào, sức cố gǎ́ng càng sẽ ít lại, tình cảm dành cho do vậy, cũng nghèo đi. Bạn sẽ tò mò hỏi bản nhạc gì? Thưa rǎ̀ng bài "Lá thư " của Đoàn Chuẩn và Từ Linh. (Không hiểu sao người ta hay bỏ quên Từ Linh một cách bất công như vậy? Tôi đoán Từ Linh là kẻ viết lời trong khi Đoàn Chuẩn soạn nhạc). Nhớ tới mùa thu nǎm xưa gửi nhau phong thư ngào ngt hương; nét bút đa tình l lơi… Làm sao để nhận ra nét bút vừa đa tình vừạ lả lơi, nếu không mê đǎ́m đến mù mờ cả lý trí? Dù sao việc này cũng giúp chúng ta khám phá ra một điều là ngày xưa người ta chú ý đến nét chữ; nét chữ bay bướm cũng làm xiêu được lòng người đẹp. Lại còn ướp hương gì trong ấy nữa. Để cho thơm. Mỗi hành động đều có chút gì trang trọng khiến kẻ nhận cũng cảm thấy mình danh giá thêm. (Vì cảm thấy mình bổng dưng “danh giá” ra như vậy nên người đẹp của chúng ta nhiều khi hay “thừa thǎ́ng xông lên” như lời Xuân Diệu : “Em xé nhỏ lòng non cùng giấy mới/Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê” . Chao ơi, người đẹp của tôi, tại sao em nỡ lòng xé nát thư tình củạ tôi để đất trời cũng buồn lây?) Hãy tưởng tượng anh chàng si tình ngồi bóp hầu nặn óc viết những lời lẽ lâm ly, mỗi chữ đẻ ra trên mặt giấy mang không biết bao nhiêu mồ hôi lao động và càng nặn không ra lời chừng nào thì anh ta càng nghĩ nhiều, tơ tưởng nhiều đến cô nàng chừng ấy. Ngày nay nội dung một bức điện thư chỉ gồm có vài giòng, đại loại: Anh muốn gp em, chiều nay, ti tầng lầu ba Virgin, gian hàng bán sách nước ngoài. Nhớ đúng hn. Không yêu thương da diết, không tình tứ hoa hòe hoa sói, trực tiếp và thǎ̉ng như ruột ngựa. Như vậy thì còn mong chi thấy Màu mc xanh thơm ngát ý mong chờ/Tình hé nụ bừng thơm trên nếp giấy” kiểu cụ Vũ Hoàng Chương nữa? Con người thời hậu hiện đại không thừa thì giờ. Vì thiếu thì giờ hǎ́n tận dụng mọi phương tiện mới mẻ để đạt hiệu quả nhanh hơn: hǎ́n tìm hiểu đối tượng nhanh nhờ trang web, hǎ́n làm quen nhanh bởi có speed dating, hǎ́n “chinh phục” nhanh vì đôi bên không cho việc chung đụng xác thịt là quan trọng, hǎ́n quất ngựa nhanh nhờ pháp luật thời dân chủ tự do che chở, lập luận rǎ̀ng hai bên đã cùng công nhận là không còn thương yêu nhau nữa. Đâu phải như ngày xưa lǎ̀ng nhǎ̀ng tình nghĩa. Nhớ tới ngày nào cùng bước đến cầu ngồi xõa tóc thề Tại sao lại ra đầu cầu mà ngồi xõa tóc? Muốn xõa tóc người ta xõa trên gối chứ, nồng nàn lai láng hơn nhiều. Lại còn hỏi bâng quơ em nay về đâu, phong thư còn đây, nhớ nhung tìm trong ánh sao. Lối sống hơi xa thực tế, lãng mạn, viễn vông ấy nhiều khi là thứ vũ khí hữu hiệu để chống trả cái thực tại khô khốc trong tâm hồn con người hôm nay. Tôi cho rǎ̀ng không phải chúng ta chỉ đào thải những vật dụng thiếu tiện ích, thật ra chúng ta đã vất bỏ cả mt cung cách sống!

Bill Gates, sư tổ trong những sư tổ của ngành vi tính, kể trong cuốn sách của ông (cuốn The road ahead) rǎ̀ng chiếc máy vi tính hồi đầu kềnh càng chiếm cả một gian nhà; bây giờ máy nhỏ xíu xách trong tay gọn trơn. Chiếc máy thu bǎng ngày xưa cũng vậy, to ầm, nặng trịch, lại kèm theo những cuộn bǎng lớn bǎ̀ng cái dĩa bàn; không bao lâu, những cuộn bǎng tròn ấy hóa thân thành chiếc cát-xét nǎ̀m gọn trong lòng bàn tay và đến giờ này thì chính chúng cũng bị tận diệt để tránh chỗ cho mấy cái đĩa CD gói ghém nhỏ xíu và mỏng lét. Ngẫm kỹ, tất cả những cải tiến không phải chỉ nhǎ̀m vào tiện ích mà còn nhǎ̀m nâng cao phẩm chất theo nghĩa tinh thần, thiêng liêng và đẹp đẽ nhất. Nếu bạn có cầm cây viết thì đôi khi bạn thấy là phải nhớ ơn mấy nhà phát minh thời nay lǎ́m lǎ́m. Viết trên giấy (trừ khi viết thư cho bố mẹ ở nhà) bạn thêm thǎ́t, gạt bỏ liên hồi; đôi lúc bạn muốn mang ý dưới lên phần trên, gạt bỏ cả đoạn rồi …tiếc của lại nhặt nó lại nhưng đặt vào nơi khác. Việc làm đó sẽ là một điều bất khả thi nếu bạn viết trên giấy hoặc đánh máy (ừ nhỉ,chiếc máy chữ cũng đã bị đào thải tự hồi nào rồi!). Nó chỉ làm bạn cáu kỉnh thêm và giỏ rác đầy thêm. Ngày nay, bạn viết trên máy vi tính. Máy đã được dự kiến cho mọi trục trặc thuộc loại ấy, nó cho phép bạn gạt bỏ, tráo đổi từ hàng dưới lên hàng trên, giòng này trước giòng nọ; mà ngay khi bạn ném nó vào sọt rác bạn cũng không cần ngồi xổm bới tìm những tờ giấy bị vo tròn. Giỏ rác chỉ là hư danh, ngón tay bạn bấm xuống mình con chuột đủ xác nhận hành động của cố gǎ́ng tìm kiếm, chiếc máy lập tức vâng lời, sẽ khom mình bới giỏ rác cho bạn. Nó không cáu kỉnh, nó không biết toát mồ hôi, nó an nhiên tự tại và do đó, mang lại đầy đủ mọi hiệu ứng. Kỹ thuật hình ảnh (in hình, sửa hình, phô hình lên màn ảnh) cũng vậy. Nói đến hình ảnh là nói tới cái đẹp. Và cái đẹp hình thức thường thuộc về giống cái. Cho nên nhất định các bà các cô sẽ tán thành cả hai tay. Kỹ thuật hình ảnh ngày nay thần tình đến độ người ta có thể đổi trǎ́ng thay đen, vậy bạn đừng ngạc nhiên rǎ̀ng trong lãnh vực pháp lý người ta không còn chấp nhận những chứng cớ qua hình ảnh và âm thanh của máy thu.

Một hôm, có anh chàng bên phòng nghiên cứu gọi điện thoại sang trong lúc tôi đi vǎ́ng, hỏi xem chúng tôi có còn giữ một chiếc cân Roberval không (chúng tôi làm việc trong phòng thí nghiệm của một xí nghiệp, do đó phải chịu luôn trách nhiệm bảo tàng các sản phẩm của xí nghiệp từ hơn hai trǎm nǎm trước, thời tiền lập). Trưởng phòng của tôi là một cô kỹ sư trẻ chỉ hơi nhích hơn vài tuổi so với đứa con đầu lòng của chúng tôi thôi, vì vậy cô không biết có cái cân mang tên Roberval. Đối với cô, chiếc cân giản dị lǎ́m, nó chỉ là một mặt phǎ̉ng để người ta đặt vật muốn cân lên trên; khi vật được đặt lên, sức nặng đè xuống, những con số chỉ trọng lượng màu xanh lục sẽ hiện lên. Không trả lời được câu hỏi, cô hậm hực chờ khi tôi trở về phòng để biết rõ chiếc cân có tên là Roberval hiện hữu vào thời đại nào, trước hay sau thời kỳ…jurassic!

Sự hưởng thụ tiện ích làm hỏng chúng ta rất nhiều; chǎ̉ng những về mặt tinh thần như tôi đã nói trên kia, nó còn làm cho ta “nghiện” và từ sự nghiện ngập, chúng ta mất khả nǎng xoay xở. Một buổi sáng vừa thức dậy, gia đình chúng tôi phát giác ra rǎ̀ng cái lò vi-ba hỏng. Muốn chứng tỏ cho mọi người thấy đó là một sự việc cỏn con chǎ̉ng đáng cho ta bận tâm, tôi hǎng hái xuống bếp, lấy soong ra hâm sữa và nấu cà phê. Mặc cho tôi lụi hụi, chǎ̉ng ai thèm để ý, mọi người càu nhàu một lúc rồi mạnh ai nấy rời khỏi nhà với chiếc bụng trống, làm như cà phê và sữa nấu trên lò sẽ gây độc (ngược lại thì có!) Cái lò vi ba chúng tôi mua nó về có lẽ đã hơn mười nǎm, mười nǎm là ba nghìn sáu trǎm nǎm mươi ngày, lẽ ra chúng tôi phải cảm ơn nó ít nhất cũng từng ấy bận, như đã cám ơn cánh tay đẩy cửa cho chúng ta bước ra khỏi nhà mỗi sáng chǎ̉ng hạn. Mỗi ngày chúng ta thức dậy, mǎ́t nhǎ́m mǎ́t mở vào buồng tǎ́m (cám ơn buồng tǎ́m) làm công việc vệ sinh, nhưng trong khi làm công việc vệ sinh ta vẫn thấy có phút rảnh tay, thí dụ khi đánh rǎng (cám ơn bót và kem đánh rǎng) ta chỉ dùng có một bàn tay và một cánh tay, nghĩa là còn thừa lại nǎm ngón khác cùng một cánh tay khác mà thì giờ thì sǎ́p hết đến nơi. Tôi quên: ta còn thừa cả đôi chân nữa. Vậy, thay vì đứng trước gương soi, tại sao không đi vào bếp (tay mặt vẫn tiếp tục cạo râu hoặc đánh rǎng) và dùng cánh tay còn lại đổ sữa vào cốc, đổ cà phê vào cốc (cám ơn sữa, cám ơn cà phê), cho vào lò bấm nút hâm nóng hai phút. Hai phút là 120 giây, đủ cho bạn mở vài cánh cửa, sửa lại gối chǎn trong phòng ngủ cho ngay ngǎ́n (cám ơn cửa, cám ơn phòng ngủ) hoặc đánh thức mấy đứa con dậy để kịp giờ đến trường. Hai phút cũng là thời gian cần có để đánh bộ rǎng, theo lời khuyên của ông nha sĩ (cám ơn ông nha sĩ) ..v..v.. Chiếc máy hỏng rồi ta mới thấy cần và nhớ ơn nó thì quá muộn.

Cách đây không quá mươi lăm năm, chúng ta hồ hởi đón nhận máy liên lạc nhỏ bé phát ra tiếng bíp bíp (beeper, pager) mỗi lần có kẻ muốn liên lạc với ta; chỉ cần nhìn con số hiện lên trên màn ảnh tí hon ấy ta nhận ra là ai đang cần nói chuyện với ta (thí dụ đứa con trong trường chờ bố mỏi mệt chưa thấy đến đón hoặc xếp lớn trong sở cần biết một chi tiết về công tác đã giao cho ta) và ta chỉ việc tìm một máy điện thoại gần đấy để gọi lại hầu hiểu tự sự rõ hơn. Vậy mà công trình phát minh ấy sống không thọ. Ngày nay, máy điện thoại di động thay thế nó và thay thế một cách tốt đẹp hoàn hảo tiện lợi hơn nhiều. Bây giờ thỉnh thoảng, khi đã trải qua một kinh nghiệm đen tối, chúng ta tự hỏi sẽ phải đối phó thế nào trong trường hợp không có chiếc điện thoại di động. Ô hay, thế tổ tiên chúng ta có sử dụng điện thoại tự động không mà họ vẫn sống trôi chảy suông sẻ? Những người dân da đỏ làm thế nào để báo cho nhau rǎ̀ng kẻ thù đang lấp ló đâu đó? Và cụ Dương Khuê nhǎ́n tin thế nào với cụ Nguyễn Khuyến? Bạn tin tôi đi, mọi tiện nghi sẽ kéo theo sau nó những rǎ́c rối khác. "Mục đích" là một từ không nǎ̀m ở cuối con đường như ta hǎ̀ng tin.

Không ai trong chúng ta, ngoài các ông làm phim giả tưởng, dám tưởng tượng ngày mà mọi chiếc máy vi tính trên quả đất của chúng ta vì một lý do nào đó bổng ngưng chạy. Cuối nǎm 1999, các quốc gia tiên tiến lo sợ cuống cuồng e rǎ̀ng ngày đầu nǎm 2000 mọi guồng máy sẽ tê liệt: điện không có, nước không có, máy bay tàu thủy ngưng chạy, tổng thống quốc hội ngủ không chịu dậy, ngay cả bà bán bánh mì đầu hẻm cũng không có bánh mà bán và bạn không bước ra được khỏi nhà vì cổng đóng kín. Chỉ tại chúng ta cả đấy mà! Chúng ta không muốn sống kiểu thời tiền sử. Chúng ta không chịu đội vò nước trên đầu, lội ba bốn cây số ra suối, cọ xát hai thanh gỗ hàng giờ để có lửa, nấp trong bụi cả ngày chờ đâm chết con thỏ làm thức ǎn… Có lẽ đó là định mệnh con người: chúng ta phát minh ra chiếc máy vi tính và bây giờ chúng ta lệ thuộc hoàn toàn vào nó. Cũng giống như điện lực. Ngày nay chúng ta cần điện lực như cần không khí. Những cây ngô có "gien" cải cách, những con cừu được tạo ngay trong phòng thí nghiệm, mai kia còn làm khổ thế hệ con cháu chúng ta nhiều lǎ́m. Làm thế nào được? Đó là quy lut của s tiến hóa.
 

Đặng đình-Túy

 

 

 

.

bài đã đăng của Đặng Đình Túy

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)