Trang chính » Biên Khảo, Nghiên Cứu Email bài này

Những vai phụ "láy", "đệm" trong ngôn ngữ Việt

 

clip_image002

 

Gia cảnh ông bà ngoại tôi ở miệt quê Vĩnh long không mấy sung túc, lại đông con, nên gởi má tôi cho một người bà con xa, khá giả nhưng hiếm muộn, nuôi dưỡng. Lẽ đó mà anh chị em chúng tôi có tới hai ông bà ngoại, gọi theo kiểu má tôi: ông bà ngoại nhỏ (ruột) và ông bà ngoại lớn (nuôi).

Ông bà ngoại lớn đem má tôi lên Sài gòn làm ăn. Rồi, bà được người mối mai và lập gia đình với ba tôi là du học sinh Pháp bị trục xuất về nước vì hoạt động chính trị, đang lâm cảnh goá bụa. Tôi là người con thứ năm trong bảy anh chị em.

Tôi nhớ, tôi không phải là một đứa trẻ hiếu động… Và, không hiểu vì lý do gì, thuở ấu thời tôi thường được ngủ chung với dì tôi ở quê lên giúp chuyện bếp núc trong nhà. Có tối, dọn dẹp, rửa chén xong xuôi, dì xin phép má dẫn tôi theo lúc đi thăm bạn hoặc coi hát. Có khi là phim "Sạc-lô", nhưng thường là hát đình và cải lương. Lúc nào tôi cũng ngủ gật giữa chừng, để sau khi vãn tuồng, bắt dì tôi phải cõng về. Vì hay ngủ gật trong xuất hát ba, bốn màn dài thậm thượt, nên tôi không nhớ gì nhiều, ngoài một vài vai chính. Còn những vai phụ, tôi quên tuốt.

Đó là chuyện tuồng tích cải lương, còn chuyện ngôn ngữ? Việt ngữ cũng có những vai phụ như vậy.

Tôi gọi là vai phụ, vì nhiều từ ngữ trong tiếng Việt, nếu đứng riêng một mình, thường không có nghĩa gì cả. Nhưng, tương tự các vai phụ mờ nhạt trong tuồng hát, không có chúng, đào kép chính sẽ khó có cơ hội nổi bật. Trước tôi, đã có nhiều tác giả bàn luận về loại từ ngữ này và đặt tên cho chúng là "từ láy" cặp kè trong những "từ kép" hoặc "từ đôi". Riêng trong Da Màu, hai Anh Lê Hữu và Bùi Vĩnh Phúc có nhắc tới trường hợp này qua hai bài ngữ học đặc sắc: "Ngôn ngữ ngậm ngùi – phần 1 & phần 2""Trên những đường bay của chữ". Trong bài viết này, tôi có ý đặc biệt dành riêng cho những chữ phụ vô bản sắc này, và nhân tiện bàn luận thêm vài lãnh vực liên hệ.

Trước tiên, tôi đề nghị làm giấy khai sinh một danh gọi khác cho "từ láy", vì chữ "láy" gợi trong trí tôi phong cách diễn đạt trong âm nhạc: luyến láy. Mà ngôn ngữ là phương tiện truyền thông bằng tiếng nói hoặc bằng chữ viết không cần nhạc cụ, vì vậy tôi được phép còn gọi chúng là "từ đệm", và có dành cho chúng một chương ngắn trong giáo trình Việt ngữ của tôi cho người bản xứ.

Khi bàn về "từ láy", Anh Lê Hữu chỉ ghi vài dòng trong ngoặc kép: "từ ngữ láy, một chữ có nghĩa, chữ kia chỉ là đệm vào cho xuôi tai chứ chẳng có nghĩa gì cả" [1], và đan cử một vài thí dụ: khe khẽ, nhẹ nhàng, êm ả, gần gũi, lạ lùng… hoặc: khẽ khàng, im ả, yên ắng, gần gụi, lạ lẫm… Theo ý tôi, gọn nhưng rất chính xác.

Cặn kẽ hơn, Anh Bùi Vĩnh Phúc viết:

"Thật ra thì từ láy có thể được dùng để làm cho lời văn uyển chuyển, dịu dàng hơn, mà cũng có thể làm cho lời văn mạnh mẽ, dồn dập hơn, tuỳ trường hợp và tuỳ cách láy. Cùng với từ kép, từ láy làm cho lời văn tiếng Việt trở nên giàu sắc điệu hơn, nghĩa là làm cho lời văn có nhiều mầu sắc và nhịp điệu để thể hiện ý tứ, tình cảm và tâm tư của người viết. Từ kép có thể là danh từ (chợ búa, cửa nhà…), mà cũng có thể là động từ (cáu gắt, la mắng…), hay tính từ (giận dữ, vui tươi, buồn chán…), hay theo lối lắp ghép (một tính từ cộng một động từ: buồn thương, vui cười…), v.v…; còn từ láy thường là tính từ, và có thể nói hầu hết từ láy là từ thuần Việt. Ngoài tính từ, những từ loại khác rất hiếm khi được tìm thấy trong dạng từ láy, mặc dù cũng có thể có (như nghỉ ngơi, chạy nhảy, nảy nở…)" [2], vì không đồng ý hoàn toàn với lý giải của Anh Lê Hữu.

Riêng tôi nghĩ rằng, có lẽ trước tiên ta nên xác định "danh nghĩa" của "từ kép" và "từ đệm" (hay "từ láy") cho tiện giải thích.

Theo tôi, "từ kép" là những cụm từ có đôi, có cặp và mỗi từ, khi đứng riêng có nghĩa hẳn hoi và không nhất thiết đồng âm, cùng vần, nhưng lẽ đương nhiên phải có nghĩa tương quan, như những thí dụ mà Anh Bùi Vĩnh Phúc đã nêu ra. "Từ đệm" cũng như "từ láy" là những "từ đơn" vô nghĩa được đệm vào một từ có nghĩa thành những "từ kép" để thêm thắt ấn tượng cho lời nói hoặc câu văn. Cho dễ hiểu, tôi xin rút ra vài thí dụ lấy từ bài viết của Anh Bùi Vĩnh Phúc:

– "cáu gắt" là "từ kép" được ghép từ "cáu kỉnh" và "gắt gỏng", với "kỉnh" (vô nghĩa) đệm cho "cáu" và "gỏng" (vô nghĩa) đệm cho "gắt".

Tương tự, có:

– "la mắng": "la lối" và "mắng mỏ".

– "buồn chán": "buồn " và "chán chường".

– "chạy nhảy": "chạy" và "nhảy nhót".

– "tươi tốt": "tươi tắn" và "tốt".

– v.v…

Ngặt nỗi, Việt ngữ không đơn giản như vậy, mà rắc rối, rắc rối lắm! Vì, giống như người, "từ kép" cũng biết (hay bị buộc phải)… ly dị nhau, hoặc tệ hơn, biết… tằng tịu với từ khác; nhưng cũng có nhiều cặp từ chung thuỷ hết mực, không ai ly tán được. Thí dụ: tằng tịu, dan díu, thoi thóp, thỏ thẻ (hoặc thủ thỉ), ong ỏng, ngồm ngoàm, … Những "từ kép" này, theo tôi, có thể gọi là "từ láy" hoặc "từ kép láy", vì nếu tách chúng ra, không từ nào mang nghĩa rõ rệt cả. Như vậy, có lẽ hợp lý hơn chăng?

"Từ đệm", giống như những vai phụ trên sân khấu trình diễn, rất đa dạng, và khó định vị trí chính xác. Tôi tạm so sánh "từ đệm" và "từ láy" như một cặp song sinh chung một tế bào trứng. Chúng có thể đứng trước hoặc sau từ chính là tính hoặc danh từ, động từ.

Khi đứng trước tính từ, ta sẽ có những "từ kép" hàm ý "không chắc chắn, không rõ ràng" hoặc không mang nghĩa trọn vẹn của từ chính, thay cho từ "hơi" hay "khá". Thử nghe hai người bạn trò chuyện với nhau: "Mày nhớ con bé hầu bàn mặc váy ngăn ngắn màu xanh xanh tối qua trong quán bia ôm không?", "Nhớ chứ, chính tao ôm nó chớ ai. Ủa, sao tao nhớ váy nó màu xam xám mà!"

Hay, lúc mẹ dạy con gái tay nghề nữ công gia chánh: "Kho thịt, con nhớ nêm ngòn ngọt, mằn mặn thôi, ngọt quá thành chè, mặn quá khó nuốt."; "Dạ, nêm rồi, mà sao nó có mùi khen khét má à!". Vài giây sau, người mẹ ré lên: "Khét rồi chớ còn hơi khét gì nữa. Ðồ con gái hư!"

Những "từ đệm", qua đó, dần dà có được "bản sắc". Nhóm chữ "bản sắc" được nằm trang trọng trong ngoặc kép, vì chúng chỉ có "xác" mà không có "hồn", có "chữ" mà không có "nghĩa" (ngoại trừ những trường hợp được lặp lại). Là chiếc bóng đơn điệu, dị dạng, vô ngũ quan của tính từ chính: qua những thí dụ nêu trên là "ngăn" của "ngắn", "xanh" của "xanh", "xam" của "xám", "ngòn" của "ngọt", "mằn" của "mặn" và "khen" của "khét". Căn cứ theo đó, tôi (đã) mạo muội và liều lĩnh đi đến kết luận:

– Cho các tính từ có thanh bằng, không dấu và dấu huyền, "từ đệm" được lặp lại y hệt, thí dụ: thơm thơm, xa xa, vàng vàng, bùi bùi, …

– Cho các tính từ có thanh trắc: "từ đệm" được lặp lại y hệt, hoặc lặp lại không dấu cho thanh sắc, thanh hỏi và thanh ngã, thí dụ: sướng sướng hoặc sương sướng, tửng tửng hoặc tưng tửng, khẽ khẽ hoặc khe khẽ, …; và với dấu huyền cho thanh nặng, thí dụ: nặng nặng hoặc nằng nặng, chậm chậm hoặc chầm chậm, nhọn nhọn hoặc nhòn nhọn, …

Và, cũng như những quy tắc văn phạm khác, trường hợp này cũng có khá nhiều ngoại lệ, mà tôi nhận thấy, đó là những từ, nếu đúng luật mà dùng, sẽ rất khó phát âm hoặc không thể phát âm được. Thí dụ: in ít thay vì it ít, mền mệt thay vì mềt mệt, đèm đẹp thay vì đèp đẹp, nhưn nhức thay vì nhưc nhức, …

Trong thi phẩm "Màu thời gian", đã được nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc tuyệt đẹp, thi sĩ Đoàn Phú Tứ kết thúc như sau:

"Duyên trăm năm đứt đoạn.
Tình muôn thuở còn hương.
Hương thời gian thanh thanh.
Màu thời gian tím ngát."

"Hương thanh thanh", thắc mắc theo lối dụng ngữ bình dân, là "cái mùi gì vậy ta?" Không rõ, nhưng chắc chắn không phải là mùi làm… buồn lòng khứu giác, vì trước đó thi sĩ đã… lộ liễu cho biết:

"Màu thời gian không xanh.
Màu thời gian tím ngát.
Hương thời gian không nồng.
Hương thời gian thanh thanh."

Trong đời sống giao tiếp thường ngày, không thấy ai sử dụng cách nói văn hoa, bóng bẩy trên, mà người ta dùng từ "hơi" hay "khá": "Cái thằng ấy đểu quá, chứ hơi cái gì nữa!", hoặc như lời phê của giáo viên trong học bạ cho học sinh: "Khá giỏi, hạnh kiểm trung bình." Hình như có chút ít khác biệt trong cách dùng "hơi" và "khá". Cho những tính từ hàm ý không tốt, người Việt thường nói "hơi": hơi dở, hơi xấu, hơi cũ, … Và ngược lại, với "khá": khá hay, khá đẹp, khá mới, … Kiểu nói "hơi bị hay", "hơi bị đẹp", … xâm nhập ngôn ngữ thời thượng của giới trẻ sau này là một hiện tượng mới mẻ, cần thêm một khoảng thời gian thử thách để được định vị trong ngữ pháp khoa bảng và tồn tại với thời gian.

Nếu mọi sự cứ tiếp tục đơn giản và sinh hoạt trơn tru (?) như vậy thì chẳng có chuyện để nói, viết, bàn luận, cãi cọ trong tinh thần… tương kính! Đằng này… Khi tôi chạnh nghĩ tới những cụm từ kép sau đây, chợt thấy ra, có điều gì không ổn: vời vợi, thăm thẳm, trùng trùng điệp điệp, hàng hàng lớp lớp, … Bởi chúng không có vẻ gì là "hơi" với lại "khá" cả, mà ngược lại, dường như ngụ ý nhấn mạnh: "Hôm nay là ngày cô dâu bước lên xe hoa về nhà chồng, mà sao ánh mắt cô trông buồn vời vợi thế kia?"; "Vực sâu thăm thẳm, thác đổ tung toé, chắn lối toán tiểu đội vượt Trường sơn."; "Sáng nào nhà sư cũng ra đấy toạ thiền, chỗ bực đá trông ra cảnh núi non trùng trùng điệp điệp."; "Hàng hàng lớp lớp người xông pha trận mạc, không mấy ai trở lại."

Thật không biết phải lý giải sao đây! Hay cứ tạm gác qua bên. Kệ nó!

Ðó là kiểu cách văn chương, tiểu thuyết. Thói thường, ai nói như vậy, nếu không bị cho là "kỳ khôi" thì cũng "tửng tửng" đã tới kỳ trầm trọng. Mà, người ta sẽ nói: "Bữa nay con nhỏ đi lấy chồng, mà sao mặt mày buồn hiu vậy ta!" Hay: "Người ta đi lính nhiều lắm, chết gần hết."

Tôi không phải là người thơ văn, ca dao chữ nghĩa đầy bụng (khó chịu chết!), nhưng có một câu trong Truyện Kiều mà tôi rất yêu thích và tạc dạ hoài huỷ:

"Ðầu tường lửa lựu lập loè đơm bông." (có bản ghi là "đâm bông")

Thật tài! Ðọc lên mà tưởng như đang chiêm ngưỡng một bức hoạ thuỷ mặc chỉ với hai màu đen đỏ trên khung lụa mềm mại. Trong câu thơ trên, Nguyễn tiên sinh không dùng bất cứ từ nào để diễn tả màu sắc, mà chỉ với ba từ "lửa", "lập loè" là ông đã xoạc bút phóng hoạ lên khung vải tưởng tượng của người đọc hình ảnh chòm lựu trổ bông đỏ loé, tung toé như phát hoả.

Ở đây, tôi mạn phép người quá vãng đánh cắp hai chữ "lập loè" ra phân tích ngữ pháp. Theo tôi, "lập loè" là "trạng từ kép", đậm tính "láy" nhiều hơn "đệm", được tác giả biểu tượng hoá dùng diễn tả trạng thái cho động từ "đơm bông". Chẻ đôi, ta có "lập" và "loè", cả hai đều có nghĩa, nhưng mù mờ, chưa rõ ràng, người đọc phải níu kéo thêm những từ khác, mới hy vọng hiểu ý tác giả. Theo tôi, "lập loè" được tách ra và ghép lại từ hai trạng từ kép cùng ngữ tộc là "lập lờ" và "loè nhoè".

Và, như một trò chơi ngôn ngữ, nếu cứ tiếp tục tách ghép, ta sẽ lần ra một chuỗi từ ngữ cùng gia tộc: "lờ mờ", "loè loẹt", "nhoè nhoẹt", "tờ mờ", "mờ mịt", "loẹt xoẹt", "nhoèn nhoẹt", "xoèn xoẹt", "loèn xoèn", và … ??? Một cuộc truy lùng trinh thám nghẹt thở không có thủ phạm và nạn nhân, không phải là không thú vị!!!

Ðó là tính tài hoa thiên phú của văn thi sĩ, còn số đông thầm lặng, tuy không có tài dụng ngữ để làm thơ viết văn, nhưng có tài… lý sự. Văn hoa thì cho là, "tài biền ngẫu" của người Việt độc nhất vô nhị, dám chừng không dân tộc nào sánh bằng. Người nước ngoài, ai lỡ học phải thứ tiếng Việt oái oăm kia, chắc hẳn lắm khi nhức đầu, để khi hiểu ra lại tâm phục khẩu phục, vì cách sử dụng "từ đệm" cực kỳ phong phú và tinh xảo của người Việt. Chẳng hạn những từ được dùng để phân biệt chi ly sắc độ, hoàn toàn không láy liếc gì hết: Đen thui, đỏ , trắng hếu, vàng khè, xanh , … đã được nhiều người đề cập tới và được coi như biểu tượng đa dạng của ngôn ngữ Việt.

Có lẽ cần nhắc lại: theo tôi, "từ đệm" là những từ vô nghĩa, được dùng để gây ấn tượng khi sánh đôi với một từ khác có nghĩa. Vì vậy, thí dụ như từ "bầm" trong "đỏ bầm" không phải là "từ đệm", vì nó gợi lên sắc đỏ của màu máu bầm. Khác với "đỏ ké", mà "ké", theo tôi, đích thị là con nhà "đệm", một vai phụ đã được ông nhưn (thầy dạy tuồng) tin cậy và giao phó nhiệm vụ theo hầu "đỏ", chỉ với "đỏ" thôi. Vì, không nghe ai nói "xanh ké", "trắng ké", v.v… cả.

Tương tự nhận xét của Anh Bùi Vĩnh Phúc, tôi cũng nhận thấy hầu hết "từ kép" có "từ đệm" là những từ thuần Việt và đa số là tính từ. Thỉnh thoảng cũng nhặt ra được một số danh từ kép (những từ nghiêng, theo tôi, là "từ đệm"): máy móc, của cải, khách khứa, gái ghiếc, bồ bịch, cây cối, chim chóc

Viết tới đây, tôi sực nhớ ra, trong một bài thơ cũ có tựa "Che không hết núi", tôi đã rị mọ thơ thẩn mấy câu:

"thấy ra góc đất vuông gỗ mục
rừng rú vàng chút lá chia nhau"

Tôi ghi lại đây, chỉ vì hai chữ "rừng " với từ đệm "rú" cực kỳ… kinh dị, mà hình như không còn nghe ai đả động tới nữa. Xin được phép nhắc nhớ với một chút lãng mạn hoài cổ. Trong câu thơ trên, "rừng rú" được tôi dùng làm danh từ ở vị trí chủ từ, nhưng thường thì "rừng rú" đượng dùng như tính từ: "Thi sĩ X ăn bận bê tha, râu ria xồm xoàm, coi bộ rừng rú dễ sợ!" Ngoài ra, tôi cũng… hoan hỉ ghi nhận thêm cụm từ kép "tai tiếng" với "tai" là từ Hán-Việt và "tiếng" là từ thuần Việt, có thể coi như một ngoại lệ hiếm hoi chăng?

Tới đây tôi tạm dừng tìm tòi và lý luận, để xoay qua… triết lý vụn.

Chữ viết là biểu tượng của tiếng nói, ở đây là loại ngôn ngữ được nòi giống Việt thoả thuận với nhau, đặt để cho mọi trạng thái, động cũng như tĩnh, cụ thể cũng như trừu tượng mà ý thức nắm bắt được. Ý thức là cái gì ghê gớm vậy? Dựa theo triết lý Phật giáo như tôi hiểu, ý thức mỗi con người là tất cả những hiện tượng được ngũ quan gồm thính, thị, khứu, vị và xúc giác ghi nhận, tích trữ; là trạng thái động trong tiến trình trí tuệ. Vì động và mang tính cá biệt, nên Phật triết cho rằng, ý thức chỉ là những dữ kiện tương đối, là giả tướng hay tưởng.

Tôi xin được phép so sánh cường điệu: chữ và tiếng là những giả tướng của ý thức, mang tính tương đối, mà phàm phu tục tử có thể nhận thức được, của hữu thể tuyệt đối. Tương đối vì, nếu đem so đo với thính giác của loài dơi, thị giác của loài ưng cú, khứu giác của loài heo chó, vị giác của loài rắn hay linh cảm tiên liệu được địa chấn của loài ngan ngỗng, ngũ quan của loài người thua, thua đậm. Tương đối vì, tất cả những dữ kiện được ngũ quan loài người nhận thức đều không giống với cách nhận thức của mọi động vật khác…

Tôi ngừng ở đây, không thôi lạc đề mất, để đi đến kết luận:

Vì nghĩ vậy, nên cá nhân tôi cho rằng, giá trị của ngôn ngữ rất tương đối. Và, "láy" với "đệm" chỉ là những vai phụ được sinh vật người giao phó trong tuồng hát ngôn ngữ, là phương tiện diễn đạt qua lời văn, tiếng nói trong giới hạn của tri thức.

Chết, tôi lại lan man lắm lời, không khéo tới tai các bạn dơi diếc, ưng iếc, cú kiếc, heo hiếc, chó chiếc, rắn riếc, ngan nghiếc và… lỗng ngỗng, lại bị mắng cho:

– Biết gì mà ba hoa xạo sự "láy" với "liếc", còn bày đặt "tương chao" với "tương đối". Chuyện nước non mang mang bề bộn thế kia, không lo. Chán!

 
(12.2009)


[1] http://damau.org/archives/9637

[2] http://damau.org/archives/9781

 

 

 

.

bài đã đăng của Ngô Nguyên Dũng

Cancel


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

26 Bình luận

  • actionminded says:

    Kính chào các anh,
    Lời đầu tiên là hết lòng cảm ơn anh Bùi Vĩnh Phúc vì anh ấy đã cứu tôi “một bàn thua trông thấy”. Sau là xin lỗi vì tôi đã nhầm tên anh với anh với anh Ngô Nguyên Dũng qua phản hồi gần đây. Mà âu cũng là “lòng trời” xui khiến để được anh Bùi Vĩnh Phúc giải thích thêm một cách cặn kẽ và hàn lâm như thế! Cách đây dễ đến trên 30 năm tôi về quê chơi và có thấy bà thím lấy quả ké hay là quả đỗ trọng gì đó phơi khô, lấy hạt bên trong giã nhỏ để làm màu đỏ cam cho “mắm tép” hoặc nấu “bún riêu” trông rất đẹp nhưng nay thì bà thím tôiđã ra người thiên cổ, mà hỏi thì chẳng ai còn nhớ hay biết. Vì thấy rõ như vậy nên tôi có phần nào “cãi chày cãi cối” với anh Ngô Nguyên Dũng! Thôi thì “vui vẻ cả làng” nhé. Có tranh cãi xây dựng mới bật ra được những ý tưởng hay, những thông tin quý giá phải không các anh? Một lần nữa chúc tất cả các anh chị một mùa lễ nghỉ thật đầm ấm và nhiều sức khỏe để còn đưa ra những đề tài thú vị về ngữ nghĩa hơn nữa.
    Trân trọng.
     

  • Bùi Vĩnh Phúc says:

    Kính hai anh Ngô Nguyên Dũng và Actionminded,

     
    Thấy hai anh bàn luận về từ “ké” trong đỏ ké thú vị quá, nên, mặc dù có ý riêng về “đỏ ké” từ trước, nhưng tôi vẫn còn muốn “đứng ngoài” để nghe hai anh thảo luận.  Nay, “hình như” anh Actionminded lộn “phản hồi” của anh Ngô Nguyên Dũng thành của tôi; vậy thì, nhân dịp này, tôi cũng xin phép “chạy vào” bàn luận đôi điều cùng các anh.
     
    Tôi thấy anh Actionminded giải thích và đưa “link” về cụm “Canary Yellow” có sự hợp lý của anh trong vấn đề mầu làm thực phẩm.  Đúng là “Canary Yellow” rất gần với mầu đỏ, và nó có nhiều sắc độ (shades) khác nhau.  Còn “link” trước đây anh dùng để góp ý với anh NNDũng liên hệ đến một loại “cây ké”, có tên khoa học là Xanthium strumarium (còn có tên phổ quát là “the common cocklebur”, gốc ở Bắc Mỹ).  Và Xanthium (tiếng Hy-lạp là “xanthos”), đúng là “vàng”; nhưng vàng này có thể đúng là vàng “yellow” thật, chứ không chắc là vàng “canary yellow” vì chưa thấy có chỗ nào chỉ rõ ra như thế.  “Ké” là tên gọi chung cho rất nhiều loài khác nhau.  Chi Xanthium thuộc họ Cúc (Asteraceae) cũng được gọi chung là (trong đó có một cây được gọi là “cây ké đầu ngựa” (có tên khoa học là Xanthium inaequilaterum).  Bởi thế, đối với việc gọi tên các loài ké, nói chung, các nhà khoa học nhắc ta cần phải cụ thể để tránh sự nhầm lẫn.  Dù sao, xin cám ơn anh Actionminded một lần nữa về sự chia sẻ của anh.
     

    Chi , danh pháp khoa học là Urena, là một loại cây thuộc họ Râm (Dâm) bụt, thường mọc khắp nơi trên thế giới ở những vùng nhiệt đới hay bán nhiệt đới. Tôi nghĩ chữ “ké” trong từ đỏ ké có liên hệ đến cây “ké hoa đào”, hoặc “ké hoa đỏ”, bông có mầu hoa đào, hoặc tím hồng (tên khoa học là Urena lobata, tên phổ thông là Caesar weed, tên Việt là thổ đỗ trọng, hồng hài nhi, dã mai hoa, dã miên hoa, dã đào hoa…)  Link http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/baiviet/29_541.htm  cho biết:  “Đây là loại cây nhỏ, có thể cao đến 1 m, cành phân nhiều nhánh, toàn thân có lông mềm. Lá mọc so le, phía dưới gần như hình tròn hoặc hình tim, phía trên hình bầu dục, chia thùy nông, có răng cưa. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu hồng. Quả hình cầu dẹt, có gai. Cây thuốc này thường mọc hoang dã ở nhiều nơi, được dùng rễ và toàn cây làm thuốc.”  Ngoài ra, chữ “ké” trong từ đỏ ké có thể liên hệ đến cây “ké hoa đỏ sậm” (tên khoa học là Urena rigida).  Cả hai cây ké này đều thuộc họ Râm bụt (bông bụt) Malvaceae.  [Về Urena lobata, có thể xem thêm  http://plants.ifas.ufl.edu/node/460 , http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/K/KeHoaDao.htm&key=&char=K , và http://www.netcenter.com.vn/if/I_Detail.aspx?I=11&C=2&P=18448 .  Về Urena rigida, có thể xem http://zipcodezoo.com/Plants/U/Urena_rigida/ và        http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Urena_rigida_2.jpg .  Ngoài ra, trong Việt-Nam Tự-Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ, một nghĩa của mục từ có ghi: “(thực) Loại cây nhỏ thân nhám lá tròn hơi mo, hoa nhỏ đỏ sậm, trái dài không mấu (Urena rigida) ].

     
    Hy vọng một ít thông tin trên tạo ít nhiều… niềm vui cho các bạn “yêu hoa” và “yêu chữ nghĩa”, đặc biệt là các anh Ngô Nguyên Dũng và Actionminded. 
     

    Riêng với anh Ngô Nguyên Dũng:
     
    Về mặt ngôn ngữ, những thành tố như thui, ké, hếu, khè, lè, bệch, v.v., trong những từ ghép đen thui, đỏ , trắng hếu, vàng khè, xanh , trắng bệch, v.v. là những thành tố phụ, có vai trò phân loại và sắc thái hoá cho thành tố chính.  (Và, đặc biệt, theo Nguyễn Kim Thản, là tiếng Mường, có nghĩa là “xanh”; và bệch, từ gốc Hán-Việt “bạch”, có nghĩa là “trắng”).
     
    Còn trong từ “rừng rú” mà anh đưa ra thì có nghĩa là “núi có rừng già” (theo Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ); còn theo Từ Điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì là một phương ngữ, có nghĩa là “núi có nhiều cây cối rậm rạp”, như trong câu ca dao “Chim bay về rú về non / Cá kia về vực anh còn đợi em”.  Thật ra, “rú” là tiếng vùng Nghệ An, có nghĩa là “núi”, nói chung.  Trong Tân Đại Tự Điển Việt-Anh của Nguyễn Văn Tạo và trong Việt-Anh Tự Điển của Nguyễn Văn Khôn, “rú” đều được thích nghĩa là “forest”.  Như thế, hiểu một cách chung, “rú” là núi (có chứa rừng già), và, mở rộng nghĩa ra, cũng là “rừng”.  Thành tố “rú”, trong từ “rừng rú”, như vậy, là bị desemantic, một hiện tượng mòn nghĩa (ngữ nghĩa bị bào mòn) theo quá trình lịch sử.
     
    Vài điều nhỏ xin góp với các anh.  Mong các anh vui và khoẻ.

     
    Trân trọng,
    Bùi Vĩnh Phúc

  • actionminded says:

    Anh Bùi Vĩnh Phúc,
    Cảm ơn anh đã chân tình nhắc nhở. Tôi không nghĩ rằng xanthium yellow tiếng Mỹ có nghĩa là màu “vàng khè”, hoặc “vàng nghệ” như Việt Nam ta hiểu, mà là màu đỏ cam cho các thực vật và thực phẩm. Nếu anh có dịp đi theo bà xã mua màu thực phẩm về làm màu cho tôm chấy bánh bèo, hoặc màu thịt heo xá xíu thì anh sẽ thấy họ ghi là màu vàng nhưng thật ra là màu đỏ rượu chát. Còn nếu dùng màu đỏ (thường là cho bánh ngọt) theo đúng tên Mỹ thì thịt heo xá xíu ra màu hồng đậm trông không thật như một số tiệm bán đồ ăn ở Little Saigon đang làm. Khi tôi trích dẫn từ Wiki tôi cũng đã hơi e ngại rằng sẽ bị bắt bẻ vì không muốn dài dòng. Dĩ nhiên tôi phải hiểu rằng thật là vô lý khi đang nói chuyện “đỏ” mà lại đem “vàng”ra để chứng minh phải không anh? Đính kèm là một link đến “màu vàng thực phẩm” mà người Mỹ thường dùng: http://www.escofoods.com/yellowcolor.html
    Trân trọng.

  • Trịnh _ Trung Lập says:

    Kính gửi Anh Bùi Vĩnh Phúc !

    Rất cám ơn Anh đã trả lời cho thắc mắc của tôi về sự khác nhau giữa 2 quan điểm (1 của Anh, và 1 quan điểm khác theo tôi được biết) về mối quan hệ giữa Chữ – Hình vị – Âm tiết
    -Theo quan điểm của Anh : “…..Trong tiếng Việt, nói chung, ranh giới của một hình vị (morpheme) trùng với ranh giới của một chữ (word), và cũng trùng với ranh giới của một âm tiết (syllable).  Có nghĩa là mỗi một âm tiết là một hình vị, và là một chữ…….”
    -Tôi cũng đã đưa ra 1 ví dụ từ Thằn lằn, được xem 1 hình vị nhưng lại có 2 âm tiết.
    và anh đã giải thích rất cặn kẽ.

    Thành thật xin lỗi Anh vì lần trước cũng như lần này khi gửi cho Anh câu hỏi. tôi đang đi công tác ở Đà lạt, Sàigòn nên không thể trích dẫn nguyên văn tài liệu của các nhà chuyên môn tôi đã nêu tên (do tài liệu tôi đã để ở tận quê nhà Đà nẵng), tôi phải tạm trình bày lại giáo trình của Thấy giáo dạy tôi môn ngôn ngữ học đối chiếu tôi đã học ở Saigon Open University. Rất cám ơn Anh đã góp ý phân tích rõ hơn các ví dụ tôi đưa ra. Mặc dầu Anh chưa thể đưa ra những kết luận phê phán cụ thể (do không có trích dẫn nguyên bản) nhưng ý kiến của anh cũng đã cung cấp cho diễn đàn thêm những minh hoạ rõ ràng về các trường phái khác nhau, và như thế công việc của độc giả bây giờ vô cùng thú vị là……chọn ……võ môn học đạo, hiii….

    Cuối cùng chân thành cám ơn Anh về lời chúc cũng rất ………”chuyên môn” và vô cùng tốt đẹp cho tôi trên con đường đi tìm Tiếng Việt.

    Kính chúc Anh nhiều nhiều sức khoẻ để tiếp tục đóng góp cũng cho…….. sự nghiệp phổ quát Tiếng Việt.

    Chân thành !

    TTL

  • Ngô Nguyên Dũng says:

    Đôi điều lý sự riêng cùng Anh actionminded,
     
    Anh viết:
     
    “Cây ké hạt màu vàng cam dùng làm phẩm nhuộm nên tôi nghĩ “đỏ ké” có lẽ là đúng. Đây là trích trong wiki: “The plant also has been used for its medicinal properties and for making yellow dye, hence the name of the genus (Greek xanthos = ‘yellow’)”. , 
     
    làm tôi suy nghĩ năm lần bảy lượt trước khi quyết định trả lời. Suy nghĩ vì, nếu tôi lên tiếng không đồng ý, e rằng sẽ có Bạn cho tôi bắt bẻ tủn mủn; nếu tôi im lặng, lại thấy tồi tội cho “vai phụ” , bấy lâu nay theo phục dịch cho anh “đỏ”… Theo tôi, có điểm lý luận không mấy lô-gích trong dẫn chứng của Anh: vì, tại sao “cây ké (the plant), hay hạt ké, được dùng chế biến làm phẩm nhuộm màu vàng (for making yellow dye)” lại được người Việt dùng làm từ đệm cho màu đỏ?” Tôi chịu chết, không giải thích được rồi đó.   
     
    Hay là, bây giờ thay vì nói “vàng khè“, chúng ta nói “vàng “, nhé Anh? Tôi sẵn sàng chấp nhận thay đổi này, nếu như các Anh Chị, độc giả Da màu và… toàn dân đồng ý.
     
    Trân trọng.
     
     
     
     

  • Huỳnh Phan says:

    Phản hồi của Actionminded đã đẩy mức tin cậy của tôi với ý kiến của bác sĩ NHVọng lên phía cận trên đây, he he.

    Thật ra, tôi nghiêng về hướng này từ một số lí do như sau:

    1. kinh nghiệm soạn từ điển và nghiên cứu về ngôn ngữ của cá nhân bác sĩ NHVọng: những điều ông viết tôi có thể kiểm chứng được tôi thấy hầu hết đều có lí và có vẻ phù hợp với thực tế tiếng Viêt và lí luận của ngôn ngữ học, như quan điểm cho rằng tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Tàu (ta nói chung chính trước – phụ sau, Tàu ngược lại) hay phần liên quan tới từ gốc Khmer như cà ràng, cà ròn, cà na, [cá] lóc, [trái] xoài …. (tôi có kiểm chứng qua bạn bè, bạn đọc nào có quan tâm xin xem thêm CHỮ VIỆT GỐC KAMPUCHIA của Nguyễn Hữu Phước – cũng xin  nhờ anh Actionmindednếu có dịp double check dùm)…

    2. ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng hao mòn ngữ nghĩa (desemantic) của từ, trong tiếng Việt không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa trong quá khứ của các tiếng được cho là không có nghĩa hiện nay. Ví dụ: (dai) nhách; (xanh) lè; (áo) xống; (tre) pheo; (cỏ) rả; (đường) sá; (e) lệ; (trong) vắt; (nắng) nôi;…
    ( bạn đọc nào quan tâm có thể xem thệm ở http://ngonngu.net/index.php?p=206 )

    3. ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ (thường do đồng nghĩa). trong tiếng Việt các cặp từ tiếng Việt: tác → tuổi, chác → đổi, chiền → chùa, han → hỏi; gìn → giữ… đều là những từ như vậy và từ đứng trước mũi tên bị từ đứng sau mũi tên thay thế khi dùng rỉêng lẻ (tuy chúng vẫn cùng tồn tại trong từ ghép và từ bị rơi rụng thường được coi là không có nghĩa ).
    ( bạn đọc nào quan tậm có thể xem thêm http://ngonngu.net/index.php?p=177 )

    4. hiện tượng nói tắt các từ ghép như tôi có dịp trình bày trong PH bài ” Ngôn ngữ ngậm ngùi” của anh Lê Hữu cho thấy có tiếng trong từ ghép có thể bị cho là không có nghĩa lại thật sự có nghĩa. Ví dụ: với từ sợ hãi, Nam nói sợ, Bắc nói hãi… nếu chưa từng tiếp xúc, một người Nam có thể cho rằng hãi không có nghĩa / không biết nghĩa là gì (dù biết vẫn rõ nghĩa của từ sợ hãi ) …
     
    5. hiện tượng tách từ ghép thành từ đơn trong ca dao, tục ngữ… cho thấy trong nhiều trường hợp các từ đơn trong từ ghép có thể có nghĩa tương tự. Ví dụ: ‘con vua vua dấu, con gấu gấu yêu‘  (dấu ≈ yêu),  ‘giúp ngặt chớ không ai giúp nghèo‘  (ngặt ≈ nghèo)…
     
    6. ngay cả trong hiện tượng “iếc-hoá”, ví dụ: đẹp điếc , hát hiếc…, các tiếng điếc, hiếc tuy không có nghĩa riêng nhưng trong chừng mực nào đó giữ vai trò như các hình vị có nghĩa xấu (như mal/de/di hay less của tiếng Anh) vì thế cũng có thể xem như có nghĩa. Hoặc trong lớp từ láy kiểu như: đèm đẹp, khang khác, khin khít, chênh chếch…, các tiếng đèm, khang, khin, chênh…có thể không có nghĩa nhưng thật ra chúng là các tiếng đẹp, khác, khít, chếch… bị chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá (vì thế cũng có thể xem là có nghĩa như tiếng gốc): m – p, ng – c, n – t, nh – ch. Về luật dị hoá này, tôi nhớ lại lúc học tiểu học, bạn bè trát nhau bảo bịt mũi đọc hai chữ “trời nắng” rồi xúm nhau cười do nghe thành”trời n.c“chớ chẳng biết gì về quy luật ngữ âm, ngữ iếc ráo.

    Tổng hợp các điều 2-6 cho thấy có nhiều khả năng các tiếng ta dùng trong từ kép/láy đều có nghĩa. Do đó, quan điểm cho rằng bất cứ một tiếng nào cũng có gốc gác, cái lý do [raison d’être] của nó, không hề tự nhiên mà sinh ra, mà có được, theo tôi có vẻ có cơ sở.  Ngay cả trường hợp các từ láy hình thành từ 2 tiếng đươc coi là không có nghĩa riêng như nhiều từ lái ở vùng miệt quê tôi: ca ra cóm róm, hệch hạc, nhỏng nhảnh, xẽn lẽn… hoặc thậm chí còn có tiếng không biết phải viết thế nào do không biết ngữ nghĩa/nguồn gốc như “đánh ‘n xa” (cử động của hai tay khi đi – tôi không biết tiếng giữa là gì nên tạm ghi bằng âm ‘n), theo tôi tình hình có vẻ chỉ tạm thời vì ta chưa tìm ra nghĩa của chúng thôi, chẳng hạn nhỏng nhảnh có thể có nguồn/nghĩa từ đỏng đảnh + nhí nhảnh (có âm thanh tương tự).

    Còn về từ láy ‘héo hẹo‘, cũng giống như anh NNDũng, tôi chưa từng nghe qua.  Có lẽ do tôi và anh Dũng cùng sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên kinh nghiệm ngôn ngữ giống nhau, không biết ở vùng khác (Bắc, Trung) có dùng từ lày này không tôi không rõ. Kiểm trên mạng, ngoài trang do anh BVPhúc giới thiệu, tôi thấy tác giả Nguyễn Phú Phong (gốc Huế) trong bài viết “Vấn đề láy từ trong tiếng Việt” cũng có dùng từ này và cũng có đưa ra kiểu lái tăng [nghĩa] như: héo hẻo hèo heo…   (tôi cho rằng đây chỉ là khả năng láy từ trên lí thuyết, chớ trên thực tế tiếng Việt hình như chưa ai dùng như thế). Về từ láy tăng [nghĩa] ba bốn âm tiết như: sạch sành sanh, tẻo tèo teo, hàng hàng lớp, trùng trùng điệp điệp... , tôi cũng đồng quan điểm với anh BVPhúc và thật ra số lượng cũng không nhiều nên với ngưòi không bản ngữ cách…nhớ thuộc lòng có vẻ là tốt nhất.

  • Bùi Vĩnh Phúc says:

    Kính các anh Trịnh Trung Lập và Ngô Nguyên Dũng, tôi xin được trả lời các anh theo thứ tự như sau:

     
    *  Anh Trịnh Trung Lập: 

     

    Trước hết, xin cám ơn các ý kiến của anh.  Liên hệ đến ý của tôi về “từ láy” và “thành tố láy”,  cám ơn anh đã chia sẻ và tán đồng các ý kiến đó.  Anh cũng tóm kết lại hộ : “Tóm lại, Anh khẳng định chỉ có khái niệm Từ láy chứ không có khái niệm Thành tố láy, và nếu có “du di” cho khái niệm Thành tố láy thì chỉ nên gọi là Chữ đệm hay Âm tiết đệm.”  Anh tóm như thế coi như (gần) đúng ý tôi rồi.  Dù sao, tôi xin phép tóm như thế này cho rõ: Có một khái niệm về từ láy, và khái niệm này có một nội hàm khá rộng.  Về cụm thành tố láy, đó là một cụm thường xuyên được sử dụng trong các sách vở khi bàn về “từ láy”.  Nó có thể được dùng thay đổi với những cụm như chữ đệm/láy, âm tiết đệm/láy, yếu tố láy, hình vị láy, v.v…


     

    Về phần trình bày của tôi như sau: “Trong tiếng Việt, nói chung, ranh giới của một hình vị (morpheme) trùng với ranh giới của một chữ (word), và cũng trùng với ranh giới của một âm tiết (syllable).  Có nghĩa là mỗi một âm tiết là một hình vị, và là một chữ.”  Anh cho biết anh “lại được học quan điểm trong nước như sau:  Có 3 ý kiến về giải pháp xác định từ, lấy 3 từ tiêu biểu Hoa hồng, Thằn lằn, Chim chóc.
    1/ Hoa hồng : là 1 tổ hợp có 2 từ, 1 từ có 2 tiếng, 1 từ có 2 hình vị
    2/ Thằn lằn : là 1 tổ hợp có 2 từ, 1 từ có 2 tiếng vô nghĩa, và 1từ 1 hình vị
    3/ Chim chóc : là 1 tổ hợp có 2 từ, 1 từ có 2 tiếng (1 có nghĩa, 1 vô nghĩa), và 1từ có 1 hình vị gốc và 1 hình vị láy ” (Hết trích).  Có lẽ anh muốn hỏi tại sao lại có sự khác biệt như thế.


     

    Tôi xin thưa như thế này:  Thật sự, để có thể đưa nhận xét về ý kiến của một người nào đó (nếu đấy lại là ý kiến của một nhà chuyên môn thì lại càng phải để ý nữa), nếu ta có thể có được lời/đoạn trích nguyên văn và đầy đủ để, từ đó, ta đưa ra nhận xét hay ý kiến của mình thì thật là một điều cần và nên làm.  Để tránh hiểu sai hoặc hiểu lầm ý của người trình bày/phát biểu.  Tôi không hiểu chắc, mặc dù tôi nghĩ là mình hiểu, phần nào, câu hỏi của anh và ý kiến của (những) người được anh trình bày lại.  Tôi cảm thấy ba ý kiến ấy về việc xác định từ được dựa trên: 1/ tổ hợp (là sự kết hợp của các tiếng/chữ lại với nhau nói chung); 2/ tiếng (trên mặt phát âm, hoặc chữ trên mặt văn bản); và 3/ hình vị

     
    Để xác định từ trong tiếng Việt, nói chung, chúng ta biết là một từ có thể chứa một tiếng/một chữ/một hình vị có nghĩa, và độc lập (từ đơn tiết).  Một từ cũng có thể bao gồm từ hai cho đến bốn hay năm (hoặc nhiều hơn nữa) tiếng/chữ/hình vị.  Đó là những từ đa âm tiết.  Quan niệm truyền thống, nói chung, cho rằng từ ở vào một cấp bậc cao hơn chữ, vì một từ có thể bao gồm nhiều chữ.  Quan niệm này, được hỗ trợ bởi các nhà ngôn ngữ như Lê Văn Lý, Nguyễn Hiến Lê, Trương Văn Chình, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Tu, Trương Đông San, L.C. Thompson, Hồ Lê, v.v…, và, cho đến nay, vẫn được đa số ủng hộ. Một quan niệm khác, được hỗ trợ bởi Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Nguyễn Thiện Giáp, v.v…, coi từ là đơn vị trùng với chữ (và cũng trùng với âm tiết và hình vị).  Một ý kiến liên hệ đến từ đa âm tiết là việc đề nghị viết dính các âm tiết lại để cho thấy rõ đó là một từ.  Có một số khía cạnh tích cực trong đề nghị viết dính các âm tiết lại đó, nhưng điều ấy lại tạo ra sự khó khăn trong việc phân biệt những từ như thịt hànhthị thành (< thịthành), hoặc thú ythúy ( < thúy)


     

    Ở đây, dựa trên tóm tắt của anh, tôi xin được phép chỉ tạm đưa mấy nhận xét (và không phê phán) về ba ý kiến liên hệ đến từ, trong mỗi từ được nêu ra bên dưới:

     
    Hoa hồng: 1 tổ hợp có 2 từ; 1 từ có 2 tiếng; 1 từ có 2 hình vị.  Với ý kiến đầu, ta có “hoa hồng” là một tổ hợp cố định hoặc cố định hoá, một thứ từ ghép, có hai từ đơn “hoa” và “hồng”.  Từ chính có thể là “hoa” và cũng có thể là “hồng”.  Nếu nó là “hoa” thì từ “hồng” xác định đó là loại hoa gì.  Nếu từ chính là “hồng”, thì “hoa” xác định thể loại của “hồng” (trong muôn vàn sự vật; đó là một loại hoa).  Trong cả hai trường hợp, “hoa” là một loại từ, một danh từ, hoặc một phó danh từ, một tiền danh từ, một tác tử danh hoá, v.v… (tuỳ quan niệm), và “hồng” là một danh từ. (Không nên xem “hồng” là một tính từ, vì “hồng” là một loại hoa, có hồng vàng, hồng trắng, hồng nhung, v.v…, nhưng đều là “hồng”).  Ý kiến thứ nhì, giản dị, chỉ xem đó là một từ (ghép) có hai tiếng (chữ); ta không quan tâm đến cấu trúc nội bộ của từ này.  Và, với ý kiến cuối, người đưa ý kiến cũng xem đó là một từ; hai âm tiết cấu tạo nên nó được tách ra và được xét như hai hình vị riêng, một là “hoa” và một là “hồng” (chứ không phải như một hình vị bao gồm hai âm tiết là hoahồng).

     
    Thằn lằn: 1 tổ hợp có 2 từ; 1 từ có 2 tiếng vô nghĩa; và 1 từ 1 hình vị.  Với ý kiến đầu, có thể người đưa ý kiến này xem “thằn lằn” là một tổ hợp cố định với hai thành tố liên kết lại để làm thành một dạng với nghĩa như ta đã biết.  Và họ xem mỗi thành tố là một từ.  Ý kiến thứ nhì xem đó là một từ đa âm tiết, tạo nên một dạng như từ láy, và từ láy này được kết hợp bởi hai thành tố đều vô nghĩa để tạo ra một từ song tiết có ý nghĩa.  Ý kiến cuối xem đây chỉ là một từ theo kiểu thằnlằn, và, như thế, nó chỉ có một hình vị (cho dù có hai âm tiết).

     
    Chim chóc: 1 tổ hợp có 2 từ; 1 từ có 2 tiếng (1 có nghĩa, 1 vô nghĩa); 1 từ có 1 hình vị gốc và 1 hình vị láy.  Ý kiến đầu xem đó là một tổ hợp cố định gồm hai từ “chim” và “chóc”, và người đưa ý kiến có thể xem đó là một từ ghép.  [Ngôn ngữ Tày-Thái cổ gọi trepheo (từ đó, ta có từ tre pheo), và gọi chimchóc (từ đó, ta có từ chim chóc)].  Ý kiến thứ nhì có lẽ xem đó là một từ đa âm tiết, như một dạng từ kép hoặc một dạng từ láy, và từ này được kết hợp bởi một thành tố có nghĩa, là chim, và một thành tố vô nghĩa, là chóc, để tạo nên một từ song tiết có nghĩa như nó hiện được biết, là để chỉ chung về chim muông trong tự nhiên.  Ý kiến cuối cũng xem đây là một từ song tiết, kiểu từ láy, nhưng xét trên mặt chữ viết chứ không phải trên mặt tiếng nói.  Nó được kết hợp bởi hai hình vị: hình vị gốc là chim, và hình vị láy là chóc.
     


    Những nhận xét tạm thời trên đây là căn cứ vào sự trình bày (tóm gọn) lại của anh về… sự trình bày của các nhà chuyên môn mà anh đã nêu tên. 
    Tôi cũng mong có dịp được đọc các bản chính để tìm hiểu thêm về vấn đề.

     
    *  Anh Ngô Nguyên Dũng:

     
    Về sự quan ngại và lo lắng của anh, tôi nghĩ thế này:  Ngôn ngữ nào cũng có sự đặc thù của nó.  Và một người tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, ngoài sự tìm hiểu những cái hợp lý, được giải thích bằng những quy luật rành mạch, thì cũng phải có lòng chấp nhận những nét đặc thù không thể giải thích được (cho thật rõ rệt) của cái ngôn ngữ mình tiếp cận.  Lấy tiếng Pháp làm thí dụ chẳng hạn, ta không hiểu tại sao “cái ghế” là giống cái (la chaise) mà “con dao” thì lại là giống đực (le couteau).  Rồi “nhà bưu điện”, “nhà ‘dây thép'” thì là giống cái (la poste) mà “cái bót”, “cái đồn” thì lại là giống đực (le poste).  Ta không thể đòi giải thích cặn kẽ, vì đây là những đặc thù của tiếng Pháp.  Đó là những quy ước ngôn ngữ, mang tính vũ đoán.  Và là những đặc thù liên quan đến phạm trù giống, một phạm trù ngôn ngữ của tiếng Pháp. Thật sự, nội hàm của từ láy rộng, nhưng sự thảo luận của chúng ta cũng đã khá rõ, với một số quy luật giúp hướng dẫn người học.  Còn những cái đặc thù của riêng tiếng Việt thì người học (như trong trường hợp học tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác) phải chịu khó học và đọc nhiều để mở rộng vốn từ và sự hiểu biết của mình về ngôn ngữ Việt mà thôi.

     
    Về từ “khít khịt” (thậm chí còn “khít khìn khịt”), chắc vì anh là người miền Nam, chưa quen, chứ tôi thì nghe nói rất nhiều.  Chẳng hạn:  “Trai gái gì mà cứ ngồi khít khịt (khít khìn khịt) với nhau như thế.  Không biết ‘dơ dáng'”!  Nhiều từ điển có liệt kê từ “khít khịt” này.  Trong Nam, ta dùng từ khít rịt nhiều hơn.  Và khít khao nữa.  Còn từ “héo hẹo” (theo dạng hai âm tiết, thành tố đầu mang dấu sắc, thành tố sau dấu nặng, như sát sạt, tí tị, khít khịt, xốp xộp, tất tật, v.v…), tôi có nghe và cũng đã đọc một vài lần trong sách vở.  Trong một câu, kiểu “Biết được anh ta đã ra đi, khuôn mặt cô ấy trông (buồn) héo hẹo“.  (Xin gửi anh thêm “địa chỉ” này: http://vietart.free.fr/index3.714.html .  Đọc bài, anh sẽ thấy có “héo hẹo” ở trong đó, trong một chi tiết rất thú vị!)  Nhưng, cũng như anh, tôi nghe rất nhiều người nói “héo queo”, và, thậm chí, “héo quẹo” nữa (cho dù là những từ này không thuộc dạng láy toàn phần như “heo héo” và “héo hẹo”).  Những từ “héo queo” và “héo quẹo” không có trong Từ Điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên; nhưng “héo queo” có trong Việt-Nam Tự-Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ (tuy nhiên ở đây cũng không có “héo quẹo”).  Dù sao, ta nghe người ta sử dụng chúng hoài. Ngoài ra, còn “héo don” và “héo xàu” (những từ ghép) nữa kia, anh Dũng ơi.  Hai từ này thì có trong Việt-Nam Tự-Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ; nhưng trong Từ Điển Tiếng Việt của nhóm Hoàng Phê thì chỉ có “héo don” mà không có “héo xàu”.  Nhưng người ta vẫn nói.  Chưa kể, còn cụm “héo tàn bông” nữa! (như trong “Thằng chả ngồi đó, cái mặt ‘héo tàn bông’ luôn!”)

     
    Còn chữ khứa mà anh quan tâm thì, theo sách “Tiếng Nói Nôm Na” của Lê Gia, nó có gốc Hán.  Đó là do chữ khứ là “đi đường xa” và kháo là “nhờ cậy”. “Khách khứa” là “khách xa tới nhờ cậy mình”.

     
    Một lần nữa, xin cám ơn ý kiến của các anh.  Chúc các anh luôn hạnh phúc trong sự yêu thương chữ nghĩa Việt.

     
    Trân trọng.

    Bùi Vĩnh Phúc

  • Phan Đức says:

    Cám ơn ông HPhan và anh NNDũng,
    Bàn về ngôn ngữ cho đến nơi đến chốn,phải là ngưòi chuyên nghiên cứu về vấn đề này chứ
    những tác giả “tài tử” nhảy ngang vào như 3 vị bác sĩ TNNinh,NHVọng hay NXQuang thì
    tôi  xin “kính nhi viễn chi” và tin tưởng khoảng hơn 50% ,chỉ vì họ thiên về “fantasy” qúa ,
    nhất là bs.NXQuang !
    Nhưng mặt khác,tôi lại nghĩ cũng hay vì chẳng chết thằng…tây nào cả !

  • Trinh - Trung Lap says:

    Cám ơn Anh Ngô Nguyên Dũng vì :
    –         Nhờ có trả lời của Anh cho Anh Phan Đức, tôi mới biết tôi đã hiểu chưa đúng với ý trích dẫn của Anh Huỳnh Phan liên quan đến Học giả Trần Trọng Kim, nhưng cũng may là tôi chỉ mới có ý hỏi lại Anh Huỳnh Phan cho chắc chắn.
    –         Dù muốn, dù không bài viết của Anh cũng đã đưa độc giả (trong đó có tôi) đi về 2 “trường phái” khác biệt : từ đệm hay không từ đệm ? , và tôi rất lấy làm vinh dự đã được anh cho đi chung để ….”lãnh đạn” khi tình huống căng thẳng, hiiii.
    Nói vui vậy thôi, chứ tôi cho rằng đây chỉ là 1 không khí “Mạng đàm” (Net online discussion) về ngôn ngữ nên chắc chắn chỉ có “thuốc bổ” chứ không hề có “thuốc súng” cho mọi người tham dự, và tôi cảm nhận đây là 1 cuộc tranh luận hữu ích và thiết thực nhất cho tiếng Việt ở hải ngoại tôi được biết từ trước đến nay. Những quan điểm rất có “chuyên môn” đã được trình bày về hình vị học, từ nguyên học, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, kể cả những ví dụ rất sinh động về từ vựng tiếng Việt và cả …..từ điển học (loại từ điển nguyên nghĩa theo giới thiệu của A. Huỳnh Phan rất mới và hữu ích với tôi).
    Vì vậy mọi sự quyết liệt trong quan điểm vè học thuật chỉ có lợi cho …….các em, các cháu đang “sử dụng” tiếng Việt ở hải ngoại (trong đó có cháu tôi, hiii…) mà thôi !
     
    Cuối cùng, rất cám ơn Anh 1 lần nữa cũng như BBT Damau đã có chủ trương về đề tài này. Hy vọng sẽ còn nhiều ý kiến đóng góp cho “sự nghiệp” phổ quát cía được mệnh danh là “phong ba bão táp tiếng Việt” !
     
    Chân thành cùng Anh !
     
    TTL
     
     

  • actionminded says:

    Anh Ngô Nguyên Dũng,

    1. Cây ké hạt màu vàng cam dùng làm phẩm nhuộm nên tôi nghĩ “đỏ ké” có lẽ là đúng. Đây là trích trong wiki: “The plant also has been used for its medicinal properties and for making yellow dye, hence the name of the genus (Greek xanthos = ‘yellow’)”. Còn nếu anh nói “đỏ lòm” thì tôi chịu 🙂
    2. Còn “khứa” thì hạ hồi phân giải nhé !
    3. Anh vào xem từ điển của BS Nguyễn Hy Vọng đi. Lý thú lắm. Thí dụ như từ kép “ấm cúng” trong đó “cúng” có nghĩa là đông thì tôi phải lắc đầu chịu thua. Càng đọc tôi càng thấy các từ nếu không láy về thanh điệu thì đa số đều có nguồn gốc kép/đệm của nó.
    *** Bác Trịnh Trung Lập có vẻ hơi quá lo xa. Đã là cao thủ học thuật thượng thừa thì chẳng gì làm ta bận tâm được, chẳng gì, chẳng ai làm ta phe phái được – chỉ có chân lý/facts đúng sai. Điểm quan trọng, theo tôi, là ý tưởng chúng ta nêu ra được nhiều người đọc và luận bàn, hoặc ngộ nhỡ có ai không bằng lòng thì vẫn bình tĩnh đọc cho đến hết để biết đâu đến cuối thì “vỗ đùi đánh đét” hoặc “vỗ trán cái bộp” vì khám phá ra rằng từ đó đến giờ mình nghĩ sai tuốt tuồn tuột. Không biết mọi người thế nào chứ tôi cảm thấy mình trưởng thành hơn mỗi khi tôi biết cười vào chính cái sai của mình.
    Trân trọng.

  • Ngô Nguyên Dũng says:

    Tôi xin trả lời các bài góp ý của các Anh theo thứ tự hiển thị:
     
    – Thưa Anh actionminded:
     
    Đọc bài góp ý của Anh, tôi tò mò “chui” vào google tìm hiểu, thì nhặt nhạnh được mấy điểm sau đây:
     
    1. Quả ké, theo như trang này:
     
    http://www.docstoc.com/docs/3050110/C%C3%A2y-K%C3%A9
     
    là một loại cây họ bông bụp, có trái hình múi, trái chín có nhiều gai con, màu nâu. Không biết có phải là quả ké mà Anh nói tới không? Hay, “ké” trong “đỏ ” và trong “quả ” chỉ là một trường hợp trùng chữ chăng? Dù sao, rất cám ơn Anh đã cho biết thêm chi tiết này. Và để bảo đảm cho tính thuyết phục (hơi mỏng manh) cho bài viết, tôi xin thay chữ “ké” bằng “lòm”: “đỏ lòm“, với niềm hy vọng sâu xa, rằng không có thứ trái nào có tên là “trái lòm” cả. Đồng ý không Anh?
     
    2. Tôi cũng đã suy nghĩ khá lâu trước khi đưa ra thí dụ “khách khứa”. Vì tôi không thạo Hán ngữ, nên không biết “khứa” có phải là một từ Hán-Việt hay không. Có điều, cũng như Anh, tôi biết người Việt có dùng từ “khứa” làm tiếng lóng: thí dụ họ nói “khứa lão” thay vì “ông già, ông cụ”. Tôi chỉ không dám khẳng định, rằng “khứa” trong “khách khứa” và “khứa” (tiếng lóng), từ nào có trước và từ nào có sau, và “khứa” nào vay mượn của “khứa” nào?
      
    Vì “khứa” còn nằm trong vòng nghi vấn, tôi đề nghị “gôm” bỏ!
     
    3. Về một vài cặp từ “trùng trùng, điệp điệp”, tôi không có ý cho rằng chúng “sai về thanh điệu”, mà chỉ ngụ ý thắc mắc “tại sao cũng là những từ láy, mà chúng lại hàm ý nhấn mạnh, chứ không có nghĩa hơi hay khá“. Điểm này đã được Anh Bùi Vĩnh Phúc đề cập tới trong hai bài góp ý của Anh ấy. Anh vui lòng xem lại.
     
    Trân trọng.
     
    – Cùng Anh Bùi Vĩnh Phúc,
     
    cám ơn Anh đã chia sẻ và giải thích cặn kẽ về một vài thắc mắc của tôi.
     
    Tuy nhiên, hình như vẫn còn đôi chút gút mắc: làm thế nào giải thích cho một người ngoại quốc, hoặc một người được sinh ra và trưởng thành trong một môi trường văn hoá và ngôn ngữ không phải là Việt nam, hiểu được lúc nào các từ láy ngụ ý “tăng” hay “giảm”? Tôi lo rằng, nếu giải thích không rõ ràng, mạch lạc, chỉ làm họ rối trí thêm thôi.
     
    Cũng xin được bàn thêm chút xíu về các thí dụ của Anh:
     
    – Cho từ khít: theo tôi biết, có “khin khít” (giảm), nhưng cá nhân tôi chưa nghe ai nói “khít khịt” bao giờ (mặc dù có ghi trong tự điển), mà chỉ nghe nói “khít rịt” (tăng). “Rịt” ở đây có thể là tiếng địa phương chăng?  
     
    – Cho từ héo: có “heo héo” (giảm), nhưng (lại) cá nhân tôi chưa nghe ai nói “héo hẹo“, mà chỉ nghe nói “héo queo” (tăng) mà thôi.
     
    Cám ơn Anh đã cho tôi cơ hội học thêm nhiều điều thú vị.
     
    Thân quí.
     
    – Thưa Anh Huỳnh Phan,
     
    thú thật cùng Anh, trước khi viết bài “Những vai phụ…”, tôi chưa hề được đọc bài viết của cụ Trần Trọng Kim, cụ Dương Quảng Hàm và bác sĩ Nguyễn Hy Vọng. Xin đa tạ Anh đã cho đọc. Nhân tiện, tôi xin rút lại (hoặc nếu có dịp, sẽ sửa lại) đoạn:
     
    “Trước tiên, tôi đề nghị làm giấy khai sinh một danh gọi khác cho “từ láy”, …, vì vậy tôi được phép còn gọi chúng là “từ đệm” ,”
     
    vì đã có cụ Trần Trọng Kim nhắc tới trước đây đã hơn nửa thế kỷ nay rồi, mặc dù cụ Trần lý luận có hơi khác tôi.
     
    Còn trích đoạn bài nói chuyện (?) của cụ Dương Quảng Hàm từ bài viết của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng khiến tôi không khỏi nhớ tới (1.) quyển “Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt nam” của cố nhà văn Bình Nguyên Lộc, xuất bản tại Sài gòn vào năm 1971, và (2.) một chương trình truyền hình về nhân chủng học của một nhóm khảo cổ học người Úc và Nam dương tại quốc gia này:
     
    1. Cụ Bình đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của người và tiếng Việt. Nhưng vì ông không phải là một nhà ngôn ngữ và nhân chủng học, mà chỉ là một nhà văn thuần tuý, nên kết quả nghiên cứu và tìm tòi của ông đã, và cho tới bây giờ, vẫn không được quan tâm đúng mức. Ở đây, xét riêng về mặt ngôn ngữ, thì theo ông tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng với nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác ở Đông nam á, đặc biệt là tiếng Mã lai, gần giống như lý luận của cụ Trần và cụ Dương đã trình bày. Tôi nghĩ, có lẽ chúng ta nên để ý tới hai điểm khác biệt: nguồn gốcảnh hưởng. Từ đó, ta có được nghi vấn, tiếng Việt phát xuất từ đâu và chịu ảnh hưởng từ những ngôn ngữ nào?
     
    2. Vào năm 2004 một nhóm khảo cổ học đã khai quật tìm ra ít nhất là tám bộ xương của một giống người nhỏ con có chiều cao khoảng 1m (“Hobbits”) sinh sống tại đảo Flores (Nam dương) cách đây 18.000 (mười tám ngàn) năm, đã làm xáo trộn những giả thuyết về nguồn gốc của cư dân tại vùng Đông nam á và thuyết tiến hoá của nhân loại. Đề tài có tính chuyên môn, và suy rộng ra chứa đựng nhiều điều liên quan gần xa tới vấn đề ngôn ngữ, tôi ghi lại đây địa chỉ trang tin mạng có đăng bài viết ấy bằng Anh ngữ, để các Anh và Quí độc giả nào quan tâm, có thể mở ra tìm hiểu thêm:
     
    http://www.archaeology.org/online/features/flores/index.html
     
    Với khả năng và kiến thức ít ỏi, tôi chỉ có thể lạm bàn về tiếng và chữ Việt qua ngần ấy bài viết, điểm thêm vài ý nghĩ hí lộng. Biết đâu chừng sẽ cổ động được các bạn trẻ nhiều tài năng cũng như động năng hăng hái dấn thân vào việc nghiên cứu rành mạch và có tính cách khoa học về gốc gác ngôn ngữ Việt. 
     
    Trân trọng.
     
    – Thưa Anh Phan Đức,
     
    tôi e rằng, Anh hiểu không đúng lắm bài góp ý của Anh Huỳnh Phan. Anh ấy chỉ trích dẫn ý của các cụ Trần Trọng Kim và Dương Quảng Hàm, được bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đề cập tới trong bài viết của Ông, nhiều hơn là ý kiến riêng.
     
    Cám ơn Anh đã để ý san sẻ cùng tôi.
     
    T.B. Viết xong, chưa kịp gởi thì đọc được bài góp ý khác của Anh Huỳnh Phan. Như vậy là rõ ràng rồi, phải không, thưa Anh?
     
    Kính.
     
    – Cùng Anh Trịnh Trung Lập,
     
    bài viết của tôi nhận được nhiều ý kiến của độc giả quả là một điều hân hạnh và là một khích động lớn cho tôi. Tôi cũng ngỏ lời cám ơn riêng Anh bấy lâu nay đã chia sẻ cùng tôi nhiều điều hữu ích.
     
    Tôi nhận thấy cũng chưa đến nỗi “chia hai phe” đâu Anh. Khi nào gặp phải tình hình căng thẳng, sợ lâm vào tình huống “đi giữa hai lằn đạn”, tôi sẽ cầu viện Anh cùng tôi đi… lãnh đạn, cho có bạn.
     
    Thân.
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
        
     
     
     

  • actionminded says:

    Cảm ơn ông Huỳnh Phan đã cung cấp những thông tin vô cùng quý báu. Tôi vừa vào trang tự điển của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng và thấy rất nhiều từ đối chiếu Việt-Thái-Miên rất lý thú. May mắn tôi có một ông bạn cha Miên, mẹ Thái và mẹ kế là Việt Nam rất rành tiếng Thái tiếng Miên, nhờ ông kiểm tra và cả hai “thằng tôi” đều giật mình vì tiếng Việt sao giống tiếng Thái và tiếng Miên nhiều đến thế ! Tiếng Hán Việt chẳng qua là do ngàn năm đô hộ mà thôi mà nay cũng biến thiên nhiều nên chưa chắc giỏi tiếng Quan Thoại là có thể hiểu hết được các từ Hán Việt Việt Nam ta dùng hiện nay. Tương tự như tôi đã đọc một bài báo cho rằng vì nước Anh bị Pháp đô hộ đến gần 7 thế kỷ do đó những từ hàn lâm đều có gốc từ tiếng Pháp tiếng La Tinh còn những từ bình dân mới là đúng của Anh. Thí dụ nuôi bò là “cow” nhưng ăn thịt chỉ dành cho giới cầm quyền là “beef” chẳng hạn.

  • Huỳnh Phan says:

    Do việc format bài post không được như ý nên có thể đã gây ra hiểu lầm, xin được nói thêm cho rõ là trong phản hồi trước tôi chỉ giới thiệu phần trích (có đặt trong cặp dấu quote ” “) từ bài viết của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng để mọi người cùng tham khảo thêm một hướng nhìn khác so với tác giả NNDũng và các hiểu biết chính thống. Bản thân tôi chỉ có bình luận nhỏ là ý kiến của bác sĩ NHVọng khá thuyết phục, tức tôi cũng chỉ tin cậy khoảng 5o-70% thôi.  Do mù tịt về các thứ tiếng Nam Á (Thái, Miên, Lào, Miến, Mã Lai, Môn, Chàm, Khasi, Nùng, Mưòng…) nên tôi không thể kiểm chứng được  và cũng chưa thấy có phản biện của những người am tưòng để có thể đặt mức tin cậy cao hơn.
     
    Để làm rõ hơn ý của bác sĩ NHVọng xin nêu thêm một đoạn trích từ  một bài khác của ông:
    …….Một chuyện lạ hơn nữa là cách đây hơn hai ngàn năm, khi ông bà ta chưa biết đến người Tàu và tiếng Tàu, chữ Tàu thì họ đã dùng và xài hàng ngàn tiếng một của hàng chục ngôn ngữ ở Đông nam Á châu, mà từ lâu ta cứ tưởng như đó là tiếng Việt của chúng ta mà thôi.

    Thật ra khi ta nói thiết tha tha thiết thì đó cũng là tiếng Thái
    vắng vẻ thì nó cũng là tiếng Lào
    đủng đỉnh thì đó cũng là tiếng Thái
    vơ vẩn vẩn vơ thì đó cũng là tiếng Lào
    khi ta nói chân tay, dơ chân dơ tay lên thì nó là tiếng Miên
    và nói một ngày, một hai ba bốn năm thì đó cũng là tiếng Miên

    ………………………………………………………………………

    Ta nói và viết đau đớn mà ta không hề biết đớn là gì
    [đớn là tiếng Mon bên Miến điện có nghĩa là đau cái đau của lòng mình]
    Ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì
    [rịp là tiếng Lào Thái đó bạn, có nghĩa là bận việc]
    Ta nói săn sóc, chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì
    [săn là theo dõi, sóc là sức khỏe đó bạn ơi !/ gốc Pali, Sanskrit]

    Có cả thảy chừng 10,000 tiếng đồng nguyên, gốc gác như thế...”
     
    Bác sĩ NHVọng có đưa lên mạng một phần nhỏ  “từ điển nguồn gốc tiếng Việt“, bạn đọc nào quan tâm có thể click vào link (các chữ có màu)  hoặc muốn biết rõ hơn quan điểm của ông và một số bài viết về tiếng Việt của nhiều tác giả khác thì có thể vào link sau http://e-cadao.com/Ngonngu/index.html

  • My Khanh says:

    Nhắc nhở bạn hiền TTL là chúng ta đang bàn về Từ Ngữ, láy và đệm. Bạn đi khá xa đấy.
     
    Việc thêm tiếng “Đan Mạch” vào đầu câu nói là do người lớn làm hư con nít. Có lẽ phải quy vào trọng trách của phụ huynh nhiều hơn là thầy cô giáo. Bởi con trẻ ở nhà với cha mẹ nhiều hơn ở trường, và chẳng có giáo trình nào dạy học trò “ĐM” cả.

    Vấn đề ‘văng tục’ thuộc về lảnh vực Văn Hóa và Giáo dục, nên bàn vào một buổi khác nếu BBT. DM cho phép và các thảo luận viên còn hứng khởi.
     
    Chúc mừng bài viết “đắt hàng” của NND. Tôi cho rằng, đó là nghệ thuật dẫn dụ người nghe. Nôm na: “Hắn nói chuyện có duyên”
     
    Nhớ nghe NND, ngót nghét Lục Tuần, tóc trắng phơ phơ mà vẫn còn ‘duyên’ là hiếm lắm đó. Chúc mừng.

     

  • Trinh - Trung Lap says:

    Kính thưa Anh NND, Anh BVP cùng anh HP
    – Phải công nhận rằng có 1 điều kỳ lạ là bài viết nào của Anh NND cũng “đắt khách”, qua đó có thể thấy rõ sự mát tay của Ảnh trong quá trình đóng góp cho “doanh thu” của Damau !
    – Trả lời của Anh Bùi Vĩnh Phúc đối với Anh Ngô Nguyên Dũng vào ngày 13.12.2009 lúc 9:13 pm một lần nữa khẳng định sự “chuyên nghiệp” của Anh Phúc trong bộ môn Ngôn ngữ học mà truớc đây tôi đã có lần bày tỏ sự thán phục. Trong comment này của Anh tôi rất thích đoạn “……“Từ láy”, theo nghĩa dược dùng trong ngành ngôn ngữ, không phải là thành tố láy trong “từ láy” (mà anh đề nghị (cũng) gọi là “từ láy” hay “từ đệm”).  Tôi hiểu anh muốn đề nghị, chẳng hạn, trong từ sạch sẽ, anh gọi thành tố “sẽ” là “từ láy” (hay “từ đệm).  Nếu theo đề nghị ấy, chúng ta sẽ xoá nhoà ranh giới giữa cái bộ phận (là thành tố láy của “từ láy”) với cái toàn thể (là chính “từ láy”).  Trong trường hợp của từ “sạch sẽ”, từ láy sẽ là cả hai âm tiết “sạch” và “sẽ” kết hợp lại, chứ không phải chỉ là âm tiết “sẽ”.  Trong bản thân từ “từ láy” đã có hàm ý đây là một từ đa âm tiết (có thể là có hai, ba, hay bốn, thậm chí, trên lý thuyết, là năm âm tiết—nhưng vẫn chỉ là một từ).  Ngoài ra, nếu theo đề nghị của anh, như đã nói ở trên, ta cũng sẽ xoá nhoà luôn ranh giới giữa “từ” và “chữ” trong tiếng Việt.  Một cách tổng quát, một từ có thể bao gồm một âm tiết, và là một chữ, như : sạch, ngọc, tím, yêu, ghét, v.v… Trong trường hợp ấy, mỗi từ như thế là một từ đơn.  Còn từ ghép (hoặc từ láy), nói chung, là những từ đa âm tiết, như hàng hàng lớp lớp, thanh niên, thiếu nữ, thơ ngây, sẵn sàng, … hạnh phúc; sạch sành sanh, tiềm thuỷ đĩnh, sinh vật học, cổ sinh vật học, tư bản chủ nghĩa, tiền tư bản chủ nghĩa, v.v…  Những từ như thế có hơn một âm tiết (tức là hơn một chữ), nhưng vẫn chỉ là một từ.  Cũng chính vì thế, tôi nghĩ ta không nên dùng từ “từ đệm” (hay “từ láy”), để chỉ một thành tố đệm trong một từ ghép hay một từ láy, mà nên dùng, chính xác hơn, là “chữ đệm”, hay “âm (tiết) đệm”.
     
    Trong tiếng Việt, nói chung, ranh giới của một hình vị (morpheme) trùng với ranh giới của một chữ (word), và cũng trùng với ranh giới của một âm tiết (syllable).  Có nghĩa là mỗi một âm tiết là một hình vị, và là một chữ………”

    Đọc đoạn này của Anh BVP,  tôi thán phục ở chỗ, mọi sự phân tích của Anh luôn chặt chẽ  và có cơ sở phương pháp luận của Ngôn ngữ học chính thống (thật ra tôi đang băn khoăn không biết nên dùng chữ chính thống hay truyền thống ở đây). Tóm lại, Anh khẳng định chỉ có khái niệm Từ láy chứ không có khái niệm Thành tố láy, và nếu có “du di” cho khái niệm Thành tố láy thì chỉ nên gọi là Chữ đệm hay Âm tiết đệm.


    Qủa là cao thủ Võ lâm Ngôn ngữ ! Xin chân thành cảm phục Anh !

    Tuy nhiên, tôi vẫn ủng hộ những ý kiến của Anh Ngô Nguyên Dũng, và xin phép được giải thích với Anh trong phần góp ý cho Anh Huỳnh Phan (vì tôi thấy bắt đầu chia 2 “phe” rồi đó….hiiiii)

    – Đối với quan điểm của Anh NND, tôi xin nói rõ hơn ý kiến “support” của tôi như sau :
    .Chúng ta đang nói về vấn đề ngôn ngữ trong bối cảnh có nên xuất khẩu/ nhập khẩu giáo viên Việt ngữ trong nước ra nước ngoài ? Vấn đề này sẽ được trả lời rõ nhất, có thể là qua các cuộc thảo luận trên trên Damau hay 1 số diễn đàn khác.
    Vì thế tôi hiểu rõ nỗ lực đáng ghi nhân của Anh NND “…..tôi viết về Việt ngữ chỉ vì còn nặng lòng với tiếng mẹ đẻ và nhất là với văn chương nghệ thuật. Vì vậy, các bài viết của tôi không phải là những bài thuần tính học thuật, từ chương, khoa bảng. Khả năng tôi không làm được như vậy. 
    Một sáng cuối tuần mùa đông, nơi đất khách, thời tiết lạnh lẽo u ám, tôi viết vài hàng gởi về xứ Việt nắng ấm cho Anh với nhiều chân tình………..” . Qua đây tôi hiểu, giảng viên Việt ngữ sang sống và làm việc trong 1 môi trường mà tiếng Việt chỉ là Second language. Chất liệu cần thiết nhất cho sự phát triển Ngôn ngữ Việt ở hải ngoại là đời sống Việt  cũng đã không được phong phú rồi, chưa nói đến người học cũng học tiéng Việt đa số có mục đích là để ………”phụ chú” chăng ?
    Điều đó khiến cho người giảng viên phải đưa ra 1 phương pháp tiếp cận cho học viên phù hợp hơn, tựa như bộ môn Ngôn ngữ học đối chiếu (Linguistique contrastive), nhằm giúp học viên lý giải các hiện tượng ngôn ngữ trong qua trình sử dụng và dịch thuật, dễ dàng tìm ý trong phát ngôn gốc, thao tác dịch thuận lợi hơn qua việc sử dụng những hiện tượng tương đồng trong các thứ tiếng và tránh được những hiện tượng giao thoa, tìm cách khắc phục những khác biệt trong các hệ thống ngôn ngữ.

    Liên quan đến bộ môn này Anh BVP có viết “……..Trong tiếng Việt, nói chung, ranh giới của một hình vị (morpheme) trùng với ranh giới của một chữ (word), và cũng trùng với ranh giới của một âm tiết (syllable).  Có nghĩa là mỗi một âm tiết là một hình vị, và là một chữ. …..”
    Trong khi đó, tôi lại được học quan điểm trong nước như sau : Có 3 ý kiến về giải pháp xác định từ, lấy 3 từ tiêu biểu Hoa hồng, Thằn lằn, Chim chóc.
    1/ Hoa hồng : là 1 tổ hợp có 2 từ, 1 từ có 2 tiếng, 1 từ có 2 hình vị
    2/ Thằn lằn : là 1 tổ hợp có 2 từ, 1 từ có 2 tiếng vô nghĩa, và 1từ 1 hình vị
    3/ Chim chóc : là 1 tổ hợp có 2 từ, 1 từ có 2 tiếng (1 có nghĩa, 1 vô nghĩa), và 1từ có 1 hình vị gốc và 1 hình vị láy

    Đó cũng là ý kiến của tôi cho Anh Huỳnh Phan. Theo tôi có lẽ cần tôn vinh Cụ Trần Trọng Kim đấy Anh Huỳnh Phan ơi ! hiiii

    Và để hết ý kiến xin kể các anh 1 câu chuyện ngôn ngữ đời thường ở ………Viẹt nam
    “……..Quán Ciao ngày cuối tuần nườm nượp người và tịnh không thấy bất kỳ cái “mặt nhàu” nào! Tất cả các bàn đều phủ kín khách hàng toàn là giới trẻ, sang trọng và rực rỡ. Chiếc bàn ngay khung kính ngó ra ngoài đường chĩnh chiện một tốp 5 cô gái đang còn nguyên đồng phục, áo chemi trắng còn đính phù hiệu trường T.
    Điểm nổi bật nhất tại chiếc bàn này là những tiếng chửi thề, những từ đệm tục tĩu liên tục văng ra từ những đôi môi nhờn nhợt son Hàn Quốc, át cả tiếng nhạc trong quán. Bắt gặp cái nhìn tò mò dường như là duy nhất từ phía bàn chúng tôi, một “thông điệp” văng ra, rõ ràng là có chủ đích “Đ.m đời chứ có phi sở thú đâu mà nghía mãi rồi lại trách tự nhiên mắt lành thành mắt mù!”.
    Quán nước đối diện cổng trường V. lúc nào cũng nhộn nhịp “trai tài gái sắc”. Một đội “trai tài” tụ tập bên mấy cốc trà đá chờ “vợ”, mắt ngóng ngóng vào cổng trường.
    Được chừng nửa tiếng, một cậu “bóng” sáng, rất lịch sự trong bộ quần áo sơ-vin dường như đã nóng ruột nhổ toẹt ngụm nước chè xuống đất rồi cất lời: “Đ.c.m con chó hôm nay lên cn yêu thầy ngộ chữ hay sao mà ra muộn thế”! Ông bạn ngồi cạnh cũng cau có “Hay nó hôm nay cành cao? Đ.m kiểu hẹn hò của vẹo mày vãi lìn”…
    Ấn tượng đập ngay vào tai khi mới bước vào những quán game online ở khu Giảng Võ, một trong những địa điểm tụ hội của nhiều cao thủ Võ lâm truyền kỳ hiện nay, là những tiếng chửi thề! Các thành viên hầu như đều ở chung một bang nên hầu như có bất cứ chuyện gì, gần như c quán đều rú lên những tiếng chửi bậy. “Đ.m nó ks kìa! Đồ sát chết cụ nó đi!”, “Đ.m con chó Dã Tẩu cho đồ như cứt!”… những câu như vậy đã trở nên quá quen thuộc, và đặc biệt trở nên bội thực trong những đêm công thành hay thủ thành.
     
    Khi các nhà cung cấp game nghiêm khắc xử lý những trường hợp văng tục trong game, chửi admin và chửi cả… nhà cung cấp game, các game thủ quay ra sử dụng pm (thông điệp cá nhân) để chửi nhau, rồi chửi nhau chán thì chửi… Dã Tẩu.
    Những dòng chữ kiểu “dumaconchodataumaychotaodonhucutmaychetchamaydi” xuất hiện nhan nhn trên kênh thế giới, làm ô nhiễm không ít không khí gii trí của trò chi…
    Văng tục: Vì sao?
    Gần như thành nếp nghĩ, văng tục và từ đệm trong mỗi câu nói nghiễm nhiên được coi như một hành vi thể hiện chất manly, bên cạnh thói quen hút thuốc lá và uống chè chén.
    Thành, học sinh trường Chu Văn An khẳng định đa phần con trai trong lớp đều không ngại ngần văng tục khi không có bóng dáng thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.
    Không những thế, đối với giới học sinh sinh viên hiện nay, bạn bè thân quen đến lớp mà không “mày tao”, không vỗ vai nhau gọi là “con chó” thì có vẻ… xa cách, không thân mật! Ngồi uống nước với nhau mà không bỗ bã văng ra mấy câu chửi, mấy từ đệm thì bị coi là… khách sáo, là “văn vở”!
    Văng tục cũng không còn chỉ là “độc quyền” của phái mạnh, mà các học sinh nữ cũng không tỏ ra kém cạnh, thậm chí dần dần còn chiếm vị trí thống lĩnh. Nếu con trai văng tục thiên về từ đệm và những từ cục cằn thì con gái lại thiên về chửi kiểu có vần có tứ, “chửi bậy như hát hay”. Nói về “công phu võ mồm” của chị em, hầu hết nam giới đều lắc đầu ngán ngẩm.
    Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự “bùng phát” dịch văng tục ở giới trẻ hiện nay có phần lỗi rất lớn từ chính… người lớn, và cả các thầy cô giáo nhiều khi không là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
    Không hề tràn lan, nhưng lẩn khuất vô tình, học sinh vẫn chứng kiến các bậc thầy cô của mình văng tục với những từ ngữ có thể làm sụp đổ cả một thần tượng. Trong một đợt hồ hởi và vinh hạnh là học sinh giỏi được “tháp tùng” thầy giáo đi làm một dự án nhỏ, Dũng đã chứng kiến thầy giáo khả kính nhưng rất “đời” này quậy tưng tưng bên bàn nhậu, chửi bới tùm lum rồi đòi “kiểm tra mồm miệng” nhân viên nữ phục vụ…
    Từ sau cái đêm đó, chuyến đi ấp ủ rất nhiều kỳ vọng đầu tiên trong đời Dũng đã trở nên tầm thường đi rất nhiều.
     
    Theo Việt Đông – ANTG giữa tháng

    ………..” (hết  trích và hết nói vì không tra cứu nỗi “the Root” của những “Từ đệm” trên)

    Tài liệu tham khảo cho comment trên của tôi về hình vị học nằm trong 2 tài liệu sau :
    1/ Trần Ngọc Thêm (1984) Bàn Về Hình vị tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ đại cương
    2/Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm (1997) Giáo trình cơ sở Ngôn ngữ học tiếng Việt. NXB Giáo dục
    Kính các anh
    TTL

     

  • Phan Đức says:

    Giá mà ông Huỳnh Phan viết một bài riêng biệt về tiếng “đệm” thì hay biết mấy,chứ ông phản
    bác cụ Trần Trọng Kim như thế này xem ra chưa thuyết phục lắm.Những chữ ông nêu ra lại
    không giải thích gì cả nên tôi có cảm tưởng mình như đi trong “hỏa mù”.Tôi hy vọng ông Phan
    sẽ nói rõ hơn về đẽ (đẹp đẽ),sũa (sớm sủa,sáng sủa) v.v.có nghĩa như thế nào để tôi có thể hiểu.
    Ngoài ra,tôi chú ý chi tiết này là ông cho biết là ngưòi Tàu không phát âm được âm R,do đó mà
    không thể tìm gốc của tiếng Việt có R.như những tiếng Việt khác (có gốc từ tiếng Tàu). Điều đó
    có thể đúng.Chính vì thế mà tôi xin hỏi ông về việc người Tàu cũng không thể phát âm Đ khi họ
    đọc thành L thì sao ? Có một chuyện hài về chữ Đ và L này khi người Tàu (có đi lính ở VN.trước
    1975) kể chuyện  “Hồi ló,tôi lóng l. ở l.Mang Cá (Huế) ” ! 

  • Huỳnh Phan says:

    Nhờ có những tay bút tài hoa, biên khảo chẳng còn là những bài viết khô khan như trước nữa, mà đó là những bài văn dí dỏm, thực tế, rất hữu dụng.”
    Hoàn toàn đồng ý với nhận xét này của bạn My Khanh.
    Nhân đây xin giới thiệu với mọi người phần trích có liên quan trong bài viết “Những cái hiểu lầm về tiếng Việt” của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng (từng cộng tác soạn từ điển với học giả Đào Đăng Vĩ), trong đó có nhiều ý, theo tôi khá thuyết phục, nhưng hầu như hoàn toàn ngược lại các hiểu biết chính thống hiện nay:
     
    “…4/  cụ Trần trọng Kim bảo rằng”trong tiếng Việt có rất nhiều tiếng đệm, tự  nó không có nghĩa nhưng khi ghép với một tiếng khác có nghĩa thì nó đổi nghĩa của tiếng ấy đi[sic]…”  trời đất! nói lựng lựng như vậy mà không đưa một bằng cớ gì!
    Dựa vào đâu mà nói là đệm? mà ai đệm cho, mà đệm hồi nào vậy, mà tại sao lại phải đệm, mà tại sao lại đệm chữ này mà không đệm chữ kia, mà tại sao một người mà cả nước nghe theo răm rắp, mà người ấy là ai vậy, ông vua nào đệm, ông quan nào đệm?! / một sự  đoán càn làm thui chột hàng ba bốn thế hệ về sau không ai dám tìm hiểu tiếng Việt cho đàng hoàng nữa!
    Thế cho nên cả những người nghiên cứu về văn phạm tiếng Việt sau này cũng nhại đi nhại lại cái câu bất hủ đó của cụ Kim như một châm ngôn vàng ngọc, có người hiện nay còn  nói bắt chước theo ổng là: sáng mới có nghĩa, lạng là vô nghĩa [sic] phải nói/viết là xán lạn mới đúng”…[sic] ; nhận xét khơi khơi vô tội vạ, theo cái kiểu để cái cày trước con trâu như thế (!) đã làm cho những ai muốn  tìm hiểu chín chắn về tiếng Việt cũng bị khựng lại hơn nửa thế kỷ qua.
    Trái lại, các trường phái ngôn ngữ học quốc tế ,có phương pháp tìm hiểu khoa học hơn nhiều, đã thấy rằng, không có ngôn ngữ nào mà phải đệm cả, bất cứ một tiếng nào cũng có gốc gác, cái lý do [raison d’être] của nó, không hề tự nhiên mà sinh ra, mà có được, dù là tiếng Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Tây ban Nha hay là tiếng Esquimaux, Nam Phi, Tàu hay Việt ..v…v trong số hàng ngàn tiếng nói trên thế giới.
    Trong tiếng Việt ngay cả những  tiếng như  ê-a… uể oải, oái oăm , hàng ngàn ngàn tiếng như vậy cũng phải có lý do mà sinh ra, khoa ngôn ngữ học gọi là etymology tìm hiểu nguồn gốc của từng tiếng một, chứ còn nói dựng đứng vô tội vạ là tiếng đệm quả thiếu tư cách nghiêm túc của khoa học. Thật ra trong tiếng Việt , không có một từ nào mà không có nghĩa, nhưng vì nó bị tối nghĩa đã mấy ngàn năm rồi vì ta không có ai tìm hiểu nguyên nghĩa của tiếng nước ta, nên ta nói không rõ ràng [nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì, đẹp đẽ là gì, tại sao lại sáng sủa, sớm sủa, rảnh mà sao lại rang? nhịp mà lại nhàng!  vì cụ Kim đã phán là đệm rồi, nên không ai dám nói ngược lại mà cũng không dám tìm hiểu chi nữa!
    Lại nữa nếu cho rằng tiếng Việt bắt gốc từ tiếng Tàu thì làm sao giải thích cho được cái lạ lùng là trong số chừng 500 từ Việt bắt đầu với vần R, không hề có một tiếng Tàu nào xen vào đó cả , một tiếng cũng không, vì cái lưỡi của cả ngàn triệu người Tàu không phát âm được R, thì làm sao mà nó làm cái gốc cho tiếng Việt được( ta có cái gene R mà nó không có, vậy thì cái gene R phải là do một gốc khác truyền cho, và thưa các bạn , cái gốc đó là cái gốc Đông nam Á, vì khoa ngôn ngữ học hiện đại đều công nhận tiếng Việt là thuộc nhánh ngôn ngữ Mon-Khmer mà được rất nhiều tiếng gốc Thái pha trộn vào, mà cả 4 thứ tiếng này đều ở vùng đó.
    5/   hiểu lầm rằng chữ là tiếng đó rồi, biết chữ là hiểu tiếng!
    Ông Dương quảng Hàm , hồi còn là sinh viên, đã nói những lời chính đáng, đánh thức dậy cái ý thức còn kém cõi của bao người Việt ta:
    lạ thay cho nước mình! có tiếng nói mà không hề ai học tiếng, không đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghĩa tiếng cùng mẹo đặt câu…chưa từng ai nghiên cứu học hành tiếng An-nam cả, điều đó thật là một khuyết điểm đó…”
    Sự thật là, tiếng quan trọng hơn chữ rất nhiều, và hai cái đó khác hẳn nhau !
    “ Các người đi học hồi xưa chưa bao giờ học tiếng Tàu mà chỉ học viết chữ Tàu mà thôi, chưa bao giờ họ học cho hiểu rõ cái tiếng Việt hồi đó mà chỉ học cái cách viết gọi là chữ nôm, mà ngay cả hiện nay chúng ta cũng chưa bao giờ học cho hiểu tiếng Việt của chúng ta nó ra làm sao… nói vậy có quá đáng không? thưa, không quá đáng một chút nào. Cả 6 trường văn khoa đại học Việt Nam cũng không có trường nào làm cái chuyện đó cả, thật là đau đớn cho tiếng nước ta, chỉ lo học viết chữ Tàu, chữ Nôm.
    Hiện nay ai lại chẳng viết được chữ đau đớn mà có ai hiểu đớn là gì không? mới mẻ là gì, xuề xòa là gì, sáng sủa là gì?! còn cả ngàn ngàn tiếng như vậy, chúng ta nói như vẹt không hiểu gì cả, mà lại cũng không biết tại sao lại nói như thế !?
    Cả nước chúng ta có thể mù chữ không nhiều (độ 15 %) nhưng mù tiếng còn quan trọng hơn nhiều và cái mù này là 100%! vì cái chữ chỉ là cái áo cái quần mặc cho ngôn ngữ, mà ngôn ngữ mới thật là cái da thịt của ta, không tách rời nó ra được.
    Ông Leonard Bloomfield, một nhà ngôn ngữ học Mỹ nổi tiếng khắp thế giới đã khen tiếng Việt là: ” a great cultural language in South East Asia…”; muốn cho xứng đáng với lời khen đó, chúng ta phải làm sao hiểu cho rõ ý nghĩa của hàng ngàn ngàn tiếng Việt tối nghĩa, đã bị cụ  Kim cho là đệm [sic], mới được!…”
    Cũng trong bài viết này ông đã đưa ra một số ví dụ trích từ “từ điển nguồn gốc tiếng Việt” của ông cho điều  “không có từ nào mà không có nghĩa”:
    “…ta nói “rộn rịp” thì người Thái cũng nói là rịp [ busy]
    trong trẽo, trong veo” [clear], thì người Thái cũng nói là trẽo veo [những tiếng Thái như vậy núp bóng trong tiếng Việt  chừng 42%!]
    còn tiếng Khmer thì làm giàu cho tiếng Việt  chừng 28 %, một vài thí dụ sau đây: 
    chân mây # chơng mêkh [chân trời/ horizon]
    tay chân #   đay chơn
    và tiếng Lào thì dính líu với tiếng Việt ta như hình với bóng:
    tiếng Việt ~ xiểng Việt [the Vietnamese language]
    trăng sáng…..chăn  séng [moonlight]
    Còn tiếng Chàm mà ta xem như rất xa lạ, hóa ra rất gần gũi, ít ai biết được rằng ta đã chung một dòng máu ngôn ngữ với Chàm từ  đời xửa đời xưa khi mà Chàm chưa phải là Chàm mà ta cũng chưa phải là Việt nữa !
    ta nói chậm rì thì Chàm nói là  [slow, tardive]
    ta nói là  ni, tê [miền Trung]  thì Chàm cũng nói : ni tê…”

  • Bùi Vĩnh Phúc says:

    Anh Ngô Nguyên Dũng quý,
     
    Đọc những bài về ngôn ngữ của anh, tôi thấy có nhiều điểm rất thú vị.  Vì ngoài những quan sát và nhận xét rất kỹ và nhậy, anh còn cho người đọc thưởng thức một lối hành văn có nhiều chất duyên pha với sự nghịch ngợm  nữa.  Đó thật là những điểm tích cực của những bài viết ấy.  Anh đi dậy tiếng Việt là một việc làm thật đẹp và cũng là điều tự nhiên (vì anh yêu tiếng Việt như thế).  Tôi cũng vậy.  Những điều mà tôi chia sẻ với anh trong những góp ý ở đây là cũng từ lòng yêu ấy mà ra.  Một số điều góp ý ấy nằm rải rác trong những bài giảng mà tôi phụ trách trong những khoá tu nghiệp giáo chức tại Nam California trong nhiều năm qua. Chúng được các anh chị giáo sinh (cũng là các thày cô trong nhiều trung tâm Việt ngữ tại Mỹ) yêu thích và cho là hữu ích, nên, ở đây, vì chúng ta đang bàn về từ ghép, từ láy, và ngôn ngữ nói chung, lại liên hệ đến một số điểm trong bài “Trên Những Đường Bay Của Chữ” mà tôi đã có dịp trình bày trên Da Màu, nên tôi cũng xin mạn phép chia sẻ chúng ở đây với anh.
     
    Anh hỏi về “láy tăng” và “láy giảm”, tôi xin được chia sẻ tuần tự như thế này:
     
    “Từ láy”, theo nghĩa dược dùng trong ngành ngôn ngữ, không phải là thành tố láy trong “từ láy” (mà anh đề nghị (cũng) gọi là “từ láy” hay “từ đệm”).  Tôi hiểu anh muốn đề nghị, chẳng hạn, trong từ sạch sẽ, anh gọi thành tố “sẽ” là “từ láy” (hay “từ đệm).  Nếu theo đề nghị ấy, chúng ta sẽ xoá nhoà ranh giới giữa cái bộ phận (là thành tố láy của “từ láy”) với cái toàn thể (là chính “từ láy”).  Trong trường hợp của từ “sạch sẽ”, từ láy sẽ là cả hai âm tiết “sạch” và “sẽ” kết hợp lại, chứ không phải chỉ là âm tiết “sẽ”.  Trong bản thân từ “từ láy” đã có hàm ý đây là một từ đa âm tiết (có thể là có hai, ba, hay bốn, thậm chí, trên lý thuyết, là năm âm tiết—nhưng vẫn chỉ là một từ).  Ngoài ra, nếu theo đề nghị của anh, như đã nói ở trên, ta cũng sẽ xoá nhoà luôn ranh giới giữa “từ” và “chữ” trong tiếng Việt.  Một cách tổng quát, một từ có thể bao gồm một âm tiết, và là một chữ, như : sạch, ngọc, tím, yêu, ghét, v.v… Trong trường hợp ấy, mỗi từ như thế là một từ đơn.  Còn từ ghép (hoặc từ láy), nói chung, là những từ đa âm tiết, như hàng hàng lớp lớp, thanh niên, thiếu nữ, thơ ngây, sẵn sàng, … hạnh phúc; sạch sành sanh, tiềm thuỷ đĩnh, sinh vật học, cổ sinh vật học, tư bản chủ nghĩa, tiền tư bản chủ nghĩa, v.v…  Những từ như thế có hơn một âm tiết (tức là hơn một chữ), nhưng vẫn chỉ là một từ.  Cũng chính vì thế, tôi nghĩ ta không nên dùng từ “từ đệm” (hay “từ láy”), để chỉ một thành tố đệm trong một từ ghép hay một từ láy, mà nên dùng, chính xác hơn, là “chữ đệm”, hay “âm (tiết) đệm”.
     
    Trong tiếng Việt, nói chung, ranh giới của một hình vị (morpheme) trùng với ranh giới của một chữ (word), và cũng trùng với ranh giới của một âm tiết (syllable).  Có nghĩa là mỗi một âm tiết là một hình vị, và là một chữ.  
     
     
    “Láy tăng” và “láy giảm” đều nằm trong dạng láy toàn phần, toàn bộ
     
     
    Về láy giảm, đó là trường hợp ta muốn làm giảm nghĩa của từ.  Thí dụ, từ mệt.  Sử dụng hướng cú pháp, ta có thể dùng trạng từ “hơi”: hơi mệt (đây không phải là một từ láy, mà là một đoản ngữ).  Hoặc, sử dụng hướng từ pháp để có một từ láy, ta có: mền mệt (từ từ mệt mệt ra, nhưng âm tiết “mệt” thứ nhất bị biến đổi ngữ âm theo quy luật dị hoá, thành ra “mền”, khiến ta có mền mệt).  Láy giảm luôn đi theo hướng từ phải sang trái: âm tiết đệm sẽ đặt trước âm tiết gốc (nhỏ> nho nhỏ)
     
     
    Về láy tăng (cùng với láy giảm), đó là một dạng của thể loại “láy sống” (tôi lại xin phép mở rộng thêm một chút phạm vi của vấn đề “từ láy” ở đây).  “Láy sống” khác với “láy chết”.  Láy chết là một hiện tượng láy cho thấy khả năng sản xuất của sự láy là cạn, không còn đưa ra được những mô hình mới; là một hiện tượng đã hoàn thành, đã có đó, mà ta không hoặc chưa hiểu được lý do hình thành của nó, chẳng hạn như từ nhiều nhặn.  Còn láy sống là một hiện tượng đã được ghi nhận qua kinh nghiệm, là một sự láy sinh động đã được xác định và mô hình hoá, sau khi nghiên cứu, bằng những quy luật.  Nó còn khả năng tạo sinh.  Như từ từ khít, ta có thể có khin khít (láy giảm) và khít khịt (láy tăng), thậm chí khít khìn khịt; từ từ héo, ta có heo héo (láy giảm), héo hẹo (láy tăng), thậm chí héo hèo heo hay héo hẻo hèo heo.  Hay từ từ (bé) , ta có thể có tí ti, tí tị, tí tì ti, hay, thậm chí, tí tỉ tì ti nữa.  Sự láy ba hay láy tư chỉ càng làm cho từ láy mạnh thêm lên về mặt ý nghĩa (như, láy ba: sạch sành sanh, tất tần tật, sát sàn sạt, v.v…; láy tư: tất tất tả tả, hàng hàng lớp lớp, trùng trùng điệp điệp, hùng hùng hổ hổ, hăm hăm hở hở, v.v...)  Láy tăng có thể đi từ phải sang trái (con > cỏn con, cỏn còn con), và cũng có thể đi ngược lại, từ trái sang phải (khít: khít khịt).
     
     
    Muốn nói ngắn, nhưng “dây” vào  chữ, nó kéo đi.  Mình trì lại cũng thật khó.  Nhưng bây giờ thì phải chấm dứt ở đây.  
     
     
    Vài điều chia sẻ với anh.  Chúc anh Ngô Nguyên Dũng mọi điều tốt đẹp.
     
     
    Trân trọng.
     
     
    Bùi Vĩnh Phúc

  • actionminded says:

    Anh Ngô Nguyên Dũng,
    Cảm ơn rất nhiều vì lại được đọc một bài viết công phu và tạo nhiều thú vị của anh. Để “rộng đường bàn luận” tôi có một số thắc mắc và góp ý như sau:
    1. Đỏ ké không “đích thị” phải là từ đệm mà là từ kép vì “ké” là quả ké màu đỏ dùng làm thuốc. Đỏ ké nghĩa là đỏ như quả ké.
    2. Khách khứa cũng là một từ kép vì “khứa” như anh biết là danh từ chỉ cho cánh đàn ông được nói một cách dễ dãi (informal). Khựa đọc lái của khứa cũng là tiếng lóng gọi miệt thị những người Việt gốc Hoa. Theo tôi khách khứa là bạn bè đủ mọi thành phần nên có lẽ là một từ kép
    3. Còn về “trùng trùng,” “điệp điệp,” hoặc “mang mang” như  được chính anh dùng ở cuối bài viết, theo tôi, không hằn là sai về thanh điệu mà vì tính chất lập đi lập lại hoặc cần nhấn mạnh của nó.  Do đó các cặp từ  “mang mang” sầu đời, “[lòng] lâng lâng nao nao,” “[mặt] câng câng,” “[đoàn người] hàng hàng lớp lớp” “[núi non] trùng trùng điệp điệp” “tỉnh tỉnh say say,” v.v. nên được coi là những từ kép đặc biệt.
    Vài góp ý nho nhỏ thế thôi!
     

  • Ngô Nguyên Dũng says:

    Tôi xin trả lời các bài góp ý của các Anh theo thứ tự:
     
    – Cùng Anh Trịnh Trung Lập,
     
    cám ơn Anh Lập đã tích cực đóng góp nhiều điều hữu ích cho bài viết của tôi. Đúng như Anh đã cho biết thêm trong bài góp ý thứ hai, tôi viết về Việt ngữ chỉ vì còn nặng lòng với tiếng mẹ đẻ và nhất là với văn chương nghệ thuật. Vì vậy, các bài viết của tôi không phải là những bài thuần tính học thuật, từ chương, khoa bảng. Khả năng tôi không làm được như vậy.
     
    Một sáng cuối tuần mùa đông, nơi đất khách, thời tiết lạnh lẽo u ám, tôi viết vài hàng gởi về xứ Việt nắng ấm cho Anh với nhiều chân tình.
     
    Thân.
     
    – Gởi Anh Steven Nguyen và Anh My Khanh,
     
    xin cảm tạ hai Anh đã đọc, có lời khen và cho biết ý kiến. Hy vọng những gì tôi ba hoa chích choè không làm… hỗ danh bản sắc một dân tộc được mang danh có “hài tính” cao?!!
     
    Trân trọng.
     
    – Thưa Anh Bùi Vĩnh Phúc,
     
    cám ơn Anh đã có thiện chí góp ý và giãi bày cặn kẽ về “nỗi niềm” của “từ kép”, “từ láy” và “từ đệm” (mà cá nhân tôi, không hiểu sao, lại đặc biệt quan tâm).
     
    Chỉ xin hỏi Anh một chút về hai khái niệm “láy giảm” và “láy tăng”. Trong bài viết của tôi, tôi không nhất thiết đi tìm khái niệm nặng tính từ chương lý thuyết, mà tôi tìm cách giải thích, để những người nước ngoài khi học tiếng Việt có thể nói, hiểu và viết đúng, tại sao cùng là tĩnh từ láy (mà tôi gọi là đệm) có lúc hàm ý “hơi” hoặc “khá” (giảm) như sâu sâu, có lúc lại hàm ý cường điệu (tăng) như thăm thẳm? Người Việt sử dụng sành sõi Việt ngữ một cách vô thức, nhưng người ngoại quốc cần phải hiểu mới sử dụng đúng điệu như… người mình!
     
    Ngoài ra, như tôi đã ngắn gọn cùng Anh Trịnh Trung Lập ở trên, tôi lạm bàn về những đề tài về ngôn ngữ không phải với cương vị của một chuyên gia có căn bản sư phạm, khoa bảng, mà chỉ với tâm tư của một người lỡ vướng nghề “giáo viên Việt ngữ” và còn tha thiết nghiệp văn chương. Thành thử, gặp những trường hợp chi ly phức tạp, tôi… bí rị, thưa Anh.      
     
    Trân trọng.
     
     
      

  • My Khanh says:

    Nhờ có những tay bút tài hoa, biên khảo chẳng còn là những bài viết khô khan như trước nữa, mà đó là những bài văn dí dỏm, thực tế, rất hữu dụng.

    Tất cả những đóng góp của các vị, NND, TTL, BVP, LH…. đều mang lợi ích đến cho người đọc. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới các tác giả.
     
    Riêng với TTL, có chữ Kính (gửi) của TTL, tôi tự dưng tăng lên chục tuổi. Mong TTL cất chữ Kính vào ngăn tủ hoặc để dành Nó cho các vị khác. Nhận chữ Kính, e rằng “Xuân bất tái lai” rồi tôi phải tìm mua thuốc “ông uống, bà khen” (Viagra) thì kẹt lắm đa.   
     

  • Trinh - Trung Lap says:

    Kính gửi My Khanh !

    Cám ơn MK đã có lời khen tặng, tuy nhiên cần phải đính chính 1 chút là tôi thấy những bài viết của Anh Ngô Nguyên Dũng , Anh Lê Hữu, và Anh Bùi Vĩnh Phúc là những bài đăc sắc nhưng được viết theo lối văn chương “bay bướm” nên có thể khó đem lại cho độc giả 1 cái nhìn có tính hệ thống để tham gia thảo luận, nhận xét.
    Vì thế tôi muốn góp ý phần lý thuyết để “Support” cho luận điểm về “từ láy” hay “từ đệm” và “từ kép” của anh Ngô Nguyên Dũng. Tôi đồng ý với quan điểm của Anh NND.
    Tôi cho rằng bài viết của Anh Ngô Nguyên Dũng mới xứng đáng lời khen của MK, còn comment của tôi thì có ở tất cả các sách giáo khoa.
    Dù sao thì cũng cám ơn MK đã quan tâm tới chủ đề này.

    Kính
    TTL

  • Bùi Vĩnh Phúc says:

    Trước hết, xin hoan hô anh Ngô Nguyên Dũng đã có thiện chí và cố gắng đóng góp những bài viết về ngôn ngữ với những đề tài lý thú, góp phần tạo nên sự hứng thú cho người đọc trong việc tìm hiểu và chiêm nghiệm thêm về sự “rắc rối tuyệt vời” của tiếng Việt cũng như về sự phong phú và đẹp đẽ của ngôn ngữ Việt.
     
    Về bài viết hiện tại của anh NNDũng, tôi thấy có nhiều khái niệm, nhiều vấn đề có thể thảo luận thêm để chúng được sáng, rõ và chính xác hơn, đặc biệt so với cái nhìn của ngữ học Việt hiện đại.  Anh Trịnh Trung Lập, theo hướng này, đã đóng góp bằng cách tổng hợp và trình bày một số ý kiến đáng lưu tâm của giới chuyên môn trong nước.  Từ ghép (từ kép) và từ láy là những đề tài lớn; tự chúng có thể được khai triển thành những chương lớn trong một giáo trình về ngôn ngữ nên, có thể nói, chúng ta không thể làm thật đầy đủ về chuyện ấy trong những góp ý như thế này.  Còn để viết thành những bài bản có tính đầy đủ hơn, có lẽ việc tham khảo một số sách về ngữ pháp (đã xuất bản tại VN chẳng hạn) cũng có thể giúp ta điều đó.  Ở đây, tôi chỉ xin phép đính chính lại một số phát biểu và trình bày của tôi, trong bài “Trên Những Đường Bay Của Chữ”, http://damau.org/archives/9781 , đã được anh NNDũng thiện chí trích lại, nhưng, có thể vì sơ ý và lẫn lộn, nên đã không trích đúng như những gì tôi trình bày trong bài của mình.  Cùng với những điều đó, tôi cũng xin đóng góp một vài ý nhỏ khác.
     
    Trong bài của mình, phần trình bày tóm gọn về khái niệm từ láy, tôi viết là
    ” (…) Thật ra thì từ láy có thể được dùng để làm cho lời văn uyển chuyển, dịu dàng hơn, mà cũng có thể làm cho lời văn mạnh mẽ, dồn dập hơn, tuỳ trường hợp và tuỳ cách láy. Cùng với từ kép, từ láy làm cho lời văn tiếng Việt trở nên giàu sắc điệu hơn, nghĩa là làm cho lời văn có nhiều mầu sắc và nhịp điệu để thể hiện ý tứ, tình cảm và tâm tư của người viết. Từ kép có thể là danh từ (chợ búa, cửa nhà…), mà cũng có thể là động từ (cáu gắt, la mắng…), hay tính từ (giận dữ, vui tươi, buồn chán…), hay theo lối lắp ghép (một tính từ cộng một động từ: buồn thương, vui cười…), v.v…; còn từ láy thường là tính từ, và có thể nói hầu hết từ láy là từ thuần Việt. Ngoài tính từ, những từ loại khác rất hiếm khi được tìm thấy trong dạng từ láy, mặc dù cũng có thể có (như nghỉ ngơi, chạy nhảy, nảy nở…).
    Có thể xét từ láy theo những tiêu chuẩn sau:
    * Về mặt cấu tạo:
    – Láy phụ âm đầu: lả lơi, tơi tả, tức tối, toe toét, buồn bã, thắc thỏm…
    – Láy vần: lang thang, tần ngần, bắng nhắng, lông bông, loanh quanh…
    – Từ lặp: ầm ầm, đo đỏ, xanh xanh, tim tím, mền (mệt) mệt…
    * Về mặt ý nghĩa:
    – Một chữ có nghĩa (chữ gốc) + một chữ vô nghĩa (chữ đệm): nhỏ nhắn, ngoan ngoãn, sạch sẽ, sợ sệt…
    – Hai chữ đều có nghĩa: thở than, tung toé, tươi tốt
    – Hai chữ đều vô nghĩa: lóng ngóng, ngô nghê, thỏ thẻ, thậm thụt… ”  (Hết trích).
     
    Như thế, nếu anh NNDũng xem kỹ, trong phần tóm gọn này, tôi đã tạm chia từ láy ra làm sáu loại (thật ra, muốn kỹ, có thể đi sâu hơn nữa).  Ba loại về mặt cấu tạo; ba loại về mặt ý nghĩa. Những dạng về cấu tạo và về ý nghĩa có thể chồng lên nhau (overlapping), như từ “sạch sẽ”, xét về mặt cấu tạo, là dạng láy phụ âm đầu, còn xét về mặt ý nghĩa, là thuộc dạng một chữ có nghĩa cộng một chữ vô nghĩa.  Nhưng, trong phần phân tích từ láy về mặt ý nghĩa, ta có dạng thứ ba là “cả hai chữ đều vô nghĩa”.  Tôi nghĩ, vì sơ ý lướt qua phần này nên, sau khi trích lại (không đầy đủ) phần trình bày của tôi, anh NNDũng đã nói rằng “Việt ngữ không đơn giản như vậy, mà rắc rối, rắc rối lắm! Vì, giống như người, “từ kép” cũng biết (hay bị buộc phải)… ly dị nhau, hoặc tệ hơn, biết… tằng tịu với từ khác; nhưng cũng có nhiều cặp từ chung thuỷ hết mực, không ai ly tán được. Thí dụ: tằng tịu, dan díu, thoi thóp, thỏ thẻ (hoặc thủ thỉ), ong ỏng, ngồm ngoàm, … Những “từ kép” này, theo tôi, có thể gọi là “từ láy” hoặc “từ kép láy”, vì nếu tách chúng ra, không từ nào mang nghĩa rõ rệt cả.”  Thật sự, những từ mà anh đã thử liệt kê ra là nằm trong dạng “từ láy—hai chữ đều vô nghĩa” của dạng 3, phần xét về mặt ý nghĩa của từ láy, mà tôi đã đề cập trong bài của mình.
    Ngoài ra, khi tôi đưa những ví dụ về từ ghép (kép) như cáu gắt, la mắng, buồn chán (không có tươi tốt, vì tôi cho đây là một từ láy), tôi không quan niệm nó là do hai từ láy ghép lại như ý của anh NNDũng trình bày (trong văn cảnh có thể khiến cho người đọc tưởng nhầm đó là ý của tôi), như cáu gắt là do “cáu kỉnh” và “gắt gỏng” hợp lại, hay la mắng là do “la lối” và “mắng mỏ”, hay buồn chán là do “buồn bã” và “chán chường”, v.v…  Theo tôi, đó là một tiến trình ngược lại.  Từ từ “cáu”, chúng ta có được những từ láy và từ ghép như “cáu kỉnh”, “cáu bẳn”, “cáu gắt”, “cáu giận”, “cáu sườn”, “cáu tiết”, v.v…  Và tương tự, từ từ “gắt”, chúng ta có “gắt gỏng”, “gắt gao”, “gắt gảu”, v.v…  Một cách gần gần như thế, từ từ “ngoe” (cua), một danh từ, người ta mới có những từ phái sinh như “ngo ngoe”, “ngoe nguẩy”, ngoe ngoắt”, v.v…  Tóm lại, tôi coi “cáu” và “gắt” là gốc; từ đó, có nhiều từ phái sinh từ “cáu” và có nhiều từ phái sinh từ “gắt”.  Không phải là một tiến trình ngược lại, vì “cáu kỉnh” và “gắt gỏng” không hẳn là kết hợp duy nhất để đưa đến “cáu gắt”.
    Một vấn đề khác, vì anh định nghĩa “‘Từ đệm’ cũng như ‘từ láy’ là những ‘từ đơn’ vô nghĩa được đệm vào một từ có nghĩa thành những ‘từ kép để thêm thắt ấn tượng cho lời nói hoặc câu văn” nên, theo tôi, anh NNDũng vướng vào một số khái niệm/vấn đề như từ, chữ, âm tiết, từ đơn, từ ghép, từ đệm, nội hàm của từ láy, nội hàm của từ ghép, v.v… Vì không tách bạch hoặc không định nghĩa những khái niệm trên theo cái nhìn chung của giới ngữ học hiện nay, thậm chí có những chỗ vô tình nhập nhằng chúng với nhau, hoặc hiểu lầm khái niệm, tác giả bài viết, trong nhiều lý giải về từ ghép và từ láy, đã  chưa làm sáng được những khái niệm liên hệ đến chúng.
    Nói chung, trong sự theo dõi của tôi, giới ngữ học Việt Nam bây giờ không dùng khái niệm “từ đệm”.  Cái “từ đệm” đó (thật ra, nó là (những) “âm tiết”, là (những) “chữ”, chứ không phải là “từ”).  Nó thường được xét đến trong khái niệm về “từ ghép” hoặc “từ láy”. Từ ghép, có thể được xét theo nhiều mặt.  Hai mặt thường được quan tâm (đặc biệt trong từ Hán-Việt) là những mặt xét theo quan hệ chính phụ (thanh sơn, thu ba…) và quan hệ đẳng lập (bảo đảm, biện luận…).  Âm tiết “đệm” trong từ kép có thể tự nó có nghĩa (như “sương” trong “gió sương”), hoặc vô nghĩa (như “nần” trong “nợ nần”).  Còn từ láy (còn được gọi là “từ lấp láy” hoặc “từ láy âm”) là một loại từ ghép đặc biệt, trong đó các thành tố được trực tiếp kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm, những điều tôi đã có dịp trình bày ở trên, trong phần trích lại từ bài viết “Trên Những Đường Bay Của Chữ”. 
    Ngoài ra, anh NNDũng viết: “Tương tự nhận xét của Anh Bùi Vĩnh Phúc, tôi cũng nhận thấy hầu hết “từ kép” có “từ đệm” là những từ thuần Việt và đa số là tính từ.”  Thật sự, quan niệm của tôi khác.  Tôi viết: Từ kép có thể là (…); còn từ láy thường là tính từ, và có thể nói hầu hết từ láy là từ thuần Việt.”  (Xin xem nguyên đoạn ở phần đầu).  Thật sự, có những trường hợp từ láy là danh từ: nhà nhà, lớp lớp (có tác giả cho rằng đây là từ được sử dụng theo dạng láy, chứ không phải từ láy; có những tác giả khác cho đây cũng là những từ láy); động từ: xoa xoa, lắc lắc; đại từ nghi vấn: ai ai, đâu đâu; trạng từ (phó từ): luôn luôn, mãi mãi, v.v…
    Những từ theo dạng như mền mệt, nhưng nhức, đèm đẹp, man mát, v.v… được xem là những từ láy, theo dạng láy giảm.  Cách láy ấy làm giảm cường độ xét về mặt nghĩa của từ.  Những âm tiết mền. nhưng, đèm, man là những thành tố của từ láy bị biến âm, theo quy luật dị hoá, cũng giúp những từ trên được phát âm mềm đi, tạo hiệu ứng mỹ học cần thiết về âm điệu cho câu văn không những trong văn chương mà còn trong lời nói hằng ngày nữa.  Ngược lại, những từ theo dạng ầm ầm, đùng đùng, lớp lớp (hay, mạnh hơn, hàng hàng lớp lớp), v.v…, được xem là những từ láy, theo dạng láy tăng. Sự tăng này làm mạnh hơn nghĩa của từ.  Đó cũng là những dạng từ láy mà trong bài trước, vì “từ láy” không phải là chủ đề chính, tôi đã không liệt kê ra.  Hai loại láy này, cùng những từ mà anh NNDũng đưa ra, và gọi là từ kép, như ngăn ngắn, xanh xanh, xam xám, ngòn ngọt, mằn mạn, khen khét, nói chung, trong nhãn giới của ngữ học Việt hiện đại, nằm trong dạng từ lặp (hoặc láy toàn bộ, toàn phần).  Cũng thế là những từ vời vợi, thăm thẳm, trùng trùng điệp điệp, hàng hàng lớp lớp mà anh NNDũng đưa ra trong bài của mình, và cũng gọi là từ kép, thì, theo tôi, nó thuộc dạng từ láy, theo lối láy tăng mà tôi vừa trình bày.
     
    Như tôi đã có dịp thưa ở trên, bài viết của anh Ngô Nguyên Dũng có nhiều mặt tích cực, khơi động và giúp cho chúng ta ý thức hơn về cái hay, cái đẹp (cũng như về những điều “rắc rối”, hay, đúng hơn, “tế nhị”) của ngôn ngữ Việt.  Tất cả những điều đính chính và góp ý trên cũng mong nằm trong tinh thần ấy.  Có thể tôi sẽ xin phép góp ý thêm trong một vài lần sau, nghiêng nhiều về khía cạnh ngữ nghĩa của một số từ ngữ/hình ảnh/khái niệm trong bài, cũng trong tinh thần đóng góp vừa nói.
    Trân trọng,
    Bùi Vĩnh Phúc

  • My Khanh says:

    Cả hai bài của NND và TTL cho tôi có niềm tự hào về tiếng Việt. Bao lâu nay, làm chủ một kho tàng Việt ngữ phong phú mà tôi chưa biết hết tác dụng của nó. Cám ơn sự đóng góp của Ngô Nguyên Dũng và Trịnh Trung Lập.

  • steven nguyen says:

    Hay qua, (*****) Cam on Ngo Nguyen Dung!

  • Trinh - Trung Lap says:

    Kính thưa Anh Ngô Nguyên Dũng !

    Đọc bài viết của Anh, cũng như bài viết của Anh Lê Hữu, Anh Bùi Vĩnh Phúc,  xem ra các loại từ “láy”, từ “ghép” vẫn còn là 1 vấn đề gây nhiều tranh luận.

    Trịnh Trung Lập xin góp ý về các loại từ tiếng Việt như sau:

    Theo nhưng gì TTL được học, tạm thời hệ thống lại như sau :

    – Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng các dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó.
    -Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng. Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa
    – Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:
    Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng. Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau.
    So sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói…
    Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống
    Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.
    Từ ghép chính phụ. Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà… xấu bụng, tốt mã, lão hoá… xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù

    -Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm). Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt. Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành… thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy như sau:
    Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:
    Láy hoàn toàn. Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:

    a. Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng, kìn kìn, lù lù, lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm
    b. Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước, trắc đứng sau.

    BẰNGTRẮC

    Ngang (1)
    Hỏi (4)
    Sắc (5)

    Huyền (2)
    Ngã (3)
    Nặng (6)

    Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững, chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng
    Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may, cuống cuồng
    c. Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá:

    m – p
     
    ng – c

    n – t
     
    nh – ch

    Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, lôm lốp, hèm hẹp…
    chan chát, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt…
    khang khác, vằng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phắc…
    anh ách, chênh chếch, đành đạch, phành phạch, rinh rích…
    Thanh điệu của các yếu tố trong mỗi từ vẫn tuân theo quy luật của lớp b.

    Láy bộ phận. Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần thì được gọi là láy bộ phận. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp.
    a. Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần. Ví dụ như:bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy
    Trong lớp này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải là từ láy, nhưng vì quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi, làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên giữa các yếu tố đó nổi lên hàng đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từ láy. Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác, giữ gìn, sân sướng… Nghĩa của những từ như vậy được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, chó má, đường sá, xe cộ, áo xống
    Trong khi xét sự đối vần ở đây, cũng cần lưu ý tới hiện tượng đối ứng ở âm chính. Hiện tượng này không phải là quy luật toàn thể, nhưng đều đặn ở một số nhóm từ.

    u đối với i: cũ kĩ, hú hí, xù xì, tủm tỉm, mũm mĩm
    ô – ê: ngô nghê, xồ xề, hổn hển, thỗn thện
    o – e: ho he, vo ve, khò khè, võ vẽ, nhỏ nhẻ
    i – a: hỉ hả, rỉ rả, xí xoá, hí hoáy
    u – ă: tung tăng, hung hăng, vùng vằng, thủng thẳng
    u – ơ: ngu ngơ, rù rờ, khù khờ, cũn cỡn
    ô – a: bỗ bã, hốc hác, mộc mạc, ngột ngạt
    ê – a: nghê nga, khề khà, rề rà, xuề xoà, hể hả

    b.
    Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ như: bâng khuâng, bơ vơ, lừng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng, lúng túng, co ro, lan man, làng nhàng
    Gần nửa số lượng từ láy vần có âm đầu của tiếng thứ nhất là âm /l-/ và phần lớn chúng có chứa một tiếng còn rõ nghĩa. Tuy vậy, vẫn có không ít từ mà cả hai tiếng đều không rõ nghĩa, ví dụ: bải hoải, hấp tấp, lập cập, bầy hầy, thình lình, liểng xiểng, xớ rớ, lấc cấc

    Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng. Tuy vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên cơ chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, trơ trờ trờ… đủng đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàng vàng
    Trên thực tế, số lượng từ láy ba tiếng và bốn tiếng không nhiều. Mặt khác, có thể coi chúng chỉ là hệ quả, là bước “tiếp theo” trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng mà thôi. Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn – nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp…). Nhiều khi ta gặp những “cặp bài trùng” giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt; trụi lủi – trụi thui lủi; nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét lẹt – khét lèn lẹt… Từ láy bốn tiếng thì tình hình cấu tạo có đa tạp hơn. Có thể là:

    – “Nhân đôi” từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành e, a, ơ, à cho phù hợp, hài hoà về âm vực giữa các vần, các thanh:

    vớ vẩn

    vớ va vớ vẩn

    lề mề

    lề mà lề mề…

    – “Nhân đôi” từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệu thuộc âm vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp: bồi hồi – bổi hổi bồi hồi.
    – “Nhân đôi” từng tiếng của từ láy hai tiếng:

    hùng hổ

    hùng hùng hổ hổ

    vội vàng

    vội vội vàng vàng…

    – Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất và thứ ba thành /l-/:

    nhồm nhoàm

    lồm nhồm loàm nhoàm

    thơ thẩn

    lơ thơ lẩn thẩn…

    Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từ một từ gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một. Chẳng hạn: bù lu bù loa; bông lông ba la… hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắng nhắng bặng bặng nhặng
    Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm từ cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa. Điều này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn.
    Ngoại lệ :  Từ các kiểu từ đã trình bày trên đây, tiếng Việt còn có một lớp từ mà người bản ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi là các từ ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên. Lớp từ này có thể bao gồm:

    – Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, kì nhông, cà nhắc, mặc cả
    – Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán Việt) thông qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố của chúng trước đây vốn rõ nghĩa, nhưng nay không được người Việt nhận thức nữa).
    Ví dụ: mâu thuẫn, hi sinh, trường hợp, kinh tế, kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằn thắn, lục tàu xá
    – Những từ vay mượn gốc Ấn-Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ như: a-xít, mit tinh, sơ mi, tùng bê, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca cao, hắc ín, sô-cô-la

    Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mối quan hệ quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập từ ngữ, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật.

    Kết luận : Như vậy Từ ghép thường xét trên mặt ngữ nghĩa, Từ láy thường xét trên mặt ngữ âm (và có thể có mối liên quan về nghĩa trong cụm từ), và những trường hợp ngoại lệ đó là những Từ ngẫu hợp

    – Như vậy theo TTL thì bài viết của Anh NND đã đi đến 1 kết luận có lẽ là hợp lý theo di sản kho tàng từ láy, từ ghép mà hiện nay người Việt đang “có” : “….Chữ viết là biểu tượng của tiếng nói, ở đây là loại ngôn ngữ được nòi giống Việt thoả thuận với nhau, đặt để cho mọi trạng thái, động cũng như tĩnh, cụ thể cũng như trừu tượng mà ý thức nắm bắt được. Ý thức là cái gì ghê gớm vậy? Dựa theo triết lý Phật giáo như tôi hiểu, ý thức mỗi con người là tất cả những hiện tượng được ngũ quan gồm thính, thị, khứu, vị và xúc giác ghi nhận, tích trữ; là trạng thái động trong tiến trình trí tuệ. Vì động và mang tính cá biệt, nên Phật triết cho rằng, ý thức chỉ là những dữ kiện tương đối, là giả tướng hay tưởng.
    Tôi xin được phép so sánh cường điệu: chữ và tiếng là những giả tướng của ý thức, mang tính tương đối, mà phàm phu tục tử có thể nhận thức được, của hữu thể tuyệt đối. Tương đối vì, nếu đem so đo với thính giác của loài dơi, thị giác của loài ưng cú, khứu giác của loài heo chó, vị giác của loài rắn hay linh cảm tiên liệu được địa chấn của loài ngan ngỗng, ngũ quan của loài người thua, thua đậm. Tương đối vì, tất cả những dữ kiện được ngũ quan loài người nhận thức đều không giống với cách nhận thức của mọi động vật khác…Vì nghĩ vậy, nên cá nhân tôi cho rằng, giá trị của ngôn ngữ rất tương đối. Và, “láy” với “đệm” chỉ là những vai phụ được sinh vật người giao phó trong tuồng hát ngôn ngữ, là phương tiện diễn đạt qua lời văn, tiếng nói trong giới hạn của tri thức….”
    Kính !
    TTL

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)