Thư Tòa Soạn »

16.04.2024

 
 
 
Tam Đảo 04-14-2024
(Đinh Từ Bích Thúy chế biến từ ảnh Đặng Thơ Thơ chụp Noguchi Garden, Pacific Arts Plaza, Costa Mesa, California)
Lịch Trình Trong Tuần
“Ai Vượt Cạn, Ai Trầm Mình Giữa Quen và …

Read the full story »
Chào mừng bạn đọc đến với tạp chí văn chương Da Màu

mùa hè đang đi qua

2.08.2019
LTTV-si-1_thumb.jpg

cả tuần nay tôi như con ong
lặng lẽ kiên nhẫn sắp xếp những phiến đá
lát mặt đường
sao thật bằng phẳng

c(t)hiến ca

2.08.2019

hắn đứng trên bao lơn khách sạn nhìn ra biển
mùa hè rổn rảng cánh chim sắt
thành phố sực nức mùi gà quay

mùa hè trừu tượng

2.08.2019

hắn nhẩn nha vẽ chừng nửa chục con cừu và dăm
ba con voi thong dong đi lại trên cánh đồng xanh
mượt. hắn đặt thêm người nữ khỏa thân mặn

Hai thùng… ♦ Thượng đế là… ♦ Bài thơ cho… ♦ Mơ ước

2.08.2019

Thượng đế là một bộ lạc đã cố gắng khai sáng
cho những thị thành mù điếc, ồn ào
chạy qua chạy lại khung thành của những cơn điên

Đại Cáo: Huyền Thoại về Vị Vua Khai Quốc Lê Lợi- phần 1- kỳ 2

1.08.2019

Ý thức về căn cước dân tộc Việt Nam không tồn tại trước cuộc xâm lược của nhà Minh, cũng không nảy sinh trong thời gian quân Minh chiếm đóng. “Nước Đại Việt ta” riêng biệt, khác biệt, đối xứng Hoa Hạ, vì là phần dương (nam, sáng, thiện) trong hai phần của Thái cực đồ theo mô hình tư duy cổ-trung đại. Nhiều bằng chứng suốt chiều dài lịch sử Đại Việt-Đại Nam-Việt Nam cho thấy ý thức dân tộc mới manh nha vào cuối thế kỷ XIX, tượng hình đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn còn trong quá trình hoàn thành.

MÙA HÈ KHÔNG ĐI

31.07.2019
clip_image002_thumb.jpg

Vào mùa hè dân Tây cuốn gói đi khỏi nơi mình sống như một nghi thức thường niên. Công chức, doanh nhân, bác sĩ , y tá, giáo viên, thợ làm bánh, bếp trưởng, nhân viên bán hàng, người trồng rau quả, công nhân tạp vụ, cô giữ trẻ, phu đổ rác, vân vân, tất cả a-lê-hấp lên đường! Làm việc quần quật suốt năm chỉ để có một kỳ nghỉ ngắn ngủi vài tuần ở miền quê, miền núi hoặc miền biển. Đầu hè họ hỏi nhau năm nay tính đi đâu, cuối hè gặp lại nhau họ ríu rít sao, sao, vui không? Chà, rám nắng nhe!

Nhín

30.07.2019

Nhín chịu khó nghe ngóng đại gia nào chiếm đất xây biệt thự vừa mới đi ngang, khu nghỉ mát kia đang gặp rắc rối gì, chia chác với quan chức địa phương ra sao. Nhín thích khoe trong rì-xoọt hoành tráng có những trò chơi gì, đắt tiền bao nhiêu, tuy chưa bao giờ Nhín bước chân vào. Trong câu nói của Nhín thường mang một chút hãnh diện về sự hào nhoáng và sang trọng của các rì-xoọt dọc đường, dù anh chẳng được dự phần trong đó. Nhín cũng sính dùng tiếng “Tây” như các ông bà trí thức rất nửa mùa, anh hay kể về các khu ăn chơi “tóp teng” ở Việt Nam, như thể tiếng Việt không có chữ để diễn nghĩa cái “tóp” và cái “teng” ấy.

Hôm nay có phải

30.07.2019

Hôm nay có phải ngày đó không… Con chim bất chợt sà xuống giường, đậu ngay trên vai chàng. Mình xanh đầu đen mỏ đỏ. Chân nó giẫm cả lên tóc tôi. Tôi khiếp vía tung chăn bật dậy, cài lại khuy áo. Hôm nay có phải ngày đó không… Cái giọng tựa như bé gái lại lảnh lói từ vai chàng. Câm miệng! Chàng quát trong lúc kéo tôi nằm xuống lại. Con ác là phá lên cười ranh mãnh rồi phóng vút ra ngoài cửa sổ

Đại Cáo: Huyền Thoại về Vị Vua Khai Quốc Lê Lợi- Phần 1- Kỳ 1

29.07.2019

Bình Ngô đại cáo, gọi gọn là Đại Cáo, có lẽ là văn bản được quan tâm nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, không chỉ bởi người Việt mà còn bởi học giả ngoại quốc. Quan niệm về Đại Cáo thay đổi theo thời và không gian. Riêng ở Việt Nam, từ lúc văn bản được chuyển sang quốc ngữ, chủ yếu nó được đọc và hiểu dưới tán che của chủ nghĩa dân tộc. Góc nhìn đặc biệt cường điệu mang lại phấn chấn cho cả người giải thích lẫn người được giải thích, tuy nhiên, nhiều yếu tố quan trọng khác của văn bản vô tình bị bỏ qua. Bài viết này nhặt nhạnh những gì chìm lấp để dựng lại giá trị của Đại Cáo đúng như nó đã từng có.

Mười hai tiếng đồng hồ. Những lời tự sự và những góc nhìn (Twelve hours – Narratives and Perspectives)

♦ Chuyển ngữ:
26.07.2019

Cha luôn luôn ở xa, đi ra nước ngoài, bận rộn, và giờ thì cha vẫn cứ như vậy chỉ có là không ở trong căn nhà này thôi. Ly dị cũng không làm cuộc sống mình thay đổi, nhưng nó làm mẹ đổi thay. Mẹ kiếm được việc làm, và mua một cái tủ lạnh có ngăn đá, và giờ lại cặp với tên Alex đỏm dáng gần như xêm xêm lứa tuổi mình. Mình nghĩ Alex thì cũng được đi. Tuy nhiên mẹ có thể kể với mình sớm hơn một tí. Cho mình chuẩn bị chứ.

Ba bài thơ về cái bóng

26.07.2019

Tôi có công việc trời giao
Dắt bóng mình đi chơi
Khi chiều xuống

Một mình ♦ Tội nghiệp những chiếc bóng…

26.07.2019

những con đường không than khóc vì nặng nề
nhưng nặng nề lắm những tâm hồn than khóc trên đường

một chút yên lặng sau giấc ngủ
nhưng giấc ngủ đã yên lặng sau vài mươi năm không ngủ

Đầu hôm

26.07.2019

Ngón xương gầy trên đồng phím trắng
Trồi sụt bên từng ụ đê đen
Cùng nốt trầm không bao giờ giáng
Và nối thăng lơ lửng trêu ngươi

Mỏng manh

♦ Chuyển ngữ:
26.07.2019

Tìm hiểu thêm thì tôi mới biết Sting đã viết về cái chết của Ben Linder, một kỹ sư người Mỹ bị giết bởi nhóm Contras, nhóm kháng chiến ở Nicaragua được bảo trợ bởi chính quyền Hoa Kỳ. Linder, 27 tuổi, đã tình nguyện với Peace Corps…

Giã từ bé xinh dịu ngọt / Adieu jolie Candy

26.07.2019

Chào em nhé cô dịu ngọt
Giờ xin giã từ
Chúng ta
Niềm hạnh phúc trong ngày hè

MADE IN GIẤC MƠ

25.07.2019

Ngày thứ tư cũng như ngày thứ ba. Ở giữa bảy ngày có khoảng chập như vậy. Ở khoảng đó mọi mối quan hệ quân thần, phu phụ được giải quyết đơn giản, xử lý đơn giản chưa từng thấy. Thật chưa bao giờ người ta thật thà thẳng thắn với nhau như bây giờ.

The Grapes of Wrath, 80 năm sau

24.07.2019
clip_image002_thumb.jpg

The Grapes xuất bản tháng Tư 1939, và bị cấm, bị đốt ở nhiều nơi, từ New York đến Illinois đến California, và bị lên án trong quốc hội Oklahoma. Mặt khác, tác giả bị cơ quan FBI điều tra, bị nghi ngờ là cộng sản, và có tin tổ chức Associated Farmers đe doạ hành hung ông. Khi bà Eleanor Roosevelt, phu nhân tổng thống F. D. Roosevelt, đến thăm trại tạm cư của công nhân di trú, bà nói rằng bà “không hề nghĩ The Grapes of Wrath là phóng đại.” Trong khi đó, The Grapes đoạt giải Pulitzer và là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong năm

Du Tử Lê, Mẹ Về Biển Đông

23.07.2019

Sự phối hợp giữa các loại nhịp điệu làm bài thơ dài trở thành một trường ca giàu có, vừa cực tả giây phút hiện tại ở nhà quàn và nghĩa trang, vừa kể chuyện. Một nghệ thuật backstory tinh tế. Do sử dụng thơ giàu văn xuôi, thích ứng với lối kể chuyện…

NHÀ VĂN NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT ANDREW LÂM: “ĐỜI NGƯỜI KHÔNG CHỈ GẮN LIỀN VỚI MỘT QUÊ HƯƠNG”

22.07.2019
51ZRVmLQfGL._SX322_BO1204203200__thumb.jpg

Dù cho phần lớn cuộc đời tôi trải qua ở Mỹ, viết bằng ngôn ngữ thứ ba — bạn thấy không, cuộc đời của một người trong thời đại ngày nay không hề đơn giản. Nơi đâu cũng là nhà, và với tôi, nhà ở muôn nơi. Điều đó có nghĩa là khái niệm bản ngã không ngừng thay đổi, và luôn luôn mở ra để đón nhận những nơi chốn mới. Có lẽ sự trở về luôn luôn là một nỗ lực khó lòng đạt được trong một thế giới đầy phức tạp này.

Ở một khía cạnh nào có, phải chăng chúng ta đều là những kẻ tị nạn quá khứ.

Blemishes/ Trổ Đồi Mồi

20.07.2019

Tưởng đâu đã khô héo, nhưng không, chỉ cần một cú nhấp chuột Thị liền sóng sánh. Triệu triệu người đã và đang mò lên youtube để nghe và ngó Khatia Buniatishvili, có ai trong số này bản lai diện mục truy lùng ra chân tướng của mình như Y Thị? / Y Thị thought she had withered, but a single mouse click and she can undulate. Millions and millions of people visit Youtube to listen to and watch Khatia Buniatishvili, but how many of them have found their real “self”?

đi tìm vài góc khuất trong văn chương trần thị ngh- phần 2: NGƯỜI TA KHÔNG SINH RA NHƯ LÀ, MÀ TRỞ NÊN, ĐÀN BÀ–HỘI CHỨNG NHÂN SINH & ÁC TÍNH

19.07.2019

Như đã nói ngay từ đầu, đọc NgH là đọc văn hơn là đọc truyện hay đọc chuyện. Người không thích, đọc, chỉ thấy NgH viết nhăng viết cuội. Người thích, mới đọc, không rõ mình thích cái gì. Đọc rồi, thấm, bỗng tìm thấy ở cái văn phong này một hiệu ứng rất lạ: tất cả mọi thứ quan hệ tình cảm nhân sinh (tình yêu, tình bạn, tình gia đình, tình thầy trò…), quan hệ xã hội (tôn giáo, chính trị, văn nghệ, nghề nghiệp…), và cuối cùng, quan hệ với chính bản thân mình, từ lâu nay vốn mang một khuôn mặt êm ái, trơn tru, thân thiện, tình cảm bây giờ bỗng trở nên lỏi chỏi, rạn nứt, trục trặc và có lúc mang vẻ giả trá, ngụy tạo một cách lạ lùng. Nhất là vì, không có tác giả nào mà cái “tôi” được phơi bày một cách rạch ròi, chi li và tiêu cực trong văn chương đến vậy bằng NgH. Tất cả các nhân vật “tôi” dường như đều tự khỏa thân, bóc mẻ và cào xước chính mình.

Mùa Hè 1942

19.07.2019
Summer_of_42_POSTER_thumb.jpg

Cũng vào mùa hè, nhưng không phải 1942 mà là 1973. Cũng thành phố biển, nhưng không phải Nantucket mà là Nha Trang. Thằng con trai là tôi cũng vào 14 tuổi, cũng rậm rực ái tình. Những buổi trưa trốn học, chui vào rạp ciné…

Đi tìm vài góc khuất trong văn chương Trần Thị NgH – Phần 1: Gỏi Chữ- Lăng Ba Vi Bộ

18.07.2019

Vài truyện sáng tác trong thời gian đầu (mà NgH gọi là thời kỳ quá độ, thí mạng cùi), còn tập trung hay xoay quanh một chủ điểm nào đó, nhưng càng về sau, trong các thời kỳ “biên độ”, “ế độ” và “cá độ”,[6] theo cách xếp đặt của NgH, truyện càng đa-tuyến, đa-đề-tài, tỏa ra, lan rộng. Nhiều đề tài pha trộn vào nhau. Chọn một đề tài nào đó đôi khi chỉ là cái cớ chỉ để nói về những đề tài khác. Kể một chuyện nhưng là cái cớ để kéo ra những chuyện khác. Có thể nói, đề tài không chi phối, mà lắm khi lại là hậu quả của (những) câu chuyện.

Trích [ĐÃ LÀ MỘT PHIỀN TOÁI] / Excerpts from [JUST A NUISANCE]

18.07.2019

Tôi biết trái tim chằng chịt vết thương
trái tim chưa bao giờ lành lặn
chẳng cầu được khâu vá
Khẩn nài vài nhát cắt sâu

Chiều ở Alfarnate

18.07.2019
VL-ChieuAlfarnate_thumb.jpg

Chiều xuống dần bên này đường, hắn đứng bên kia chân bồn chồn trên dưới lề, nhìn những khách bước ra khỏi quán rượu, tự hỏi mình có nên bắt đầu chuyến đi nghỉ hè cuối tuần, đã toan tính mấy tháng nay.

di sản chiếc xương cá nằm ngang

18.07.2019

tôi đọc kinh Bát Nhã, xem Playboy, nghe Rolling Stones
tôi tắm suối Pleidolim, ngủ đò sông Hương
tôi xếp hàng chơi đĩ cao nguyên trước khi hành quân ra trận

MÃN DỤC

17.07.2019
clip_image002_thumb.jpg

LTS: Truyện kinh dị, giết người, án mạng? Nhân vật chính là kẻ sát nhân máu lạnh? Kẻ tâm thần, bệnh hoạn? Kẻ giết người là ai? –”Tôi chứ ai! Một người đàn bà vẫn còn yêu đắm đuối bản thân, vừa chi 200 euros cho 3 cái áo hiệu Laklook”? Người “có khuynh hướng xử tử mọi vấn đề bằng cách làm cho nó chết đi hoặc biến mất”? – Đúng, mà không đúng!

“Mãn Dục” là một truyện ngắn pha trộn tài tình giữa hư cấu và siêu hư cấu, thậm chí xoá nhoà ranh giới giữa hai thủ pháp, bằng cách thắt nút rồi rút băng nút thắt, gọn bâng. Đọc “Mãn Dục” – một cú đột phá mới của Trần Thị NgH. -để thâm nhập bộ não quái quỷ của nhà văn, kẻ giật dây điều khiển, hoặc tưởng là như thế…

Đọc "Lạc đạn" của Trần Thị NgH

17.07.2019
clip_image001_thumb.jpg

“Người ta có thể rung động thật trong kinh nghiệm giả và rung động giả trong kinh nghiệm thật. Như thế này: đời sống khi nhân đôi lên hay chia đôi ra đều có thể biến thành tiểu thuyết và ngược lại.”(5) Văn phong của truyện rất chân thực, mang tính trào lộng châm biếm, dắt người đọc dần dà đi theo câu chuyện một cách chậm rãi, đều đặn tựa như lật đọc từng trang của một cuốn nhật ký còn dang dở.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)