Swing/Đánh Đu, 1982
Sơn dầu trên bố, 200 x 130cm
Eugeniusz Mucha người Ba Lan, tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Krakow.
Da Màu chọn tác phẩm này để tưởng niệm những trẻ em đã chết trong cuộc chiến ở Gaza.
Trong tuần:
”Nỗi Huế”- tuỳ bút/ ký 6 kỳ của Trần Doãn Nho
”Cầu Thang Tối”- truyện ngắn của Võ Đào Phương Trâm
”Khách”- trích đoạn cuối Chương 1 tiểu thuyết Một Mình của Khuyết Thư
Người Việt Nam, dù quê ở đâu, có lẽ ai cũng mang một chút Hà Nội, một chút Huế, một chút Sài Gòn ở trong lòng. Tổ tiên ta, trên con đường di dân tìm đất sống, mấy ai không phải đi ngang Huế, dừng lại ở Huế, làm người Huế trước khi vượt con đèo Hải Vân hiểm trở để xuôi Nam
Mười giờ tối, dãy lầu im ắng đến nỗi tiếng kim đồng hồ nhích chuyển vẫn nghe rõ mồn một, mấy hôm có người chòm xóm cũng vui, ai ngờ họ chẳng ở lâu rồi cũng đi nơi khác, giờ thì tôi lại một mình với dãy lầu đơn độc. Đang tập trung đọc sách thì tôi giật mình khi tiếng gõ cửa lại vang lên, một âm thanh lộc cộc, tôi ngạc nhiên với những câu hỏi lạ lẫm trong đầu “Ai gõ cửa giờ này? cô gái đã dọn đi rồi, chẳng lẽ là bà chủ?”
Thành Nội, nơi mười ba triều vua ngự trị, bị những biến động thời cuộc dập vùi, trở thành vô chủ. Cư dân tứ xứ lần lượt chuyển vào, xây nhà dựng cửa, biến khu đầu não của cả nước trong gần một thế kỷ rưởi trở thành một nơi dân dã xô bồ. Lúc tôi lớn lên, vua chúa, quan lại với ngựa xe rộn ràng một thời đã hoàn toàn cổ tích.
Tháng 11 vừa qua, Ủy Ban California đã tổ chức diễn đàn công cộng lần thứ ba với chủ đề Thù Ghét và Nạn Bắt Nạt Thanh Thiếu Niên California Đã Phải Trải Qua. Chương trình …
Sự tôn sùng chữ quốc ngữ nằm trong mặc cảm tự ti của người bị trị, dẫn đến tinh thần vọng ngoại cao độ, còn tồn tại đến ngày nay: Hiếm thấy sách, báo nào trích dẫn một câu văn, một lời nói, có ý nghĩa của người Việt, mà toàn trích dịch lời các tác giả Âu, Mỹ, như thể nước ta không có nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng nào cả.
Tôi chia tay anh dân quân, chúc anh may mắn. Tôi không biết mình sẽ đi đâu, nhưng tôi phải ra khỏi vùng núi rừng này. Nó kinh khiếp quá đỗi. Con suối trước kia xinh đẹp thơ mộng dường nào, bây giờ là suối máu. Tôi băng rừng, cứ nhắm bừa phía trước mà đi, vừa đi vừa gọi tên Xụ Phụn Phèn. Ôi, cô gái H’Mông xinh đẹp! Tình yêu của cô cho tôi, nó hoang dại như núi rừng này, nhưng nó say đắm và tinh tuyền như tình yêu của loài muông thú.
Con Kiều Phương, ngày mai nghỉ việc, tìm nơi khác mà làm, làm ở chỗ này, khi nào mới khá lên được. Đấy! Ấn phẩm xuất bản ra dân chúng họ chê đầy tai kia kìa, ba cái văn chương vớ vẩn, nhạt thếch ấy thì ai mà đọc, bao nhiêu vốn liếng đổ vào đấy. Quảng bá đến tận trên mây mà đọc vào thì chả ra ngô ra khoai gì, họ bảo cái Trung tâm này là Trung tâm lá cải, có mà xấu hổ cả đám hay không?
Kennedy chẳng có thù oán gì với Diệm, công nhận Diệm có thành tích tốt, vẫn vững vàng sau mười năm chống Pháp, chống Cộng. “Dù sao, có thể đến lúc chúng ta phải có giải pháp về Diệm, và tôi nghĩ điều đó sẽ là giai đoạn cực kỳ quan trọng”. Kennedy đã nói với Lodge như vậy …. “Phải có giải pháp về Diệm” là thế nào? Kennedy không nói rõ, và đã trao cho Lodge toàn quyền xem xét và quyết định.
“Giờ tui lấy tấm gương anh mà rút ra bài học kinh nghiệm, khỏi cần và cũng không dám phấn đấu thêm làm chi cho tốn tiền, khổ thân. He he, anh đi thanh thản nhé nhé…” Đồ đểu, miệng nó khấn vậy, mà mặt nó ra vẻ thê lương, làm ai trong đám tang cũng khen nó thương thủ trưởng. Ông tức điên người, dang tay muốn tát cho nó một cái đích đáng, nhưng cái tát rớt vào khoảng không, trong khoảnh khắc đó, ông buồn rầu nhận ra mình đã thành ma mất rồi.
Khi Dương Nghiễm Mậu viết [về quyết định ở lại của ông], tôi đoán chắc ông không ngờ Cộng sản sẽ chiếm được hoàn toàn Miền Nam và, bởi thế, tưởng lầm Sàigòn vẫn sẽ là chỗ trú ẩn cuối cùng cho người dân vô tội chỉ mong được sống trong Tự Do, như ông. Tôi có cơ hội liên lạc với ông sau này, nhưng đã không bao giờ hỏi: “Có bao giờ ân hận với quyết định ấy?”
“Có nhiều dấu hiệu là hỏa tiễn loạn quân,” người đàn ông nói. Hình ảnh một khung trời biếc xanh hiện ra trong óc tôi. Một cái hỏa tiễn vùn vụt lao tới, vệt khói trắng vạch dài trên bầu trời biếc xanh. Hành khách biến mất trong chớp mắt. Những mảnh vụn lấp lánh bầu trời. Ngọn pháo bông tung toé những bông hoa máu. Chiếc giầy đây còn bàn chân đâu rồi?
Sức khoẻ tinh thần và tâm lý là lý do chính nhập viện của các thanh thiếu niên dưới 18 tuổi tại California.
Tiểu Bang California nhìn nhận mức độ và sự cấp bách của vấn …
Da Màu kính mời quý độc giả tham gia buổi thảo luận “live” với chủ đề: Sự Kỳ Thị; Khi Thành Kiến Biến Thành Hành Vi Bạo Động” do nhà văn Hoàng Chính điều hợp chương trình, với sự tham gia của giáo sư Võ Hương Quỳnh, nhà văn Đặng Thơ Thơ và nhà văn Trần Doãn Nho vào ngày 26 tháng 11, 2023.
Nếu căn cứ trên hơn mươi vấn đề thượng dẫn cùng nhận xét, phát biểu hay phản bác của nhà văn Mai Thảo, nhà văn Nhật Tiến, nhà văn Võ Phiến, kịch tác gia Hà Thúc Như Hỷ và tài liệu dẫn chứng, vị trí và ảnh hưởng của Nhã Ca tại Văn Học Miền Nam 1959-1975 chắc chắn sẽ không giống như chân dung mà Olga Dror đã vẽ ra …
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo …
Đó là những buổi chiều hiếm hoi gã bác sĩ bộ đội có chút thời gian rảnh rỗi sau những ca trực đêm tại bệnh xá, lấy xe đạp đèo cô ra đây ngắm hoàng hôn. Hai người ngồi bên nhau thủ thỉ, nhưng thật ra gã nói nhiều chứ cô lâu lâu mới ậm ừ đáp trả một câu hỏi nào đó của gã. Hơn một lần gã hỏi cô, “Anh phải làm gì cho em để em thoát ra khỏi nỗi buồn kéo dài như thiên thu này?”
Tôi sẽ đề cập tới những chi tiết “không phản ảnh đúng đắn hay đầy đủ một phần văn sử của Văn học Miền Nam và lịch sử của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ” mà tiến sĩ Olga Dror đã trình bày trong Bài Giới Thiệu cho quyển Mourning Headband for Hue, mà bà đã dịch từ tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca.
Từ 2011 – 2023 là 12 năm, anh [Nguyên Minh] đã ra được 100 số báo. Như vậy tính trung bình hơn một tháng thì có một số Quán Văn chào đời, với tiêu chí Sáng tác – Tư liệu – Nghiên cứu văn học, góp mặt người viết từ khắp mọi nơi trên thế giới … không chỉ giới thiệu những tác giả sinh sống trong nước mà còn với người đang ở “biển ngoài.”
[Đối với] Tổng thống Diệm, sự tham dự của quân chiến đấu Mỹ sẽ đưa tới chuyện quân đội Việt Nam phó thác trách nhiệm trên vai người Mỹ được coi là mạnh và trang bị đầy đủ hơn nhiều. Diệm chống điều này, “Nếu chúng tôi không thể thắng cuộc tranh đấu này bởi chính chúng tôi, với nhân lực của chúng tôi nhưng với sự hỗ trợ quý báu của các bạn [chỉ] về vật liệu và cố vấn, nó sẽ không còn là một chiến thắng có thể đạt được.”
THÀNH PHỐ
Tranh Nguyễn Đình Thuần
10.
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ …
Bản vẽ Duy Thanh [1931-2019].
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ. Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi …
Ly Khúc
Khi em lìa cõi đời này
Xin đừng hát khúc bi ai não nùng
Trên đầu xin chớ trồng hồng
Cũng đừng để bóng cây tùng lao xao
Mặc cho sương gội mưa rào
Cỏ xanh ướt lệ tiêu …
Tình Sầu
Đàn chim sẻ líu lo trên mái,
Ánh trăng rằm sáng với trời sao,
Và thanh âm cây lá rì rào,
Che giấu đi lời tình sầu tê tái.
Và em đến làn môi tang đỏ dại,
Và với …
Nhạc, Hương
Khi lời ca ngọt ngào dần tắt
Dư âm còn ngây ngất hồn ai
Hoa tím thơm đã tàn phai
Hương thừa phảng phất làm ai bàng hoàng
Đoá hồng dù đã tàn hương sắc
Gửi người yêu lá …
Búa lại gõ vào đầu. Những tiếng tách vỡ ra ở phần vỏ não. Những cây kim đã hết gây cảm giác đau như lúc mới châm vào da đầu. Tôi nghe như có máu ứa ở mỗi cọng thun. Tiếng tách thì gãy khô như vỏ của những hạt dẻ…
Trong số năm người ngồi quanh chiếc bàn trong nhà hàng Ninh Hòa, tôi là dân tỉnh lẻ North Dakota, ăn nói kém cỏi và ít có quan hệ với sinh hoạt văn nghệ và …
Trong 60 năm qua, hầu hết các tác giả người Việt đều nói rằng, nguyên nhân chính của cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 là Tổng thống Kennedy muốn đưa quân Mỹ tới chiến đấu ở VN, trong khi ông Diệm chống lại, nên Mỹ phải lật ông Diệm để thực hiện đường lối của mình. Trong khi ấy, các tài liệu chính thức của Mỹ cho biết, sau Thế Chiến thứ Hai, các Tổng Thống Mỹ không ai chủ trương đem quân Mỹ tới chiến đấu ở Đông Dương.
“Tôi muốn đến ở dưới khách sạn. Cho tiện.” Sau câu nói bất chợt của tôi, Vị tỏ vẻ bối rối vì, có lẽ chàng không ngờ tôi lại đề nghị một điều như vậy. Còn Viên, cô kín đáo nhìn tôi rồi e dè lên tiếng, “Như vậy có tiện không?”
Bình Luận mới