Matthew Wong, “See You On the Other Side,” 2019
Courtesy of the Matthew Wong Foundation and Karma, New York
Matthew Wong sinh ra ở Toronto, Canada trong một gia đình người Hoa gốc Hồng-kông. Anh bắt đầu vẽ năm 2013, lúc anh đã 29 tuổi, bằng cách tự học những bức tranh nổi tiếng qua internet và điện thoại di động. Do có kinh nghiệm từ nhiếp ảnh, chỉ trong sáu năm anh đã hấp thụ nhanh chóng căn bản hội họa với những bức tranh phong cảnh và tĩnh vật sống động, thu hút giới phê bình và khán giả nghệ thuật hoàn cầu, tạo liên tưởng đến Jean-Baptiste-Siméon Chardin, Milton Avery, Vincent van Gogh và các họa sĩ nổi tiếng khác. Tuy Matthew Wong chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những họa sĩ tiền bối, anh biết hòa hợp những phong thái, cách diễn tả, để tạo cảnh tượng phong phú, gợi cảm nhưng cũng rất tự nhiên và đặc thù. Các tác phẩm của anh–ngay những bức rực rỡ nhất–thường nhuốm một không gian u hoài.
Matthew Wong qua đời ngày 2 tháng 10 năm 2019 lúc mới 35 tuổi. Anh đã tự tử vì bị bệnh trầm cảm từ nhỏ, thêm bệnh tự kỷ và hội chứng Tourette đã luôn làm anh cảm thấy bị cô lập. Bức “See You on the Other Side” (Hẹn Gặp Nhau ở Bên Kia) được vẽ cùng năm anh mất.
Viện bảo tàng nghê thuật Boston (Museum of Fine Arts –MFA Boston), hiện tổ chức chương trình triển lãm tranh Matthew Wong: The Realm of Appearances (Matthew Wong: Thế giới của những Ngoại hình), 1 tháng 7, 2023 – 14 tháng 2, 2024.
Lịch trình trong tuần:
“Khách”- trích đoạn cuối Chương 1 (từ tiểu thuyết Một Mình) của Khuyết Thư
“Nàng Tan Trong Vũ Điệu Quay Cuồng”- truyện ngắn Andrew Lam/Võ Hương Quỳnh chuyển ngữ
“Nỗi Huế” – tuỳ bút/ký từng kỳ của Trần Doãn Nho
“Ngọn Đồi Thịt Bằm và Anh”- tuỳ bút của Trần Mộng Tú
“Con Đường”- ký của Đặng Mai Lan tưởng niệm Nguyễn Đình Toàn
“Chương 1: Bối cảnh Đàng Trong” (từ Truyền Giáo và Quốc Ngữ) – biên khảo/nghiên cứu của Thụy Khuê
“Ông Đại sứ và ông Tổng thống: Nhìn lại cuộc đảo chánh 1-11-1963 tại Sàigòn 60 năm trước (kỳ chót)” – nghiên cứu/bình luận của Đinh Từ Thức
Đại sứ Lodge nói, “Tôi đã nêu ra câu hỏi mà Tổng Thống Kennedy muốn tôi nêu ra, là cho Ông Nhu ra khỏi nước và chọn những người khác để làm cho chính quyền khá hơn và mạnh mẽ hơn. Nhưng ông [Diệm] đã tuyệt đối từ chối thảo luận về bất cứ điều gì tôi đã được chỉ thị nêu ra. Và nói một cách thành thật, nó đã khiến tôi bị choáng váng một chút.”
Khi Alexandre de Rhodes tố cáo Trấn thủ Quảng Nam (lúc đó là Thế tử Nguyễn Phước Tần) vào năm 1644 càn quét đạo Chúa, bắt và xử tử André Phú Yên …; [rồi] ba ngay sau đó, thành Quảng Nam bị [Thượng đế] trừng phạt, thiêu rụi, thì câu chuyện trở nên nghiêm trọng, bắt buộc tôi phải điều tra đến tận nguồn, dùng kính hiển vi để xét ngôn ngữ của người thầy tu này, xem đâu là sự thật.
Nàng nhớ lại cách mặt trời đã thiêu đốt cơ thể nàng và từng cơn gió đang cuồn cuộn thổi; bên khoé mắt nàng là màu xanh thăm thẳm mênh mông của biển. Sau đó, nàng cảm thấy cha mình đang đỡ nàng ngồi dậy, rồi nàng nếm được hương vị của chất lỏng ấm ẩm, và thế giới bắt đầu hoà tan vào cơ thể nàng qua những ngụm sữa nhỏ đó.
Khung ảnh xoay ngược vào tường, giống hệt như trước ngày đưa xác ông nội vào lò thiêu, ba úp ngược bức chân dung Ngô Đình Diệm lên ngực ông nội, bởi không thể thỏa thuận được với quản lý nhà xác nên đành gấp bộ đồ lính của ông vào cái túi vải rồi nhét ở ngách quan tài cùng những tư trang nhỏ, số đồ đạc còn lại sẽ được đốt sau 49 ngày tang.
Cho Steve và Lisa Tice
Tôi xin kể lại câu chuyện của một người lính Mỹ trẻ sống sót trở về nhà từ chiến tranh Việt Nam. Anh trở về với hình hài không còn …
Cộng sản vào, miền Nam lộn ngược. Huế đánh mất mình.
Một trong những đặc tính cộng sản: kiêu ngạo. Đôi khi là thứ kiêu ngạo mang tính cách thần thoại trong các truyện tiên, thánh …
Cố thi sĩ Du Tử Lê cho rằng Nguyễn Đình Toàn là “người tình không chân dung” của rất nhiều nữ thính giả. Điều này không sai. Bao nhiêu người nữ như tôi đã hạnh phúc với những đêm khuya, nghe tiếng nói ấm áp và thổn thức cùng ông…
Tôi mong, tôi ước ao tìm cho ra cái sướt mướt của Nguyễn Đình Toàn, nỗi nhung nhớ về những đêm mưa Hà Nội, dù là đêm mưa nho nhỏ, mưa bão bùng, hay mưa dầm suốt hết cả đêm thâu…
Mùa xuân 1968, Huế đã từ dương bản sang âm bản, từ “diễm xưa” đến “bài ca trên những xác người”: thảm sát Mậu Thân.
Sáng mồng 2 Tết,[1] sau một đêm kinh hoàng vì …
Người Việt Nam, dù quê ở đâu, có lẽ ai cũng mang một chút Hà Nội, một chút Huế, một chút Sài Gòn ở trong lòng. Tổ tiên ta, trên con đường di dân tìm đất sống, mấy ai không phải đi ngang Huế, dừng lại ở Huế, làm người Huế trước khi vượt con đèo Hải Vân hiểm trở để xuôi Nam
Mười giờ tối, dãy lầu im ắng đến nỗi tiếng kim đồng hồ nhích chuyển vẫn nghe rõ mồn một, mấy hôm có người chòm xóm cũng vui, ai ngờ họ chẳng ở lâu rồi cũng đi nơi khác, giờ thì tôi lại một mình với dãy lầu đơn độc. Đang tập trung đọc sách thì tôi giật mình khi tiếng gõ cửa lại vang lên, một âm thanh lộc cộc, tôi ngạc nhiên với những câu hỏi lạ lẫm trong đầu “Ai gõ cửa giờ này? cô gái đã dọn đi rồi, chẳng lẽ là bà chủ?”
Thành Nội, nơi mười ba triều vua ngự trị, bị những biến động thời cuộc dập vùi, trở thành vô chủ. Cư dân tứ xứ lần lượt chuyển vào, xây nhà dựng cửa, biến khu đầu não của cả nước trong gần một thế kỷ rưởi trở thành một nơi dân dã xô bồ. Lúc tôi lớn lên, vua chúa, quan lại với ngựa xe rộn ràng một thời đã hoàn toàn cổ tích.
Tháng 11 vừa qua, Ủy Ban California đã tổ chức diễn đàn công cộng lần thứ ba với chủ đề Thù Ghét và Nạn Bắt Nạt Thanh Thiếu Niên California Đã Phải Trải Qua. Chương trình …
Sự tôn sùng chữ quốc ngữ nằm trong mặc cảm tự ti của người bị trị, dẫn đến tinh thần vọng ngoại cao độ, còn tồn tại đến ngày nay: Hiếm thấy sách, báo nào trích dẫn một câu văn, một lời nói, có ý nghĩa của người Việt, mà toàn trích dịch lời các tác giả Âu, Mỹ, như thể nước ta không có nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng nào cả.
Tôi chia tay anh dân quân, chúc anh may mắn. Tôi không biết mình sẽ đi đâu, nhưng tôi phải ra khỏi vùng núi rừng này. Nó kinh khiếp quá đỗi. Con suối trước kia xinh đẹp thơ mộng dường nào, bây giờ là suối máu. Tôi băng rừng, cứ nhắm bừa phía trước mà đi, vừa đi vừa gọi tên Xụ Phụn Phèn. Ôi, cô gái H’Mông xinh đẹp! Tình yêu của cô cho tôi, nó hoang dại như núi rừng này, nhưng nó say đắm và tinh tuyền như tình yêu của loài muông thú.
Con Kiều Phương, ngày mai nghỉ việc, tìm nơi khác mà làm, làm ở chỗ này, khi nào mới khá lên được. Đấy! Ấn phẩm xuất bản ra dân chúng họ chê đầy tai kia kìa, ba cái văn chương vớ vẩn, nhạt thếch ấy thì ai mà đọc, bao nhiêu vốn liếng đổ vào đấy. Quảng bá đến tận trên mây mà đọc vào thì chả ra ngô ra khoai gì, họ bảo cái Trung tâm này là Trung tâm lá cải, có mà xấu hổ cả đám hay không?
Kennedy chẳng có thù oán gì với Diệm, công nhận Diệm có thành tích tốt, vẫn vững vàng sau mười năm chống Pháp, chống Cộng. “Dù sao, có thể đến lúc chúng ta phải có giải pháp về Diệm, và tôi nghĩ điều đó sẽ là giai đoạn cực kỳ quan trọng”. Kennedy đã nói với Lodge như vậy …. “Phải có giải pháp về Diệm” là thế nào? Kennedy không nói rõ, và đã trao cho Lodge toàn quyền xem xét và quyết định.
“Giờ tui lấy tấm gương anh mà rút ra bài học kinh nghiệm, khỏi cần và cũng không dám phấn đấu thêm làm chi cho tốn tiền, khổ thân. He he, anh đi thanh thản nhé nhé…” Đồ đểu, miệng nó khấn vậy, mà mặt nó ra vẻ thê lương, làm ai trong đám tang cũng khen nó thương thủ trưởng. Ông tức điên người, dang tay muốn tát cho nó một cái đích đáng, nhưng cái tát rớt vào khoảng không, trong khoảnh khắc đó, ông buồn rầu nhận ra mình đã thành ma mất rồi.
Khi Dương Nghiễm Mậu viết [về quyết định ở lại của ông], tôi đoán chắc ông không ngờ Cộng sản sẽ chiếm được hoàn toàn Miền Nam và, bởi thế, tưởng lầm Sàigòn vẫn sẽ là chỗ trú ẩn cuối cùng cho người dân vô tội chỉ mong được sống trong Tự Do, như ông. Tôi có cơ hội liên lạc với ông sau này, nhưng đã không bao giờ hỏi: “Có bao giờ ân hận với quyết định ấy?”
“Có nhiều dấu hiệu là hỏa tiễn loạn quân,” người đàn ông nói. Hình ảnh một khung trời biếc xanh hiện ra trong óc tôi. Một cái hỏa tiễn vùn vụt lao tới, vệt khói trắng vạch dài trên bầu trời biếc xanh. Hành khách biến mất trong chớp mắt. Những mảnh vụn lấp lánh bầu trời. Ngọn pháo bông tung toé những bông hoa máu. Chiếc giầy đây còn bàn chân đâu rồi?
Sức khoẻ tinh thần và tâm lý là lý do chính nhập viện của các thanh thiếu niên dưới 18 tuổi tại California.
Tiểu Bang California nhìn nhận mức độ và sự cấp bách của vấn …
Da Màu kính mời quý độc giả tham gia buổi thảo luận “live” với chủ đề: Sự Kỳ Thị; Khi Thành Kiến Biến Thành Hành Vi Bạo Động” do nhà văn Hoàng Chính điều hợp chương trình, với sự tham gia của giáo sư Võ Hương Quỳnh, nhà văn Đặng Thơ Thơ và nhà văn Trần Doãn Nho vào ngày 26 tháng 11, 2023.
Nếu căn cứ trên hơn mươi vấn đề thượng dẫn cùng nhận xét, phát biểu hay phản bác của nhà văn Mai Thảo, nhà văn Nhật Tiến, nhà văn Võ Phiến, kịch tác gia Hà Thúc Như Hỷ và tài liệu dẫn chứng, vị trí và ảnh hưởng của Nhã Ca tại Văn Học Miền Nam 1959-1975 chắc chắn sẽ không giống như chân dung mà Olga Dror đã vẽ ra …
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo …
Đó là những buổi chiều hiếm hoi gã bác sĩ bộ đội có chút thời gian rảnh rỗi sau những ca trực đêm tại bệnh xá, lấy xe đạp đèo cô ra đây ngắm hoàng hôn. Hai người ngồi bên nhau thủ thỉ, nhưng thật ra gã nói nhiều chứ cô lâu lâu mới ậm ừ đáp trả một câu hỏi nào đó của gã. Hơn một lần gã hỏi cô, “Anh phải làm gì cho em để em thoát ra khỏi nỗi buồn kéo dài như thiên thu này?”
Tôi sẽ đề cập tới những chi tiết “không phản ảnh đúng đắn hay đầy đủ một phần văn sử của Văn học Miền Nam và lịch sử của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ” mà tiến sĩ Olga Dror đã trình bày trong Bài Giới Thiệu cho quyển Mourning Headband for Hue, mà bà đã dịch từ tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca.
Từ 2011 – 2023 là 12 năm, anh [Nguyên Minh] đã ra được 100 số báo. Như vậy tính trung bình hơn một tháng thì có một số Quán Văn chào đời, với tiêu chí Sáng tác – Tư liệu – Nghiên cứu văn học, góp mặt người viết từ khắp mọi nơi trên thế giới … không chỉ giới thiệu những tác giả sinh sống trong nước mà còn với người đang ở “biển ngoài.”
[Đối với] Tổng thống Diệm, sự tham dự của quân chiến đấu Mỹ sẽ đưa tới chuyện quân đội Việt Nam phó thác trách nhiệm trên vai người Mỹ được coi là mạnh và trang bị đầy đủ hơn nhiều. Diệm chống điều này, “Nếu chúng tôi không thể thắng cuộc tranh đấu này bởi chính chúng tôi, với nhân lực của chúng tôi nhưng với sự hỗ trợ quý báu của các bạn [chỉ] về vật liệu và cố vấn, nó sẽ không còn là một chiến thắng có thể đạt được.”
Bình Luận mới