Trang chính » Tác giả

Bài đã đăng của Đinh Từ Thức

Đinh Từ Thức là nhà báo và bình luận gia, đã cộng tác với talawas, Việt Báo và Thế Giới Ngày Nay. Trước 1975 làm việc cho tờ Hòa Bình và Chính Luận ở Sàigòn dưới bút hiệu Đốc Đá và Sức Mấy.

ông đại sứ và ông tổng thống: nhìn lại cuộc đảo chánh 1-11-1963 tại sàigòn 60 năm trước (kỳ chót)

8.12.2023
image_thumb.png

Đại sứ Lodge nói, “Tôi đã nêu ra câu hỏi mà Tổng Thống Kennedy muốn tôi nêu ra, là cho Ông Nhu ra khỏi nước và chọn những người khác để làm cho chính quyền khá hơn và mạnh mẽ hơn. Nhưng ông [Diệm] đã tuyệt đối từ chối thảo luận về bất cứ điều gì tôi đã được chỉ thị nêu ra. Và nói một cách thành thật, nó đã khiến tôi bị choáng váng một chút.”

ông đại sứ và ông tổng thống: nhìn lại cuộc đảo chánh 1-11-1963 tại sàigòn 60 năm trước (kỳ 3)

17.11.2023
image_thumb.png

Kennedy chẳng có thù oán gì với Diệm, công nhận Diệm có thành tích tốt, vẫn vững vàng sau mười năm chống Pháp, chống Cộng. “Dù sao, có thể đến lúc chúng ta phải có giải pháp về Diệm, và tôi nghĩ điều đó sẽ là giai đoạn cực kỳ quan trọng”. Kennedy đã nói với Lodge như vậy …. “Phải có giải pháp về Diệm” là thế nào? Kennedy không nói rõ, và đã trao cho Lodge toàn quyền xem xét và quyết định.

ông đại sứ và ông tổng thống: nhìn lại cuộc đảo chánh 1-11-1963 tại sàigòn 60 năm trước (kỳ 2)

7.11.2023
clip_image002_thumb.jpg

[Đối với] Tổng thống Diệm, sự tham dự của quân chiến đấu Mỹ sẽ đưa tới chuyện quân đội Việt Nam phó thác trách nhiệm trên vai người Mỹ được coi là mạnh và trang bị đầy đủ hơn nhiều. Diệm chống điều này, “Nếu chúng tôi không thể thắng cuộc tranh đấu này bởi chính chúng tôi, với nhân lực của chúng tôi nhưng với sự hỗ trợ quý báu của các bạn [chỉ] về vật liệu và cố vấn, nó sẽ không còn là một chiến thắng có thể đạt được.”

Ông Đại Sứ và Ông Tổng Thống: Nhìn lại cuộc đảo chánh 1-11-1963 tại Sàigòn 60 năm trước (kỳ 1)

1.11.2023
image_thumb.png

Trong 60 năm qua, hầu hết các tác giả người Việt đều nói rằng, nguyên nhân chính của cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 là Tổng thống Kennedy muốn đưa quân Mỹ tới chiến đấu ở VN, trong khi ông Diệm chống lại, nên Mỹ phải lật ông Diệm để thực hiện đường lối của mình. Trong khi ấy, các tài liệu chính thức của Mỹ cho biết, sau Thế Chiến thứ Hai, các Tổng Thống Mỹ không ai chủ trương đem quân Mỹ tới chiến đấu ở Đông Dương.

Tiếng đàn và tiếng đạn

6.04.2022
clip_image002_thumb.jpg

Trong tiếng Việt, chỉ cần đổi một dấu huyền thành dấu nặng, tiếng đàn tượng trưng cho hòa bình bỗng thành tiếng đạn biểu tượng của chiến tranh. Tâm tính và việc làm của con người cũng chỉ cần thay đổi một chút, người ta sẽ có hoà bình hay chiến tranh, hoặc ngược lại.

Hitler không hạ được Boris. Bây giờ Putin đã giết ông

28.03.2022
image_thumb.png

Romantschenko thọ 96 tuổi. Tại trại tập trung, ông đã cùng với các đồng bạn người Nga chống lại chống lại Đội phòng vệ (SS) Đức. Kể từ khi được tự do vào năm 1945, Romantschenko đã tham gia vào việc bảo tồn hòa bình và ký ức về sự tàn bạo của Đức quốc xã. Bây giờ, con người quả cảm này, nói ngôn ngữ chính là tiếng Nga, đã trở thành nạn nhân trong cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine – một thảm cảnh đáng xấu hổ.

Tin tặc đánh giặc cứu Ukraine

18.03.2022
clip_image002_thumb.png

Tính tức thì của mạng truyền thông xã hội – và sự phấn khích được thấy ngay kết quả — đã trở thành thứ dễ làm say mê. Enrique nhận xét, “Tất cả đều diễn ra trực tiếp. Tất cả đều được phát trực tuyến đến mọi người. Tất cả đều ở trên mạng và có khả năng gây hậu quả tai hại.”

Món Quà Giáng Sinh 2021

24.12.2021
image_thumb.png

Hy vọng Món Quà Giáng Sinh 2021 giúp mọi người tỉnh ngộ. Đã đến lúc, mỗi người dân, qua lá phiếu của mình, bầy tỏ cho giới lãnh đạo biết nguyện vọng của mình, là bằng mọi cách, phải sớm chấm dứt nạn dịch súng đạn, và bảo đảm an ninh tại học đường, cũng như tại nhà riêng của người dân.

Giáo Hoàng làm chuyện “tiếu lâm”?

25.11.2020
PTT Joe Biden & Pope Francis

Ông Biden sẽ trở thành Tổng Thống Mỹ thứ 46, và là người thứ nhì theo Công Giáo, sau Tổng thống thứ 35 là John Kennedy. Theo thống kê, chỉ có 49% giáo dân Công Giáo bỏ phiếu cho ông Biden, trong khi 50% Công Giáo bỏ phiếu cho ông Trump. Tại sao tín hữu Công Giáo tín nhiệm ông Trump hơn ông Biden? Người viết không có câu trả lời, [nhưng qua những sự việc ghi lại], hy vọng bạn đọc sẽ tìm được câu trả lời.

Tối Cao Pháp Viện và bầu cử 2020

15.11.2020
trump-turkey-.jpg

Các thẩm phán [được Trump đề cử] có thể theo khuynh hướng bảo thủ, có thể thân Cộng Hòa, nhưng chắc chắn họ không phải là những người máy để Trump sai khiến. Cử tri tại nhiều tiểu bang bầu cho Trump bốn năm trước, nay đã bầu cho Biden …. Chẳng lẽ các thẩm phán, có chuyên môn, học thức, với địa vị và tương lai bảo đảm, không nhìn thấy những gì cử tri thường đã thấy?

Trump và Biden

2.11.2020
clip_image002_thumb.png

Theo ghi nhận của New York Times ngày 1 tháng 11, 2020, bà Marilyn Crowder, 60, nói [khi xắp hàng đợi bầu cử sớm ở Philadephia] trong tuần cuối tháng 10: “Tôi sẽ bầu như đây là lý do sinh tồn” …. Điều thú vị là, trong cuộc bầu cử năm nay, không cần biết coi tướng số, chỉ cần nói bạn bầu cho ai, người ta biết ngay bạn là người như thế nào.

Mặt trận tư pháp

27.10.2020
clip_image002_thumb.jpg

Sau đúng một tháng sóng gió từ khi được đề cử, và cả cuối tuần tranh cãi gắt gao giữa hai họ Dân chủ và Cộng Hoà, cuối cùng, Thượng Viện đã bỏ phiếu chấp thuận bà Amy Coney Barrett (ACB), trở thành Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện thứ 115 trong lịch sử 231 năm của toà án cao nhất này, vào lúc hơn 8 giờ tối ngày 26 tháng 10, chỉ một tuần trước cuộc bầu cử ngày 3-11, 2020.

RBG, người nhỏ bé vĩ đại (phần 2)

5.10.2020
clip_image002_thumb.jpg

Điều đáng lưu ý là, trong khi Ruth Bader Ginsberg và Antonin Scalia, hai người bạn gốc di dân, dù ở hai thái cực đối nghịch về tư tưởng, đã áp dụng tình bạn và tình đồng nghiệp hoàn hảo, còn những người có đầu óc mong muốn nước Mỹ vĩ đại lại quên mất tinh thần “Từ số đông thành Một.”

RBG, người nhỏ bé vĩ đại (Phần 1)

1.10.2020
clip_image002_thumb.jpg

Mặc dù ra trường thủ khoa từ đại học Columbia, Ruth Ginsburg không thể kiếm được việc làm trong ngành luật tại New York. Nộp đơn mong được tuyển làm luật sư phụ tá cho Thẩm Phán TCPV Felix Frankfurter, Ruth không hề được gọi phỏng vấn. Người mẹ trẻ đủ thông minh nhận ra ba trở ngại đầu đời: phụ nữ, làm mẹ, và gốc Do Thái.

Bệnh anh hùng lan tới Mỹ

6.07.2020
clip_image002_thumb.jpg

Covid-19, từ Việt Nam có thể lây tới Mỹ trong 24 giờ. Bệnh anh hùng, từ Chủ Tịch Trần Đức Lương tới Tổng Thống Donald Trump, phải mất tới 15 năm. Mặc dầu nước Mỹ vẫn còn khoảng 12% người nghèo, nhưng thay vì ưu tiên lo cho người nghèo, Tổng Thống Trump vẫn muốn lập Công Viên Quốc Gia Anh Hùng. Đó là lý do khiến người viết nghĩ rằng Bệnh Anh Hùng đã lan tới Mỹ.

Bolton yêu tiền hơn yêu nước?

♦ Chuyển ngữ:
3.07.2020
Bolton-book-with-WH-background_thumb.jpg

Ngoài thành phần người Mỹ nhiệt tình ủng hộ Trump vì lý do chủng tộc hay kinh tế, còn có nhiều người gốc Việt ở hải ngoại, và người Việt trong nước ủng hộ Trump, vì tình yêu nước Việt, với kỳ vọng cao là Trump chống Tầu, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ nhân quyền, đương đầu với độc tài cộng sản. Nhưng theo Bolton, Trump chẳng những không chống Tầu, ngược lại, còn tâng bốc, nài nỉ Tập Cận Bình giúp mình tái đắc cử. Quý vị nghĩ sao?

Chữa bệnh mù – suy nghĩ thời Covid (phần 2)

4.06.2020
clip_image00220.jpg

Thắc mắc nổi bật, giữa mùa đại dịch, tràn ngập lời khuyên phải rửa tay thật sạch, nhiều lần mỗi ngày, phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm theo đường miệng, trong khi Tin Mừng mô tả Chúa chữa bệnh bằng cách nhổ bọt xuống đất, lấy ngón tay di di để bọt với đất thành chất dẻo như bùn, rồi bôi lên mắt bệnh nhân. Chữa bệnh kiểu gì mà có vẻ mất vệ sinh, kỳ cục vậy?

Chăn chiên và lãnh đạo – suy nghĩ thời Covid (1)

20.05.2020
Pope-Francis_thumb.jpg

Giáo Hoàng Francis cố trở lại với tinh thần Tin Mừng nguyên thủy, do chính Chúa Giê Su rao giảng từ hai ngàn năm trước. Tổng Giám Mục Nguyễn Năng, tuy sống ở VN, nhưng có tư tưởng rất gần với Giáo Hoàng …. Về Linh Mục Minh Anh của Giáo Phận Huế, nếu sống ở Mỹ, Ngài có nhiều triển vọng được mời làm Cha Linh Hướng cho Tổng Thống Trump.

Sinh mạng và quyền lợi

30.04.2020
vietnam-death-covid-19_thumb.jpg

Người viết này vốn sống ở Sài Gòn, di tản khỏi nơi đó đêm 29 tháng 4, 1975, để tránh Cs-75, và đang cách ly tại gia ở Mỹ để tránh Covid-19, có thể nói rõ mối liên hệ căn bản giữa các tổng thống với đại nạn của quốc dân. Đó chính là ý muốn tái đắc cử.

Chuột và người

24.01.2020
Mickey_thumb.jpg

Chuột đã đủ thông minh để nhận ra chân lý: Ở đời chẳng bao giờ có chuyện “ngồi mát ăn bát vàng,” nên, dù bị rát mông, mà có ăn, cũng nên trở lại. Nhưng, đồng thời cũng nhận ra rằng: “ăn để sống,” nếu phải chết vì miếng ăn, là điều vô lý. Do đó, nhất định không trở lại chỗ có thể chết, dù biết rõ nơi đó có ăn.

Từ chuyện trai gái, phụ nữ góp phần lật đổ chính quyền

♦ Chuyển ngữ:
18.10.2019
safa-al-hadi-paints-satirical-graffiti-at-the-sit-in-site-Suc-May-article-thumbnail_thumb.jpg

Từ chuyện trai gái, phụ nữ góp phần lật đổ chính quyền

Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (phần III)

19.04.2019
clip_image002_thumb.jpg

Theo Đức Cha Long, Giáo Hội muốn sống lại toàn vẹn, phải loại bỏ cái phần đang chết, như cắt một phần cây mục, hay một khúc ruột dư, với sự tích cực góp sức của toàn thể giáo dân, nhất là gồm cả vai trò của phụ nữ. Trong khi ấy, Lời Chủ Chăn của Đức Cha Đạo chỉ gửi cho các linh mục và tu sĩ, không đề cập tới giáo dân, không nói gì tới vai trò của phụ nữ.

Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (Phần II)

18.04.2019
clip_image002_thumb.jpg

Trong phần I, sự khác biệt quan điểm như trắng với đen giữa hai vị Giáo Hoàng đã được trình bầy. Nội dung phần II là quan điểm của Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, người Úc gốc Việt, một thuyền nhân, hiện đứng đầu một giáo phận ở Úc–nơi giới chức cao cấp nhất của Giáo Hội là Hồng Y George Pell mới bị toà án thế tục kết án tù giam vì bị tố cáo xâm hại tình dục.

Mùa Phục Sinh, Giáo Hội làm thế nào để sống lại? (Phần I)

17.04.2019
clip_image002_thumb.jpg

Anh, Mỹ là các nước dân chủ, và đủ rộng cho cả phe cầm quyền và đối lập cùng hoạt động. Cấu trúc Giáo Hội theo hình thức độc tài, và Vatican quá nhỏ hẹp để cả hai phía cấp tiến (Giáo hoàng Francis) và bảo thủ (Cựu Giáo hoàng Benedict) cùng chung sống hòa bình, dù cùng là con cái Chúa. Hậu quả là những gì phải đến, đã đến.

Nhà có phúc

26.02.2019
clip_image002_thumb.jpg

Mark Harris nghĩ thế nào khi khóc trong cuộc điều trần, không ai biết. Người ngoài có thể mừng cho ông, vì theo cách ngôn Việt Nam, “Con hơn cha, nhà có phúc”. Trong mối liên hệ giữa Trump bố và Trump con, cách ngôn cũng nói rõ: “Cha nào con ấy.” Không kèm theo bình luận là có phúc, hay vô phúc.

Đoán quẻ đầu năm

5.02.2019
Michael-Sowa-7_thumb_thumb.jpg

Trong tranh của Sowa, cả hai con heo đều đứng trên hai đường giây điện. Hai chân trước trên một đường, hai chân sau trên đường khác. Bất cứ người hay vật, đứng trên giây điện kiểu đó, nửa âm nửa dương, đều khó toàn mạng, trừ khi là heo bằng đất.

Mikhail Gorbachev: Bush và tôi kết thúc Chiến Tranh Lạnh, nhưng hòa bình vẫn bị đe dọa

11.12.2018
bush-and-MG_thumb.jpg

Ngày nay, chỉ có nỗ lực chung giữa các nước có thể tránh được một cuộc đối đầu mới và sự đe dọa của một cuộc chiến tàn phá, và nhờ đó, tái tạo tiềm năng một trật tự thế giới mới – an ninh hơn, công bằng hơn và nhân bản hơn.

Tình dục, dối trá và Tổng thống

♦ Chuyển ngữ:
3.09.2018
Trump-as-Liar_thumb.jpg

Dù sao, bất cứ ai hiện nay kêu gọi chuyện phải phán xét khắt khe với Trump nên thừa nhận rằng chúng ta đáng lẽ đã có một vị trí tốt đẹp hơn trong ngày hôm nay nếu Clinton đã không được nhiệt tình bênh vực trước đây.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)