Bài thuộc thể loại: Tùy bút

Khi bóng đêm trở về với tinh cầu thơ mộng và êm ả này, tôi và đám trẻ, trai có gái có, tụm năm tụm ba bắt đầu cuộc chơi. Bắt đầu cuộc săn lùng đom đóm. Chúng tôi cùng vỗ tay hát theo nhịp như những đám trẻ da đen ở Harlem hát nhạc rap bây giờ. Bài hát nó như thế này:
Tang lễ di chuyển một cách chậm rãi trong không gian và thời gian mùa thu, chậm bởi vì không còn gì vội vã nữa, gồm một chiếc limousine đen chạy rất chậm phía trước, một nhóm người mặc áo đen, gồm những người có liên hệ gần, rất gần, có thể va chạm được, chầm chậm theo sau
Ban đêm, dù có đèn đường, nhưng những lối rẽ, những lùm cây, những bụi hoa, những góc tường, những cổng nhà đóng kín vẫn chất chứa những bí ẩn nào đó. Óc tưởng tượng khiến tôi nghĩ ra thế. Nó khiến bước đi của tôi chậm lại, nhẹ hơn, có một chút dè dặt, một chút cảnh giác. Tôi nghe được tiếng gió luồn qua những hàng rào, những lùm cây, hay chạy dài trên mặt đường nhựa loang loáng ánh đèn. Nghe cả tiếng giày của tôi giẫm trên vỉa hè, và tiếng hơi thở âm thầm trong lòng.
Thật ra có ai trong chúng ta chưa từng sống như cơn mộng, đi qua cuộc đời như trong một ngày mưa, tầm nhìn tù mù, tai nghe tiếng động hỗn tạp, đời sống là mớ chỉ rối, tấm mạng nhện không thể gỡ ra, không biết bắt đầu từ đâu. Trong một ngõ hẻm được bao bọc bởi hai dãy nhà kín bưng, gió lọt vào không ra được, bạn có thể nghĩ số phận mỗi người đã được sắp đặt từ trước, nhưng thật ra mọi chuyện rắc rối hơn.

Tất cả những hiện tượng vật chất, như những hình ảnh, biến cố đã xảy ra, đều là những nguồn, phát ra những chấn động đi mãi vào không gian và mất hút về phía thời gian vô tận. Những chấn động này, một khi đã được phát ra, trở nên độc lập với chính nguồn năng lượng đã phát ra chúng. Như mắt ta vẫn nhìn thấy ánh sáng của những vì sao đã vỡ tung và biến mất ….
Muốn có rượu Mận uống vào dịp Tết, ít nhất phải làm trước sáu tháng.
Mỗi độ cuối Xuân, đầu Hạ về thành phố, khi hoa Diên Vỹ, hoa Đỗ Quyên, hoa Hồng Mộc, hoa Tử Đằng, hoa Tử Đinh Hương thi nhau nở rộ trong vườn nhà ai, nở tràn trề dọc theo hai bên đường, chính là lúc chợ của người Nhật bán mơ xanh.

Joseph Brodsky khuyên “Tuyệt đối, nếu tránh được, hãy tránh, đừng trích dẫn.” Tôi đã một lần ngậm ngợi câu ai trích dẫn Nguyễn Trãi, rằng, “Gốc của nhạc là hòa” để tự hỏi, vậy gốc của thơ là gì? Từ lần đó đến nay đã nhiều năm câu tự vấn vẫn để ngỏ.

nắng chuyển động: nắng lao xao, nắng lung linh, nắng nhảy múa, nắng nhấp nhô, nắng rớt, nắng rụng, nắng soi, nắng lên (không có nắng xuống), nắng chiếu, nắng len lỏi, nắng xiên khoai
nắng có nhan sắc: nắng đẹp (không có nắng xấu)

Hôm qua tôi thay nước cho cái ang nuôi một con CÁ duy nhất. Con cá đá màu đỏ, loại cá chỉ sống một mình hoặc chỉ sống được với con cái, nếu cùng là cá đực sẽ lôi thôi to. Đánh nhau đến một con phải chết mới ngưng.
Hôm qua tôi vào trang mạng Tiền Vệ xem hình vẽ CÁ của thi sĩ Đỗ Trung Quân, những con cá tím xanh nằm tròng tréo
Dạo gần đây tôi lại bắt gặp mỗi giấc ngủ ban đêm của mình lại là một cuộc rong chơi đầy đắm mê, nhưng không cùng đích, không nguyên lành như các giấc mơ thời thơ ấu.

[C]húng tôi vào một căn nhà (được chọn cho du khách thăm). Đồ đạc, bếp núc sơ sài gần như không có gì, người đàn bà nét mặt thản nhiên … không nói, không cười, đang đứng cạnh cái bếp giữa nhà …. Một đứa bé … ngước đôi mắt như hai viên ngọc đen … nhìn chiếc đĩa giấy để trên mặt cái bàn gỗ tạp giữa nhà ngoài, trên đĩa có ghi chữ Donation.

Gởi anh thêm mấy chữ sau câu chuyện Đỗ Toàn của chúng ta. Paris đôi bữa nay qua màn hình như đang ngập dần trong nước sông Seine. Nhớ Paris đêm nào cuối tháng 5 năm 2000, đêm cũng là tầm tã

Sao nó nằm ở đây nhỉ? Thế nằm chênh vênh, như muốn rớt: một nỗi chờ đợi lặng lẽ. Nói chung thì thẩu hư cấu trong tranh và soong chảo ngoài đời tuy có đôi chút gần gũi mà thực ra vẫn muôn vàn xa cách. Chúng nằm ở hai thế giới hoàn toàn khác nhau.

Và dù người Việt cho dù có phát âm tiếng Anh giọng Mỹ chuẩn đến thế nào thì cũng không được người khác gọi là người Mỹ. Nhưng mà, người Việt vẫn bỏ cả khối tiền vào các trung tâm Anh Ngữ với biển hiệu quảng cáo nói tiếng Anh giọng Mỹ trong 3 tháng (chẳng hạn thế). (… ) thế quái nào mà chuyện này lại có thể xảy ra được nhỉ???

Mình cũng lại ngồi trên sân thượng. Cái sân thượng không có vách che bốn bề kia. Một mình mình ngồi nghe gió thổi và mưa giăng bốn phương tám hướng. Mình không còn đứng dang hai tay ngẩng mặt hét vang Aaaaaaaaaaaaa như ngày xưa ở nhà.
Tôi không ngớt cau có phàn nàn với Ba Mẹ về con đường đất đỏ trước nhà nhất là mỗi khi mùa mưa tới. “Sao hồi đó mình không ở ngoài đường Cái như nhà Bác Hai vậy?” Tôi vừa lèm bèm vừa xách đôi dép bám đầy đất đỏ

Cứ thế xe đi trong núi, núi trong cây và cây trong mùa thu, chúng tôi đi về phía Yellowstone. Từ thành phố Helena, qua Norris, chúng tôi dừng lại ở suối nước nóng lộ thiên đặt giữa một khu đất không lớn lắm nhưng sát bìa rừng
Tôi muốn nhớ mãi mùi cỏ dại khi băng qua nghĩa trang, tâm trí đầy màu sắc của đào và lê, nhìn những cuộn khói bốc lên từ đống lửa người thợ săn, sự bồi hồi nhẫn nại của cảm giác cứu chuộc, sự thăng bằng giữa công việc thường ngày vụn vặt và sự thơ mộng

Ờ nhỉ, sao lại không thể tặng hoa cho tác giả những ngày còn sống? Đợi khi tác giả đi rồi thì vòng nguyệt quế mới linh thiêng, hiệu nghiệm, công tâm hơn chăng?

Khi về già, bạn mắc bệnh mất trí nhớ, rồi mất phương hướng, sau đó mất ngôn ngữ. Nếu bạn sống thật lâu, như một ngọn núi, các chuẩn tắc đạo lý do con người đặt ra sẽ mất sau cùng.
Và theo thứ tự như vậy. Trước cửa một tiệm cà phê gần khu vực tưởng niệm sự kiện 911,
Là nhan đề cuốn truyện của Patrick Modiano, nhà văn Pháp, giải Nobel Văn Chương 2014. Vào truyện, tác giả dẫn người đọc vào quán cà phê Le Condé, tả ngạn sông Seine. Theo bước chân Louki, nhân vật nữ xuyên suốt cuốn truyện và quán cà phê, tôi thấy nàng như chiếc bóng,
Bây giờ, tôi đã khó để gặp lại cô giáo của mình- nhà văn Võ Thị Hảo. Nói mình là học trò của cô thì chưa hẳn đúng vì tôi chưa làm lễ bái sư, hay cụ thể có sự gắn bó quá nhiều để gọi đấy là sư đồ. Như những ai được cô giảng dạy, truyền cảm hứng, tôi luôn nhận mình là học trò, và tôn cô Hảo như ân sư.
Những ngày cuối của Sài gòn qua thật nhanh, cũng có thể trong trí nhớ của tôi những tháng ngày của năm 74, 75 hình như chập lại với nhau, thu gọn, cất kín ở một góc tối nhỏ nhất của kho tàng dĩ vãng – với tôi là một kho tàng, vì với một người không còn trẻ như tôi, những ngày còn lại chẳng khác gì…

Một bên là cám dỗ của một đời sống mới, tự do và đầy đủ tiện nghi. Một bên là nỗi nhớ nhung, mái tóc bạc của bà mẹ già, ngọn gió rì rào trong bụi tre ngà, một tô phở nóng, một cái gì rưng rức khó tả.

Tôi chưa bao giờ gặp ông, nhưng cảm thấy bàng hoàng sau khi đọc bài Cuộc đời tôi ông viết trong trang xã luận của New York Times. Ông đã dùng cùng nhan đề của bài luận ngắn triết gia David Hume – cha đẻ của triết thuyết khai sáng ở Anh -.
I never met him, but was quite shaken reading his My Own Life in the New York Times Op Ed page. He uses the same title as the brief essay David Hume – forefather of British enlightenment –

Cơn điên mùa hè thổi tới. Bạn cảm nhận trong thứ tiếng khàn khàn: một chuyện gì khủng khiếp sắp xảy ra. Đó là một mùa hè nóng như thiêu đốt. Nhiều ngày không mưa, không khí đặc lại, trời mờ mờ, lá khô rơi xuống không chạm đất. Máy móc gầm rú khắp ngã đường. Khi những cây cổ thụ trăm năm, đã từng sống sót qua bão táp, qua bọ rầy, sâu, nấm, độc tố

Chị đang ngồi trên giường quay mặt về cửa sổ, không thấy tôi, đưa chân trái bị thương tật lên xoa bóp. Đèn phòng đã tắt, nhưng đèn hành lang hiu hắt đỏ, trộn lẫn ánh trăng, làm thành một thứ ánh sáng xám, hắt bóng chị lên nền tường trắng im lìm. Chị đang gỡ từng tấm vải băng ra khỏi mỏm chân cụt trái
Quy Nhơn những năm 60, cái thị xã nhỏ bé nằm bên một rẻo biển miền Trung ngập tràn gió cát. Căn nhà trên đường Nguyễn Huệ ba mua gần Tòa án, Tòa Tỉnh, Bệnh viện, ông nói thích nơi này vì gần các công sở và trường chúng tôi học. Tôi yêu căn nhà lồng lộng gió, hương biển mặn nồng. Đêm nghe tiếng sóng vỗ vào bờ cát, tiếng ghe thuyền đánh cá và tiếng í ới của ngư dân ra khơi sớm