Bài thuộc thể loại: Nguyệt san Tình Thương
Tùy theo từng trường hợp, cái mãnh lực lôi kéo, xúi giục mà noi theo có thể cao thượng, anh hùng hoặc tàn nhẫn hay hèn hạ, nhưng sức lôi kéo đó lúc nào cũng có tánh cấp bách, khẩn cấp đến nỗi ngay cái quan hệ tự tồn (intérêt de la conservation) cũng phải xẹp đi để nhường chỗ cho sức mạnh đó ào qua.
Ba hôm trước, có người khách thương từ phương Tây lại, đem theo hàng quí nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Này gấm trải rực-rỡ như muôn hoa bướm, này the buông mỏng mướt tợ hồ khói sương; đĩa bạc, chén vàng chói-lọi như bình-minh, châu ngọc trang sức lấp-lánh hơn sao trời. Nhà vua vời vào để Hoàng-hậu và bốn chục nàng Công-chúa lựa mua.
Bên thềm nhà
Anh vẽ anh
Ngồi tư lự
Ánh mắt mong chờ
Và nếu em không đến

Lửa mồi thuốc thứ ba chưa tàn trong nõ điếu, Nuôi Sẹo đã lờ đờ đôi mắt. Gã bỏ vội xe điếu xuống, mắt trợn lòng trắng, tay run run nhóm chuồn chuồn. Rồi cái sẹo nhợt, gã ngã quật xuống nền đất thành một đống thịt thở khò khe rung chuyển hỗn độn, oằn oại từ đầu đến chân. Nước giãi té xùi ra bên mép, trên hai môi lập bập, xám xịt ….
Anh đã không quên buộc étiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút đó
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên vì sao đời nhiều nhãn hiệu.
Một buổi tối mùa Thu năm Nhâm Dần, cùng với vài người bạn họp nhau trong phòng sách: áp vào bốn bức tường là những giá sách uy nghi: những rặng sách chuyên môn còn thơm mùi giấy mới vững vàng đứng với những kinh truyện cổ xưa; triết lý sát cánh cùng khoa học, văn nghệ sánh vai với học thuật. Câu chuyện tự nhiên cũng lên tới những vùng cao rộng…

Thời gian ở trường Y khoa, đó thực sự là những năm xanh của một đời người. Không phải chỉ có học, chúng tôi còn có những bận rộn ngoài chuyên môn y khoa như hoạt động sinh viên và cùng với các bạn trông nom tờ báo Tình Thương. Tờ báo ấy ra đời trong một hoàn cảnh và thời điểm đặc biệt ngay sau biến động tháng 11 năm 1963.