Bài thuộc thể loại: Đọc và Đọc lại

Tôi mong là anh đã chết, như thế thì đỡ đau đớn cho anh hơn vì nếu sống sót cái “rừng U Minh ngập nước những ngày mưa” đó không bao giờ ra khỏi anh được.
Chính thái độ diễu cợt, chế nhạo những định chế, trật tự, lý tưởng, đạo đức, giá trị… này đã thực sự làm nên “cái chất” đặc thù của văn chương Nguyễn Viện, một thứ văn chương bất tuân, bất kính và phạm thánh.
Mong Mỏi có lẽ là một trong số rất ít những bài thơ với tư tưởng siêu hình được coi là thành công từ trước đến nay. Tính chất triết lý khô khan không dễ diễn đạt của đề tài luôn là một thách thức đối với người làm thơ khiến cho nhiều người e ngại đụng chạm đến nó.

Tô Thùy Yên là một tên tuổi lớn trong thi ca Việt Nam. Thời chiến tranh, ông là người lính. Trong thời bình, ông là người tù. Đi lính, làm thơ lính. Đi tù, làm thơ tù.

“Thằng (con) khùng” là ẩn dụ hoặc ước nguyện của mọi nghệ sĩ /nhân chứng muốn thoát khỏi vòng kiểm duyệt của thành kiến xã hội và chính trị, vì không ai chấp trách một “thằng” hay “(con)” khùng. Được làm một thằng hay con khùng là đạt đến bình đẳng của nhân sinh quan, khi một người không cần phải núp sau những cách xưng hô trịnh trọng khách sáo.

Trần Mạnh Hảo hoàn toàn thuộc về chủ nghĩa hiện đại. Anh chống lại sự pha trộn, sự mập mờ, sự phá rối, tính chất vô mục đích của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thoạt nhìn thơ có tính biểu hiện, có tính xã hội, nhưng thực ra đó cũng là sự phản kháng nội tâm, lời nói của cái tôi sâu thẳm.
Mặc dù nổi tiếng sớm, có nhiều bài thơ được phổ nhạc, nhưng trước 1975, Cung Trầm Tưởng làm thơ không nhiều. Sau đó, số lượng sáng tác của ông vượt lên, trở thành một trong những người viết nhiều nhất vào giai đoạn tù đầy.

Nghe đầy vẻ cuồng tín! Vâng. Nhưng là một thứ cuồng-tín-tiền-chế. Hay nói theo ngôn ngữ Chân Phương, thuần hóa. Y như phản ứng có điều kiện của con chó trong phòng thí nghiệm của Pavlov:
té ra / đã X / thì X nào cũng thế /
gõ một tiếng chuông / X sẽ đứng thẳng bằng hai chân sau
Bí ẩn. Bắt mắt. Rùng rợn. Một cái truyện ngắn sáu trang. Của nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc (Pearl Nguyễn). Có thể đầu tay. Viết ở lứa tuổi teen, lứa tuổi của những Rimbaud man rợ, nổi loạn, bức phá. Viết vì cần phải viết.

Việc Phùng Nguyễn dùng siêu hư cấu đưa chính mình vào trong truyện, và việc anh cho một nhân vật quyết định không bước ra khỏi giấc mơ, hai điều này có liên quan gì với nhau không? Có thể lắm, vì truyện là một thể mơ trong hiện thực và những giấc mơ thì rõ ràng mang tính truyện. Chắc chắn những giấc mơ ấy đầy cảm xúc, vì Phùng Nguyễn đã viết về những giấc ngủ không mơ là những giấc ngủ tê bại mọi giác quan và nhận thức, “cứ như bị thuốc mê”

Điều kinh khủng nhất là nhà văn đã quen với lối nghĩ, lối viết ấy, đã tự nguyện khuôn mình “trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp”, đã “thích nghi với văn học minh họa”, nếu có lúc nào cảm thấy bức bối lại “tự dụ dỗ mình và khuyên nhủ lẫn nhau tự hạ chiều cao cho thấp để khỏi chạm trần, tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi kềnh càng, để đi lại được thoải mái trong cái hành lang kia”

Trước giờ hiếm lắm, một người viết mới, hẵng vô danh lại khiến tôi đọc mà phải run lên vì khoái khẩu như Trần Băng Khuê. Một nỗ lực phá ra khỏi thứ xiềng cổ hủ chăng, tôi không rõ lắm, nhưng có thể đây là một mẫn cảm cần thiết trước khi hóa thân.

Những nhà luân lý đã từng nói đến những truyện của Sagan thời hậu chiến vô luân, mà có ai nhớ đến rằng, chính đời sống vô luân … cảnh đề cao thú vui xác thịt đã có trong tác phẩm Khái Hưng từ thời tiền chiến ở Việt Nam …. [T]ôi vẫn tự hỏi: vì sao giữa lúc bước chân vào cuộc tranh đấu cách mạng mà Khái Hưng lại viết được Băn khoăn? Không hề có ảnh hưởng giữa đời sống và tư tưởng tác giả với tác phẩm sao?

Khi Bert hết hạn công tác phải trở về Mỹ, tôi đang dịch những trang cuối cùng của cuốn sách. Bị lôi cuốn vào không khí mê hoặc của cuốn truyện, tôi tiễn anh nhưng không buồn lắm. Vả lại, giữa Bert và tôi có những khác biệt, đặc biệt về cái nhìn đối với cuộc chiến lúc bấy giờ. Bert thuộc lớp người chống lại việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
Trong số những truyện ngắn của ông đăng trên tạp chí Văn, năm 1972, có một truyện mang tựa đề : Chuyến trở về sau cùng(Giai phẩm Văn 1972), rất đáng được chú ý, vì ngoài cách đọc thông thường truyện còn gợi một cách đọc khác : cách đọc theo biểu tượng, khiến chiều kích của truyện được mở rộng để đạt đến những khái niệm bất ngờ.

Không học là hơn, bởi học là lệ thuộc, là nô lệ, là tín điều. Học là cột trói mình vào một hệ thống, một chủ nghĩa, một ý thức hệ. Cái học như thế giết Thơ, giết đời. Hành tinh có học bay như những phi công? Mặt trời có học sáng như người kỹ sư điện? Cây có học cách ra hoa kết trái như người trồng trọt ? — Không ! Những cái ấy đặt đúng mình vào vị trí quỹ đạo vũ trụ trên dòng Sáng tạo thường nhiên.
PVVH là một trao đổi hai chiều giữa người hỏi và người đáp. Nó là một cuộc nói chuyện trí tuệ cần có sự đầu tư tinh thần và khả năng mẫn cảm văn chương của người đưa ra câu hỏi. Nó cho công chúng đọc cơ hội tham gia vào một hay nhiều cách đọc

CTMVĐTT công nhận sự toàn quyền của người lớn, môi trường bế tắc của tuổi thơ, và sự hoài thai trong mọi nỗ lực muốn “làm mới thế giới.” Trò chơi đổi tên cũng phản ảnh khuynh hướng an phận của bốn nhà cách mạng tí hon. Bọn trẻ vẫn dùng ngôn ngữ cũ trong cách đặt tên lại những vật dụng. Vé “xin” đi tàu tuổi thơ không có người soát vé chỉ là một đơn thỉnh cầu. Người nhận đơn vẫn trọn quyền quyết định.

Chúng tôi đọc lại một tác phẩm văn học được lưu hành từ hai phần ba thế kỷ qua, để tìm về với những nhà thơ một thời làm say đắm mấy thế hệ tuổi trẻ yêu thơ, để nhìn nhận tâm huyết của tác giả TNVN ở thời kỳ văn nghệ tự do nhân bản, để chia sẻ và thông cảm với Hoài Thanh, trải qua gần hết cuộc đời, đã phải chịu đựng những hành hạ, nhục nhằn khi phải phủ định tác phẩm của mình.

Cầm trên tay LA NOUVELLE REVUE FRANCAISE , Avril 1975 – nguyệt san từ Paris vừa gửi đến – tôi mở ra trang đầu và gặp phải bài L’année quarante của nữ thi hào Anna Akhmatova. Đây là bài thơ khóc Paris vào năm 1940 khi nước Pháp thua trận và thủ đô bị quân Đức chiếm đóng.
Một bài thơ xuất hiện với tiêu đề Tân hình thức sẽ nhận được cùng lúc một thuận lợi và một khó khăn. Thuận lợi vì người đọc sửa soạn tâm lý để đọc nó như một bài thơ có định vị, trong một thể loại ngày càng được nhiều người chú ý. Điểm khó khăn là bài thơ xuất hiện không hồn nhiên như bất kỳ một bài thơ nào khác.

Tại sao nhân vật trong truyền thuyết lại có tên là Từ Thức? Có phải vì ông từ chối sự thức tỉnh? Và thế nào là thức? Thế nào là “không tỉnh”? “Không tỉnh” có phải là ngủ mê? Như vậy truyện Từ Thức có liên hệ đến truyện Trang Tử nằm mơ thấy bướm? Cả hai Từ Thức và Trang Tử đều đánh dấu hỏi, “Tôi là ai”?
Môt số truyện ngắn của THT cũng nằm trong trường hợp này, tôi hiểu và không lấy làm lạ ngay trong truyện ngắn đầu tay của anh đăng trên BK ‘đã bị kiểm duyệt bỏ trắng nhiều đoạn’ ngoài ý muốn của tác giả và chủ biên tòa soạn. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, các nhà văn nhà báo họ có một giác quan thứ sáu rất bén nhạy, họ biết chỗ nào sẽ bị cắt và họ vẫn né tránh được lưỡi hái làm hại chữ nghĩa

Kỳ quặc là mỗi lần đọc lại, tôi đều khám phá ra nhiều chi tiết lạ vì trong đầu tôi lưu trữ một phiên bản cá nhân khác nhiều với bản gốc. Các đối thoại tôi vừa kể, cùng một số chi tiết, không có trong bản Pháp văn L’Ile d’Espérance của Michel Tournier, Nxb Plon, 1955. Chậm rãi, tôi hiểu chúng sinh sôi từ tâm trí của mình, đến mức mình đinh ninh chúng xuất phát từ Remarque
![VÀI HÀNG MẠN ĐÀM VỀ TÁC PHẨM CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG CỦA NGÔ THẾ VINH [tái bản kỳ 3]](http://www.damau.org/wp-content/themes/arthemia-premium/scripts/timthumb.php?src=http://www.damau.org/wp-content/uploads/2014/06/Amazon_cover_thumb.jpg&w=80&h=80&zc=1&q=100)
Do nhu cầu, tác phẩm đã được tái bản năm 2001, rồi thì cũng tuyệt bản, nay (2014) lại được tái bản lần 3, và lần này thì dưới mái nhà của Việt Ecology Press, cùng với một Nhà Xuất bản mang tên, nghe hơi lạ tai, là Nhà Xuất bản Giấy vụn
Hơn năm năm gần đây, tôi có thói quen đọc ít nhất là một bài thơ trước khi đi ngủ. Đọc được bài thơ thích thú, mang nó lên giường, đắp nó vào mền, ngẫm nghĩ rồi từ từ mang nó vào thế giới mơ. Sáng thức dậy, thường là 4-5 giờ tinh sương…

Các bạn ạ, nhớ Nguyễn Xuân Hoàng, cách hay nhất là tìm đọc lại Sổ Tay. Ở đó, ta luôn bắt gặp một NXH rất người, rất thân, rất bạn bè, rất văn chương. Một nhân vật luôn luôn có mặt ở đâu đó, thân tình và ấm áp, một kẻ rất như mọi người nhưng lại rất không giống bất cứ ai.

Sau “Khu Rừng Hực Lửa”, một truyện vừa gây nhiều tiếng vang trong giới yêu thích văn chương, tiểu thuyết “Kẻ Tà Ðạo” là tác phẩm thành công rộng rãi của ông, ấn hành năm 1973. Quyển truyện là một phim bản linh động kể lại sinh hoạt của giới trẻ, giới văn thi sĩ và chính trị gia Sài gòn vào cuối thập niên 1960…