

Chu Thụy Nguyên: Hạ Bức Màn Sắt
Lưu Diệu Vân: Dù muốn dù không, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng biến cố 30 tháng Tư đã tạo nên những ranh giới vô hình: ranh giới thời gian giữa văn chương trước và sau 1975, cũng như ranh giới không gian trong và ngoài nước. Theo ý riêng của tác giả, biến cố này đã (và đang) đem lại những ràng buộc hay tháo gỡ nào trên nền văn học Việt Nam. Và nếu không có biến cố này, văn phong/đề tài/ý thức trong sáng tác của tác giả sẽ khác với bây giờ không, và nếu có, khác như thế nào?
Ở trong nước: Do chế độ độc đảng đã xây dựng lâu đời một nền móng sáng tác văn chương theo lệnh đảng, theo phong trào do đảng đề xướng, và nhìn chung theo đơn đặt hàng của đảng. Người sáng tác như những chú vịt con, môi trường sống và viết đã được be bờ, cắm chắn phên giậu kỹ càng, cứ trong lòng ruột định sẵn đó mà đi. Biến cố 30 tháng Tư năm 75 như một quả bom khá nặng cân đã bùng nổ. Miền Bắc thụ hưởng vai trò kẻ chiến thắng, nghĩa là giữa hào quang sáng lạn ấy thiết nghĩ anh sẽ càng thủ đắc triệt để hơn thứ văn chương hoạch định ấy. Nhưng trớ trêu thay! Vừa toàn thắng ít lâu, sự phát triển vượt bậc của Internet và nhất là hệ thống media văn minh, nhanh như tia chớp ra đời. Quả bom 30 tháng Tư lại mang đến mọi ngõ ngách trong nước về sự thật của thế giới, nền văn học tự do trên toàn cầu soi rọi, thức tỉnh, đã lột dần các mặt nạ bưng bít bấy lâu. Những người viết trong nước sực tỉnh vì bấy lâu mình bị gò buộc trong 4 bức tường tăm tối. Văn chương phản kháng bắt đầu ra đời từ chính những cây viết từng do đảng đào tạo (Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương, Bùi Tín, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Đình Thi, Trần Đĩnh…) với bao nhiêu sáng tác đã hạ bức màn sắt cho công luận nhận chân được rõ sự thật. Bên cạnh đó, biết bao cây viết trẻ đã vượt qua những bờ đã be từ trước, họ dám dùng ngòi viết, tự do tả tình, phơi bày tâm sự… những điều mà trước đó không lâu bạn có thể bị kết tội là tiểu tư sản và có thể bị mang ra đấu tố. Những nhà thơ trẻ hiện nay trong nước nhờ vậy đã tiếp cận dễ dàng với dòng văn học tiến bộ bên ngoài và sáng tác mạnh. Như vậy, biến cố 30 tháng Tư dù là một vết cắt khuyết sâu khó lành cho dân tộc Việt Nam yêu chuộng tự do, nhưng nó lại là cơ hội đã tháo gỡ nền văn học hoạch định, ngu dân trong nước.
Ở hải ngoại: biến cố 30 tháng Tư đột ngột gây ra cảnh tan đàn xẻ nghé cho dân tộc Việt Nam. Người Việt đã ly tán khắp toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều năm trước 1975, người dân miền Nam đã được rèn dạy bởi một nền giáo dục nhân bản và khai phóng, miền Nam tự do dù còn rất non trẻ đã hình thành cho mình được một nền văn học căn bản dựa trên nền tảng đạo đức, tri thức và nhân bản. Sau 30 tháng Tư, người Việt tị nạn tan tác đến các quốc gia tạm dung, dù mọi thứ phải xây dựng lại từ đầu nhưng bên cạnh việc lo toan sự sống, áo cơm, người Việt luôn chú trọng gìn giữ và phát triển tiếng Việt. Thoạt đầu các báo giấy và tập san văn học Việt Ngữ ra đời với dạng ấn loát. Về sau các tác phẩm văn học in ấn lần lượt chết non, người ta đã nhanh chóng tạo ra những trang web văn học. Các lớp Việt ngữ cũng được mở ra khắp nơi cho các cháu nhi đồng gìn giữ tiếng Việt. Cũng từ biến cố 30 tháng Tư mà ngày nay cộng đồng người Việt hải ngoại không thiếu những nhà văn nhà thơ sáng tác bằng ngôn ngữ nơi họ đang sống. Chúng ta vừa hân hạnh có một cây viết trẻ người Mỹ gốc Việt là Nguyễn Thanh Việt đã xuất sắc nhận giải Pulitzer năm 2016 về tiểu thuyết cho quyển The Sympathizer. Điều đáng lo ngại là chỉ một thời gian ngắn nữa khi thế hệ những người viết lớn tuổi từ trong nước chạy ra hải ngoại lần lượt qua đời, còn ai sẽ tiếp tục sáng tác văn chương lưu vong bằng tiếng Việt?
bài đã đăng của Chu Thụy Nguyên
- Mùi. Màu vô thường - 02.11.2018
- rỗng… - 26.09.2017
- Chỗ vừa sinh thiết của thị trấn. đang nhiễm trùng. - 29.06.2017
- mùa đã chôn cất manh áo rách cổ văn - 19.05.2017
- Bạn tôi ngăn – O.K. đủ rồi - 28.04.2017
- Tiếng chim thất tiết - 02.03.2017
- lòng tôi. khô ran tết - 10.02.2017
- khi cần. bên bìa rừng - 14.12.2016
- cuối thu - 21.11.2016
- sáu-tám cho đêm - 04.11.2016
- PHÍA BÊN KIA. MẶT GƯƠNG ĐÃ TRÁNG THỦY - 17.10.2016
- chiều xuống. vẫn ngoài elm park - 09.10.2016
- của gió. và mặt người - 18.09.2016
- VỎ. HAY NHÂN ? - 07.09.2016
- ĐỪNG TOAN GIẾT CHẾT THỜI GIAN. - 23.08.2016
- ĐỜI. LUÔN THÊM NHỮNG CON DỐC ĐỨNG. - 20.08.2016
- CHUYỆN VỀ MỘT TẤM GƯƠNG SOI - 16.08.2016
- từng điệp khúc khác - 12.08.2016
- SỰ TRỪNG PHẠT - 03.08.2016
- chả lẽ lại hồng hoang? - 10.06.2016
- một ngày. bỗng hanh khô - 18.05.2016
- Chu Thụy Nguyên: Hạ Bức Màn Sắt - 04.05.2016
- Chuyện cái chum đỏ - 11.04.2016
- HAI TRUYỆN RẤT NGẮN ( III ) - 29.03.2016
- một ngày bắt đầu. không bằng buổi sáng * cơn thịnh nộ sẽ thuộc về một ngày - 28.03.2016
- Một đôi khi nhận ra mình lưu lạc - 01.03.2016
- Bốn bài thơ - 25.02.2016
- vẫn là những đêm. chẳng tài nào quên - 18.02.2016
- Không lời đầu năm - 11.02.2016
- Hoạt cảnh cuối năm - 05.02.2016
- ở cõi. x, y, hoặc z (không phải em) đã lập trình - 02.02.2016
- Somewhere - 26.01.2016
- trên đồi dốc. thấm mệt - 19.01.2016
- Tiễn biệt họa sỹ Đinh Cường - 11.01.2016
- râm ran bên tai. tiếng của mùa cúm - 05.01.2016
- hoàng lan. đêm em sẽ choàng dậy - 01.01.2016
- thú vui xanh - 29.12.2015
- nửa đêm. cùng chiếc đồng hồ đếm ngược - 24.12.2015
- Nhớ để lại những xác chuột cho lũ mèo - 21.12.2015
- Giọt huyền không - 16.12.2015
- Hương án bên mép nước - 07.12.2015
- Những cánh đồng đã không còn - 03.12.2015
- khúc requiem. cho ban mai - 10.11.2015
- trôi đi. vẫn các vòng xoáy - 06.11.2015
- Trai đàn - 26.10.2015
- Rồi chỉ trong chừng mực - 14.10.2015
- Thời khắc của cú mèo - 08.10.2015
- cho ngày. và những ngón tay - 30.09.2015
- Đợi người làm vườn - 23.09.2015
- Người về đậu giữa lặng thinh - 18.09.2015
- Lại sắp héo thêm. một mùa thu - 07.09.2015
- Trong giấc mơ loài khỉ - 21.08.2015
- buồn. như xác chết sơ sinh - 18.08.2015
- Khổ thân đám cháy - 11.08.2015
- Cả gia phả tôi trong đó - 03.08.2015
- Thằng người nộm chết thiêu - 29.07.2015
- bất chợt tôi. cánh tường vy không màu - 22.07.2015
- thơ. sẽ làm chuyện ấy - 14.07.2015
- ra đi. từ giấc mơ ẩn mình - 03.07.2015
- Dưới bầu trời nham hiểm - 25.06.2015
- Ba bài thơ - 22.06.2015
- đừng quên trạm dừng số 7 - 15.06.2015
- Cuộc tình cuối cùng - 05.06.2015
- Giấy dán tường - 27.05.2015
- Khuất - 22.05.2015
- Cháy như ngọn nến - 19.05.2015
- Những dòng rỗng - 15.05.2015
- những khúc rời không để diễn - 11.05.2015
- KẺ BUÔN MẶT NẠ - 06.05.2015
- Nghe về một thế giới đêm - 29.04.2015
- Những ngày nầy nhớ Sài Gòn - 22.04.2015
- Trong trang sách viết về sự rơi - 14.04.2015
- mùa nầy. những thập giá - 06.04.2015
- Một chút tường vy - 01.04.2015
- Cứ đi. cho hết buổi chiều - 26.03.2015
- Tôi là thân gỗ. Và tôi phải chết - 23.03.2015
- Mượn ý trên chuyến đò - 18.03.2015
- Chuyện ghi lại trong sách - 12.03.2015
- nụ nhỏ quá. không làm nên mùa xuân - 04.03.2015
- dưới. vòm. trời. chim. hót - 19.02.2015
- Người dưng - 03.02.2015
- Một phía, giấc trầm tích - 30.01.2015
- Ngắc ngứ 3 - 20.01.2015
- Đêm. cành khô - 15.01.2015
- T.R.Ó.I - 07.01.2015
- Ở chỗ của gió - 26.12.2014
- Chẳng thể nào cấm cố được. tiếng chim - 15.12.2014
- Thì thầm . cùng các thức mây - 11.12.2014
- Lời. cửa miệng ♦ Đêm. lại vấp phạm - 03.12.2014
- Hôn ám - 17.11.2014
- Ngắc ngứ 2 - 13.11.2014
- Ngắc ngứ 1 - 07.11.2014
- Múa rối nước ♦ Không dễ ♦ Rận. chấy - 22.10.2014
- Nhìn qua mặt nạ - 17.10.2014
- Các chòm râu trên mây - 14.10.2014
- Cách tiếp cận ♦ Những. con. chữ. cứ. rớt. giọt ♦ Đám cưới. trong phim câm - 10.10.2014
- Băng đường rừng ♦ Những phép thử - 01.10.2014
- Đi tìm một chút gió ♦ Cuối đường dây giăng - 24.09.2014
- Phiên bản 3.0 ♦ Thư điện tử - 17.09.2014
- Rong chơi cùng mây bay - 16.09.2014