

Nguyễn Viện-MỌI RANH GIỚI ĐỀU KHÔNG CÓ THẬT
(1) HiệnsốmệnhtruyệnngắntronggiớivănhọcViệttrongvàngoàinước?
Số mệnh truyện ngắn của Việt Nam theo tôi, giống như số phận của một dân tộc nhược tiểu. Ngôn ngữ của nó trên mặt bằng thế giới, giống như ngôn ngữ của người thiểu số. Nếu như văn chương Việt Nam được dịch và giới thiệu một cách tử tế hơn (phi mậu dịch quốc doanh) qua những ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp… thì tôi tin rằng văn chương Việt Nam sẽ có một vị thế khác hơn hiện nay.
Có không ít tác giả nước ngoài được in ở Việt Nam mà chất lượng tôi cho rằng cũng giống như người ta nhập khẩu rác trong kinh tế.
(2) TruyệnngắncóđượcgiớiđộcgiảViệtđánhgiácaohơntruyệndàikhông? Tạisao?
Độc giả thông thường vẫn đánh giá truyện dài cao hơn truyện ngắn, có lẽ một phần vì truyện dài đòi hỏi tính chuyên nghiệp hơn, công phu hơn. Trong khi truyện ngắn thường chỉ là một cảm xúc sự kiện (đôi khi là một từ), một ý nghĩ… cần bày tỏ ngay. Tất nhiên, giá trị tác phẩm hay nhà văn không ở chỗ anh ta viết dài hay ngắn.
(3) Yếutốnàolàyếutốchungcủacácnhàvănviếttruyệnngắnđãtạorasựchú ý từđộcgiả? Ngoàira, yếutốnàolàđãtạochohọvịtrícábiệttrênvănđàn? Nhữngyếutốnàycóphảicũnglànhữngyếutốđịnhnghĩachosựsinhtồncủatruyệnngắn?
Cái bầu khí văn chương hay cái không khí của truyện và giọng văn của tác giả thường được độc giả chú ý. Nguyễn Ngọc Tư với chất miệt vườn Nam bộ, Nguyễn Huy Thiệp với đặc trưng của phong cách hút thuốc lào uống trà rất Bắc bộ, Phạm Thị Hoài với kiểu nanh nọc mà sang trọng của gái Bắc kiêu kỳ, hay Bùi Hoằng Vị sống và viết vừa như “kẻ sĩ” ẩn mình vừa đểu cáng công nhiên… là những ví dụ của bản sắc cá nhân. Nhưng điều quan trọng nhất cho sự sinh tồn của truyện ngắn lại dường như ở chỗ, anh cho người ta cái gì để nhớ sau khi gấp cuốn sách lại. Một thứ ngôn ngữ không thể tìm ở đâu khác. Một cách kể chuyện không lẫn lộn.
(4) Cócầnnêncóranhgiớigiữatruyệnngắnvàtruyệndài? “Ngắn” và “dài” nênlàbaonhiêutrang? Mộttruyệnngắncóthểmôtảmộtthờigiandàitươngđươngnhưtruyệndài (10, 20, 50 năm), hay phảingắnhơn? TrongbốicảnhvănhọcViệt Nam, đãcónhàvănnào “phágiới” giữaquyluậttruyệnngắnvàtruyệndàichưa? Tạisaochúng ta chưachịuphágiớithườngxuyênhơn?
Mọi ranh giới đều không có thật (có vô số thí dụ để khẳng định điều này). Có lẽ vì thế chính tôi đã từng gọi những tập truyện ngắn của mình là tiểu thuyết. Tất nhiên cũng có lý do của nó. Một cách viết. Một bối cảnh. Đôi khi là một giai đoạn mà nó có những yếu tố chung. Một tiểu thuyết với những module khác nhau. Một kiểu chơi xếp hình.
Nếu ranh giới (độ dài, số chữ, số trang) để phân biệt giữa truyện ngắn và truyện dài là không thật thì làm thế nào để xác định một truyện ngắn hay truyện dài? Theo tôi, sự phân biệt đó không nên dựa vào dung lượng của số chữ, mà cần định lượng bằng cái không gian/ thời gian của truyện. Vì thế, có thể gọi một tác phẩm là một tiểu-thuyết-ngắn, tiểu-thuyết-mini, truyện-dài-không-dài, hay một truyện-ngắn-ngoại-cỡ, truyện-ngắn-không-ngắn, truyện-cực-ngắn, truyện-nóng, truyện-cực-ngắn-liên-hoàn (tôi đã phổ biến một số trên Tiền Vệ và Blog Phạm Thị Hoài –procontra.asia) … bên cạnh các truyện ngắn hay truyện dài, truyện vừa như chúng ta quan niệm hiện nay. Từ cách gọi này có thể gợi mở ra những cách viết khác, bố cục khác, ý niệm khác. Nén. Đóng gói. Bung hàng. Xổ hàng…
Cách gọi một tác phẩm ngắn hay dài có thể mang đến một định nghĩa khác cho truyện dài/truyện ngắn. Một định nghĩa khác là một sáng tạo khác.
(5) Yếutốđịalý – vùng Ontario ở miềnTrungcủa Canada – làbốicảnhchínhtrongnhiềutruyệnngắncủa Alice Munro. Yếutốkhônggian/địalýcóquantrọngtrongtruyệnngắnViệt Nam hay không? Tạisao (không hay có)?
Tôi cho rằng yếu tố không gian/ địa lý (tất nhiên sẽ kèm theo yếu tố lịch sử và văn hóa) có những ảnh hưởng nhất định lên những sáng tác của nhà văn, cho dù anh ta viết hoàn toàn hư cấu. Trường hợp Nguyễn Ngọc Tư hay Nguyễn Huy Thiệp là rõ nhất. Ngay cả khi anh thoát ra khỏi thực tại, cái bối cảnh sống của anh cũng vẫn là một yếu tố tạo nên tính cách. Nó giải thích thái độ và hành động viết văn của anh. Thậm chí góp phần vào sự thành bại của tác phẩm của anh. Đặc biệt khi anh sống ở một nơi mà sức ép của nó không thể trốn chạy.
Có một ngoại lệ có thể đẩy quan điểm của tôi về bối cảnh sống hay địa lý vùng miền xuống loại cổ điển. Đó là trường hợp của Vũ Lập Nhật trong văn xuôi (và Lưu MêLan trong thơ). Phi chính trị (theo một nghĩa tương đối), thoát khỏi mọi hệ lụy của các vấn đề thời sự nơi họ đang sống. Tác phẩm của họ lại là một thứ địa lý khác, thời của toàn cầu hóa, của một sản phẩm đô thị đích thực (đối chiếu với các loại nhà quê lên tỉnh). Một mê cung mà không hẳn cuối đường của nó là một kho báu. Sự hấp dẫn và vẻ đẹp của nó nằm ngay trên lối đi và những ngõ ngách đưa người ta bước vào. Tôi cũng coi đây là một niềm hy vọng cho những khả thể của văn chương Việt Nam. Văn chương bẩm sinh, tự nó gieo trồng và lớn lên. Một thứ văn chương không cần mượn đến trải nghiệm cuộc sống bên ngoài để làm tuyên giáo cho mọi kiểu cách khác nhau.
bài đã đăng của Nguyễn Viện
- Thơ Xàm Cú - 27.02.2018
- SInh Ra Từ Trứng- phần 17: Kịch bản/ Những quả trứng của mẹ tôi/ Từ trứng sinh ra/ Ở xứ sở của rồng/ Từ Sinh Ra Trứng - 05.01.2017
- Sinh Ra Từ Trứng-phần 16: Bố Tôi/Kiếm cơm/ Chị Tôi/Hồi Đó - 22.12.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- phần 15: Kịch bản/Phòng Làm Việc/Em Gái Tôi/Kịch Bản/Bất Cứ Ở Đâu, Bất Cứ Khi Nào/Ngày Này Tháng Nọ/ Chị Tôi/Kịch Bản - 15.12.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- phần 14: Trong Tù/Chị Tôi/Ngoài Tù/Em Gái Tôi/Chúng Tôi Muốn Sống/Mẹ Tôi - 08.12.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- phần 13: Những đứa con của người đàn bà sinh ra từ trứng/Thương tật của lịch sử/Người đàn bà sinh ra từ trứng/Di chúc của ông hoạ sĩ - 01.12.2016
- SInh Ra Từ Trứng- phần 12- Những đứa con của người đàn bà sinh ra từ trứng/Bên ngoài chân trời/Giấy phép đi đường và những chuyến xe than - 18.11.2016
- NGUYỄN VIỆN trả lời phỏng vấn của Da Màu về chuyên đề Nobel - 16.11.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- phần 11: Cô Gái/Những đứa con của người đàn bà sinh ra từ trứng/Chó và Mèo/Những đứa con của người đàn bà sinh ra từ trứng/Hang Động Cá Ngựa - 11.11.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- Phần 10- Có Một Ngã Ba Khác/ Con Đường/ Những đứa con của người đàn bà sinh ra từ trứng/ Một Con Đường Khác/ Người Đàn Bà Sinh Ra Từ Trứng/ Ông Hoạ Sĩ - 03.11.2016
- SInh Ra Từ Trứng- phần 9: Trong Lúc Chờ ngày Chúa lại đến/Chúng Tôi Muốn Sống/Người Đương Thời/Ông Hoạ Sĩ/Người Đàn Bà Sinh Ra Từ Trứng/Ngã Ba Sung Sướng/Giấc Mơ của Giấc Mơ - 27.10.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- phần 8: Người Đàn Bà Sinh Ra Từ Trứng/Cô Gái Ngồi Quán/Cánh Cửa Tự Do/Người Đàn Bà Sinh Ra Từ Trứng - 21.10.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- phần 7: Người Đàn Bà Sinh Ra Từ Trứng- Đường Đi của Cô Gái- Trong Căn Phòng Tầng Áp Mái-Đám Đông-Người Đàn Bà Sinh Ra Từ Trứng - 14.10.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- Phần 6: Người Đàn Bà Sinh Ra Từ Trứng/Và người đàn ông mặc bộ đồ nỉ đỏ cũng đã đứng dậy/Hồ Sơ Chuyên Án/Hồi Ức Ông Hoạ Sĩ - 05.10.2016
- SInh Ra Từ Trứng- phần 5: Cô Gái và Tôi-Thiếu Nữ Trong Vườn- Cô Ấy Đã Trở Lại - 24.09.2016
- SInh Ra Từ Trứng- phần 6: Trong Quán Cà Phê/ Giấc Mơ Kiều - 15.09.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- phần 4:Cô gái có mái tóc như một cánh rừng/Căn Phòng Tầng Áp Mái/Linh Hồn Ông Hoạ Sĩ/Chuyện Kể của Cô Gái - 08.09.2016
- Sinh Ra Từ Trứng/ phần 3: trong quán cà phê- bí mật nhỏ của tôi - 01.09.2016
- Sinh Ra Từ Trứng- “Đứa Con Ngoại Hôn”/”Người đàn ông mặc bộ đồ nỉ đỏ”/”Ông Hoạ Sĩ” - 25.08.2016
- Sinh ra từ trứng- phần 1 “Căn Phòng Tầng Áp Mái” - 18.08.2016
- Nguyễn Viện: Xác Lập Sự Tự Do Cá Nhân - 05.05.2016
- EM CÓ GÌ BÍ MẬT, HÃY MAIL CHO ANH… Tiểu thuyết mở của Nguyễn Viện - 25.03.2015
- Đĩ Thúi & Phần Còn Lại Ở Cõi Chết – tiểu thuyết của Nguyễn Viện - 09.03.2015
- Làm thế nào để giết một con bọ? - 21.04.2014
- Nguyễn Viện-MỌI RANH GIỚI ĐỀU KHÔNG CÓ THẬT - 21.04.2014
- NHẢY MÚA ĐỂ CHẾT: Tiểu thuyết mới của Nguyễn Viện - 18.02.2014
- ĐĨ THÚI – Tiểu thuyết mới của Nguyễn Viện do NXB Cửa ấn hành - 23.08.2013
- những bản thế vì khai sinh bị xé rách (2) - 13.10.2011
- những bản thế vì khai sinh bị xé rách (1) - 12.10.2011
- đạp chân vào bầu trời - 05.10.2011
- NGỒI BÊN LỀ RẤT TRÁI – Truyện & Kịch Nguyễn Viện - 31.08.2011
- Chuyện khôi hài ở phố Bolsa - 07.02.2009
- KHÔNG QUÊ HƯƠNG - 08.12.2008
- NÍN THỞ & CHẠY & MỘT HƠI - 26.11.2008
- Nguyễn Viện: Về "Đi tìm bản kinh thánh cuối" của Đặng Thơ Thơ - 21.09.2008
- Đi tới cuối đường, rồi ... (kỳ 14) - 15.07.2007
- Đi tới cuối đường, rồi ... (kỳ 13) - 30.06.2007
- Đi tới cuối đường, rồi ... (kỳ 12) - 15.06.2007
- ĐẤT THÁNH - 15.06.2007
- Đi tới cuối đường, rồi ... (kỳ 11) - 31.05.2007
- Đi tới cuối đường, rồi ... (kỳ 10) - 15.05.2007
- Đi tới cuối đường, rồi ... (kỳ 9) - 30.04.2007
- Đi tới cuối đường, rồi ... (kỳ 8) - 18.04.2007
- vô tận không - 27.01.2007
- đi tới cuối đường rồi ... (Kỳ 7) - 27.01.2007
- Đi tới cuối đường, rồi ... (kỳ 6) - 20.01.2007
- đi tới cuối đường, rồi ... (Kỳ 5) - 13.01.2007
- Đi Tới Cuối Đường, Rồi ... (Kỳ 4) - 06.01.2007
- Đi Tới Cuối Đường, Rồi ... (Kỳ 3) - 30.12.2006
- Tác động của thơ Việt hải ngoại - 23.12.2006
- Đi Tới Cuối Đường, Rồi ... (Kỳ 1) - 16.12.2006
- I perceived the sound of your breathing from the other side of the world - 09.12.2006
- TÔI ĐÃ NGHE THẤY TỪ BÊN KIA THẾ GIỚI TIẾNG EM THỞ - 25.11.2006
- I perceived the sound of your breathing from the other side of the world - 25.11.2006
- thơ Nguyễn Viện - 18.11.2006
- Flash stories by Nguyen Vien - 18.11.2006
- Hội kín - 11.11.2006
- Về nhà / Going home - 09.09.2006
- KHAI SINH Ở HẢI DƯƠNG / Birth Certificate in Hai Duong - 02.09.2006
- Cà phê buổi sáng - 26.08.2006
- Đi Tới Cuối Đường, Rồi ... (Kỳ 2) - 23.12.2005
Phần Góp Ý/Bình Luận