Sunny Side Up/ Trứng Ốp-La
Tác phẩm sắp đặt và điêu khắc của Eriko Kobayashi tại Great Park Gallery, thành phố Irvine, chiếm cả một bức tường trong phòng triển lãm More Than You Can Chew / Nuốt Không Trôi.
Đây là gì? Cảnh ban mai với những đám mây lơ lửng, và những bông hoa mọc trên tuyết?
Những đám mây nhìn gần là những quả trứng chiên ốp-la làm bằng thuỷ tinh với silica và boria. Có gì liên quan giữa trứng và mây?
Eriko Kobayashi cho biết, “Trứng chiên ốp-la là biểu tượng của việc bắt đầu ngày mới. Mỗi sáng đập trứng vào chảo nóng, tôi nghe tiếng xèo xèo và lòng trắng trứng chảy ra tạo nên hình dạng độc đáo, không quả nào giống quả nào, không bao giờ những quả trứng chiên lại có cùng một hình dạng. Đối với tôi, nó giống như một đám mây, hình dạng của những đám mây trên bầu trời không bao giờ giống nhau.”
Còn những bông hoa trên tuyết?- Hoa là thuỷ tinh do Eriko thổi. Tuyết là vỏ trứng bóp nát. Eriko Kobayashi đã cộng tác với một tiệm bánh để thu thập vỏ trứng và tự tay rửa sạch để làm tác phẩm sắp đặt. Khách thưởng ngoạn có thể bước trên “tuyết” vỏ trứng, nghe âm thanh rào rào dưới chân, miễn là đừng đạp lên trứng “sống” làm bằng thuỷ tinh.
Một tác phẩm gây bất ngờ thú vị, vừa như một trò chơi, vừa cho thấy tài năng sử dụng thuỷ tinh làm chất liệu, và sự sáng tạo trong việc dùng thức ăn để khai phá những quan điểm văn hoá và chính trị.
Vâng, trứng là chính trị của năm 2025.
Trong tuần:
“Quan Niệm của Kant về ‘DING-AN-SICH’ tức Tính Riêng của Sự Vật và Quan Niệm của Heidegger về ‘DING’ hay ‘NOUMENA’ cũng là Tính Riêng Tư của Sự Vật”- biên khảo/học thuật/triết học/ chuyên luận của Nguyễn Quỳnh
”Ngõ Sau”- thơ Nguyễn Hoàng Nam
”Chỉ Có Thượng Đế Biết”- thơ Trần Mộng Tú
”Thơ Duyên-Lê Chiều Giang-Nguyễn Thị Khánh Minh”- giới thiệu tác phẩm/nhận định của Nguyễn Xuân Thiệp
Chuyên đề 50 Năm Văn Học Hải Ngoại (1975-2025):
“Những ngày đầu của Văn Học Hải Ngoại”- bút ký của Viên Linh
(Nguồn: “40 năm Văn Học Hải Ngoại, 1975-2015”, nhật báo Người Việt, tháng 4/2015)
”Hàng Xóm”- truyện ngắn của Trần C. Trí
Ở Phía Đông Âm Phủ (kỳ cuối)- truyện vừa của Nguyễn Viện
Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật: Ra mắt Tạp Chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt Nguyễn Thị Khánh Minh, Bằng Hữu và Văn Chương tại Coffee Factory lúc 4 giờ chiều ngày thứ bảy, 22 tháng 3, 2025.
Truyện ngắn Hàng Xóm được đăng dưới bút hiệu Bảo Chấn, trong mục Những Cây Bút Mới của tạp chí Làng Văn số 26, tháng 10, 1986. Truyện được sáng tác vào thời gian tác …
Một giá sách đứng trong căn phòng mượn tạm
mong manh như ký ức
những thanh gỗ níu giữ
bởi sức nặng của ngôn từ
Bao giờ cũng là sự hứng khởi, việc tìm thấy một nhà thơ mới, lắng nghe tiếng nói của người ấy. Mão Xuyên viết đã nhiều năm, nhưng đối với tôi, anh mới. Về hai …
Chiêm ngắm chân dung Lê Ký Thương qua văn chương, tôi thật sự có ấn tượng với hình ảnh chàng trai tuổi đôi mươi trong một thời với Ý Thức và hình ảnh của “lão ngoan đồng” thích chơi với trẻ con trong độ bạc đầu. Tuổi thanh niên sôi nổi, dũng cảm chống chiến tranh, bất công, bạo quyền; tuổi lão niên đằm thắm, hiền lành góp từng tiếng lòng phụng sự lứa măng non.
3.
Ở phía sau bức bình phong vườn xuân trung nam bắc, ông huệ tức tối hất tung bàn cờ, đứng lên. Tiếng gầm gừ thoát ra từ miệng ông như tiếng nghiến răng của sư …
Đó là về bàn chân. Đó là cách bàn chân đặt xuống.
Đó là về cách bàn chân uống sương trên cỏ.
Đó là nhịp điệu. Bước đi. Bước đi nghi ngại. Đi trong sợ hãi.
Đi trong tỉnh thức. Đi trong lương tri bị vây khổn.
Anh ngồi tỉ mẩn cắt móng tay móng chân cho tôi. Khi toàn bộ móng chân-tay tôi cụt ngủn, anh cúi xuống hôn từng ngón chân tôi, rất đỗi dịu dàng. Rồi, anh cầm bàn …
Bảo tàng về sự mất tích trong Ai là sự mở rộng của Phòng Triển Lãm Mùa Đông, người mẹ trong Ai là phần trưởng thành của nhân vật trong truyện “Mở Tương Lai” và hai mẹ con trong Ai là phiên bản hoàn hảo từ tùy bút “30/4 và Một Ngày Ở Phía Tương Lai.” Chỉ với một chữ Ai, Đặng Thơ Thơ đã suy tưởng được sự khủng hoảng giữa chủ thể và khách thể, chị khái quát và khái thác đến tận cùng…
Đựng cả thế giới này
trong một giọt nước mắt
đựng tất cả nước mắt
trong thơ
trong thơ
đựng
đựng nhiều quá
Một người ngu xuẩn thường không nhận thức được sự ngu xuẩn của mình. Họ không tự suy xét và cũng không tìm cách hiểu các quan điểm khác. Thay vào đó, họ hoàn toàn tin vào những gì đã được tuyên truyền cho họ – dù đó là tuyên truyền chính trị, định kiến văn hóa hay xu hướng đám đông.
Ở nơi không bao giờ có mưa và thời tiết chỉ là khí sắc của ngọn lửa trên gương mặt thời gian, linh hồn con người trong suốt nhưng ký ức của nó là một …
Chuyện xảy ra ở Seoul, Nam Hàn, ngày 20/11/2023. Một người đàn ông khoảng 30 tuổi, tới nhà sách Kyobo ở Gangnam, để lại một bao thư dán kín. Nhân viên bán hàng tưởng khách …
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “50 Năm Văn …
Tổng Thống Mỹ đã phục kích một đồng minh trung thành, có lẽ là để sớm đạt được một thỏa thuận với nhà độc tài Nga nhằm bán rẻ một quốc gia châu Âu đang chiến đấu vì sự sống còn của mình.
Hồi chuông triêu mộ chiều nay,
Gọi tình ẩn nấp chốn này năm nao.
Người đài các, kẻ thanh cao,
mớ duyên đã cỗi, tình rào dây oan,
nửa thân viễn xứ muộn màng,
tàn vầng trăng tuyệt, nỗi nàng nỗi anh.
Khi Giám mục Bá Đa Lộc đưa hoàng tử Cảnh từ Pháp về tới Gia Định, vấn đề đạo Gia-Tô được đề ra, trầm trọng và dứt điểm, chỉ vì một sự kiện nhỏ, nhưng …
Chủ nhà là người Việt Nam. Họ lao đến gặp chúng tôi trong bộ đồ ngủ và với những bàn tay vung vẩy. “Đi chỗ khác mà ăn trộm!” họ la hét, và đột nhiên các đèn khác trong khu phố cùng bật sáng.
vẫn đợi chờ trong những mảnh ghép
cánh cửa dẫn lên cầu thang
là một hình dáng, đồ vật thành bóng đổ
và rồi, chậm rãi, thời gian trở lại
Khi dịch truyện ngắn này, tôi không thể không nghĩ đến thân phận của rất nhiều người Việt Nam, trong số có những người thân quen của tôi, đã cùng chung một cảnh ngộ với cô gái trong truyện. Mức độ của sự bất hạnh có thể hơn kém khác nhau, nhưng nỗi đau của thân phận con người là một.
Và rồi tôi nghe thấy có tiếng gọi: vậy, con ở đây – và tôi nghe thấy đó là giọng của một người phụ nữ già. Và giọng nói lại vang lên: con ở đây rồi. Giọng nói tiếp tục: cuối cùng, chúng ta đã tìm thấy con – và tôi nghĩ làm sao nó có thể nói như vậy được, vì không ai đã tìm thấy tôi cả.
Nói tới tình khúc Từ Công Phụng phải nói ngay về “Bây Giờ Tháng Mấy”. Đó là ca khúc đầu tay của anh từ khi còn ngồi ghế trường trung học. Cú đầu là coup …
Năm ấy, Trò còn tuổi teen, còn thầy trên dưới ba mươi. Trò từ tỉnh nhỏ vô Sài Gòn, nhưng cái đầu của Trò đã toan tính những chuyện trên trời, dưới biển, như là …
1.
Một người đàn ông bị bệnh mất ngủ. Nằm xuống giường trằn trọc mãi, mắt vẫn mở. Nửa đêm về sáng, thức dậy rồi, không ngủ lại được. Đếm từ một đến một trăm, rồi …
Lê Tâm nghĩ đến ngày qua đời của mình. Người thân không có ai, chỉ có vài chiến hữu. Khi ông chết, hy vọng có một hội đoàn lo liệu…
Rồng rắn lên mây
Có cây Chủ Nghĩa
nở tuyền hoa ăn thịt người
lênh láng thảm kịch suốt thế kỷ hai mươi
Rắn hỏi thăm phù thủy
Có ở nhà hay không?
Phù thủy
Con đi đâu?
Nhật ký của mình mà mình đọc lại còn thấy ngán ngược, vậy thôi đốt quách cho con cháu nó nhờ. Sau này đến lúc phải giải quyết hậu sự, chúng khỏi phải kêu gọi, …
Chúng ta thường nghĩ đến sáng tạo trong một khuôn khổ hạn hẹp, một họa sĩ vẽ tranh, một nhà văn viết một quyển sách, được coi là những nghệ sĩ sáng tạo, nhưng ít khi chúng ta định nghĩa sáng tạo như một thực tập liên tục cho đời sống, hoặc như một quá trình phân tích, khảo sát hiện thực, để trở về với tinh túy.
Gần bốn mươi năm quen, chúng tôi chỉ gặp nhau mấy lần.
Biết anh vẽ tranh, nhưng tôi chưa được xem; người ở Mỹ, người ở Pháp, chân trời góc biển. Tiểu luận văn học của …
Bình Luận mới