Jasper Johns
Three Flags, 1958
Encaustic on canvas – 30 5/8 x 45 1/2 x 4 5/8 – Whitney Museum of American Art
Ba Lá Cờ trong triển lãm trên mạng Out of the Fray tại Brown University. Cuộc triển lãm, cùng lúc với cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua, nhằm tìm hiểu ý nghĩa, biểu tượng, ẩn dụ, và các diễn dịch phức tạp về lá cờ Mỹ trong bối cảnh chính trị, xã hội, chủng tộc và giai cấp đầy tranh chấp hỗn loạn hiện nay tại Hoa-Kỳ. Da Màu chọn giới thiệu bức Ba Lá Cờ trước tiên vì tính đa nghĩa và những câu hỏi, gợi ý, liên tưởng do tựa đề mang đến.
“Out of the Fray” là một tựa đề khó dịch cho thoát nếu muốn lột tả nghĩa đen lẫn bóng của chữ “Fray” – vừa là sứt chỉ, sổ chỉ, mòn sờn, te tua… vừa có nghĩa là sự hiềm khích, tranh chấp, đối nghịch, rối ren, sứt mẻ… trong các thành ngữ “in the fray” hay “stay out of the fray”. Đây cũng là cách chơi chữ từ câu “De Pluribus Unum” được khắc trên quốc ấn của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và nhiều loại tiền đồng Mỹ, có nghĩa Out of Many (states or colonies), One (nation), hay Một (quốc gia), Từ Những (tiểu bang, thuộc địa). Cụm từ này (bị lấy mất chữ “Stay”) có thể hiểu cùng lúc trong hai nghĩa gần như đối nghịch, là “từ những/vượt khỏi mọi tranh chấp/sứt mẻ ….” . Đây là dụng ý của nhóm tổ chức triển lãm muốn để lửng lơ, vì những tranh chấp ở Mỹ hiện vẫn chưa được hoà giải. Da Màu tạm đưa ra vài cách dịch sau: “Vượt Lên Rối Nùi”, “Vượt Qua Rối Loạn”, “Gỡ Rối Tị Hiềm”, “Thoát Cuộc Te Tua”. Mong các bạn góp thêm những cách dịch khác và chúng tôi sẽ cập nhật trên thư toà soạn khi nhận được.
Robert Frank
Parade, Hoboken, New Jersey, 1955
Diễn Hành ở Hoboken, New Jersey, u ám, buồn thảm, kinh hoàng, ngỡ ngàng cờ che ngang mặt…là một bức hình mang tính tiên tri về cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1 vừa qua, khi những người nhân danh lòng ái quốc, do sự kích động và xúi giục của tổng thống Trump, đã hành xử như những kẻ khủng bố trong cuộc tấn công vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Trong đám bạo loạn có những người Việt phò Trump phất lá cờ vàng ba sọc đỏ; điều này gây phẫn uất cho rất nhiều những người Việt Nam khác vốn tôn trọng tinh thần dân chủ và pháp trị, không muốn lá cờ bị lạm dụng thành công cụ cho bạo loạn, đập phá, và những hành vi côn đồ. Được nhà văn Trùng Dương chuyển đến Thư Tuyên Bố của tổ chức www.vietnamrise.org gửi đến các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ, với sự lên tiếng của nhiều trí thức Việt, các nhà văn, nhà báo, luật gia, các nhà hoạt động trong cộng đồng, các dân cử, các tổ chức văn học-nghệ thuật…, chúng tôi mạn phép đăng lại trên mục thư toà soạn cùng với chữ ký của các thành viên trong ban biên tập Da Màu:
9 tháng Giêng, 2021
Những Tổ Chức Người Mỹ Gốc Việt Lên Án Việc Đánh Phá Nền Dân Chủ Hoa Kỳ
Một cuộc tấn công vào nền dân chủ vừa diễn ra vào Thứ Tư vừa qua, ngày 6 tháng Giêng, khi đám đông quá khích đột kích vào tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ. Trong khi cả thế giới sững sờ chứng kiến cuộc nổi loạn, nhiều người Mỹ gốc Việt hổ thẹn khi thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới chung với các biểu tượng kỳ thị của chủ thuyết “da trắng thượng đẳng”. Đối với nhiều người gốc Việt, lá cờ vàng này tượng trưng cho cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ – một biểu tượng của đoàn kết, niềm hãnh diện và danh dự dân tộc, không thể đứng chung với các cờ hiệu của kỳ thị, thù hận.
Trong bản lên tiếng này, chúng tôi lên án và phủ nhận những đợt tấn công kéo dài nhiều tháng vào cuộc bầu cử tự do, công bằng của Hoa Kỳ, được tiếp liệu bởi những thuyết âm mưu nham hiểm và thông tin sai lệch mà cao điểm là những giây phút nhục nhã nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Là người Mỹ gốc Việt, chúng tôi được hưởng và tôn trọng quyền tự do biểu tình và quyền tự do biểu đạt bất đồng chính kiến — những quyền căn bản mà nhiều người dân Việt Nam không có và còn bị tù đày khi thực thi. Chúng tôi hoàn toàn lên án thông tin thất thiệt, tuyên truyền sai lệch và xúi giục bạo động. Việc những lãnh đạo Mỹ tiếp tục ủng hộ Tổng Thống Donald Trump là điều đáng trách về đạo lý, khi ông có những lời lẽ gây chia rẽ và hành vi dấy loạn gây chết người, làm xói mòn các định chế dân chủ và những giá trị truyền thống của Hoa Kỳ.
Quốc Hội và tòa án đã xác nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống hợp pháp và trong sáng. Chúng tôi cam kết tôn trọng và hỗ trợ hệ thống dân chủ Hoa Kỳ, sẵn sàng tham dự vào việc thảo luận của quốc gia để đem lại sự đoàn kết và những thay đổi tốt đẹp. Trong khi Hoa Kỳ tiếp tục bước tới, chúng tôi tái xác nhận lời cam kết tranh đấu cho công bằng và cơ hội cho tất cả.
Đồng ký tên,
(dưới phần tiếng Anh)
January 9, 2021
Vietnamese Americans Condemn the Attacks on American Democracy
An assault on democracy took place this past Wednesday, January 6, when violent mobs attacked the United States Capitol. As the world watched the insurrection in shock, countless Vietnamese Americans experienced an added level of shame: seeing the yellow and red striped flag flying alongside symbols of white supremacy. For many, the Vietnamese Heritage flag represents the quest for freedom and democracy — a symbol of unity, pride, and honor that has no place among emblems of hate.
With this statement we condemn and repudiate the months-long attacks on America’s free and fair elections, fueled by dangerous conspiracy theories and misinformation which culminated in one of the most shameful moments in American history.
As Vietnamese Americans, we enjoy and respect the freedom to protest and the freedom to express dissenting views — basic rights that many people in Vietnam today lack and have been imprisoned for exercising. We absolutely reject blatant disinformation and violence. It is morally reprehensible for any leader to continue supporting President Donald Trump, whose seditious actions and divisive rhetoric undermine our democratic institutions and shared values.
Congress and the courts have affirmed the results of the recent election. We are committed to doing our part to support the American democratic system and to engage in the national discourse. As America moves forward, we reaffirm our commitment to fight for justice and opportunity for all.
51 Signatories (alphabetical by first name)
Andrea Nguyen- Cookbook Author; Angelina Trang Huynh- Co-founder and Executive Director, Vietnam Rise; Annie Le- President, Networking Organization for Vietnamese Americans; Atkinson Tran- President and Board of Directors, Vietnamese American Roundtable (VAR); Bao Ky Vu- Former Bush 43 appointee; Binh Nguyen, MD- Vietnam For Progress; Cathy Vu- Interim President, Union of Vietnamese Student Associations of Southern California (UVSA); Christine Hoang Nygaard-California Democratic Party Delegate; Daniel Albert, Esq.-The Daniel Albert Law Firm; Diedre Thu-Ha Nguyen, Councilmember-City of Garden Grove, California; Duc Nguyen-Emmy Award Winning Filmmaker, Right Here in My Pocket; Emmerick Doan-External Vice President, Phan Boi Chau Youth Association; Huy Pham-Founder, I Am Vietnamese; Huy Tran, Esq.- Partner, Justice at Work Law Group; Isabelle Thuy Pelaud- Co-founder and Executive Director, Diasporic Vietnamese Artists Network (DVAN); Jenny Do, Esq.- Law Offices of Jenny Do; Khoa Le- CEO, Saigon Entertainment Network (SET); Kim Bernice Nguyen- Mayor Pro Tem-City of Garden Grove, California; Lan Cao-Author of Monkey Bridge; Lillian Trinh- President, The Union of Vietnamese Student Associations of the Southern Region of America; Liza Chu- Co-founder, Empowering Marginalized Asian Communities; Mai Du- Co-founder, Greater Malden Asian American Community Coalition (GMAACC); Manh Kim- Editor-in-chief, TheNewViet; Michael Nguyen- Founder, Fitness and Martial Arts Southern California; Nancy Tran, PhD- Director, Radio TNT Sacramento-Central Valley, California; Nhat Anh Ho, OD- CEO, Focus Vision; Nina Hoabinh Le- Publisher, Viet Bao Daily News; Pamela Huynh- Co-founder and Executive Director of Viet Family Center of GA; Philip Nguyen- Lecturer, College of Ethnic Studies, San Francisco State University; Phu Do Nguyen, Esq.- Do Phu & Anh Tuan, PLC; Quan Nguyen, MD- Museum of the Republic of Vietnam; Ryan Hubris- CEO, Royal Jade Group; Sophia Duong- Owner, NVRadio; Summer Phung- President, Union of Vietnamese Student Associations of the Southeast (UVSASE); Tammy Tran- Co-founder, VietAct; Thang Do- CEO, Aedis Architects; Thu Nguyen- Director, OCA-Asian Pacific American Advocates; Truc Ho- Musician; Trung Duong Nguyen Thi Thai-Writer/journalist, damau.org; Tu David Phu- Top Chef 15, TDP Enterprises LLC; Tuan Hoang- Associate Professor, Pepperdine University; Tuong Vu- Professor & Director, US-Vietnam Research Center, University of Oregon; Uyen Hoang- Executive Director, Viet Rainbow of Orange County, California (VROC); Viet Thanh Nguyen- Co-founder, Diasporic Vietnamese Artists Network (DVAN); Ysa Le- Executive Director, Vietnamese American Arts & Letters Association (VAALA); and
Editorial Staff of Da Màu Literary E-zine, damau.org: Đặng Thơ Thơ, Đinh Từ Bích Thuý, Lưu Diệu Vân, Đỗ Lê Anh Đào, Hoàng Chính, Thường Quán, Lê Đình Nhất Lang.
For questions/concerns: Angelina Trang Huỳnh (she/her) angelina@vietnamrise.org www.vietnamrise.org
Trong tuần:
Tự Lực Văn Đoàn-Văn học và cách mạng (10) Phần 10: Hoàng Đạo và Thạch Lam- Biên khảo/Nghiên cứu của Thuỵ Khuê
”Ngọn cờ”- Nhận định của Phạm Văn
”Thư Gửi Bạn”- Tư liệu/Nhận định của Trùng Dương
Thư Tình Viết Muộn- Truyện dài nhiều kỳ của Hoàng Chính.
Lại còng tay, xích chân. Lại nhích từng bước ra bãi đậu xe. Lại một mình co ro trên băng ghế sau xe cảnh sát. Khung mắt cáo vây quanh như cái lồng gà. Cái lồng chỉ có thể mở cửa từ bên ngoài. Xe chạy vun vút. Khung cảnh lướt thướt vạch dài trong mắt nhìn. Nhìn chán, tôi nhắm mắt lại. Hình ảnh những người thân lũ lượt kéo nhau đi trong trí tưởng. Ở đâu cũng thấy những vệt buồn.
tôi có thể hiểu vì sao dân tộc tôi lại có nhiều người “cuồng” Trump và lại có nhiều người “chống” Trump
nhưng tôi không hiểu vì sao bài “5 anh em trên một chiếc xe tăng” lại thường hát trong các đám cưới
đó là bài thơ phi hư cấu
làm sau nửa đêm bên nắp cống
thử nghiệm sặc mùi thuốc lú thuốc lẫn
cùng mùi mục rữa bốc hơi như làn khói lam
Tôi ngẩn người suy nghĩ. Cái chân bàn trầy trụa lại khập khiễng bước đi trong mắt nhìn. Sao mà phức tạp đến như vậy nhỉ. Ông luật sư vẫn ung dung. Người thông dịch thì hỉ hả, “Lấy cho người khác có thể coi như làm việc thiện. Lấy cho mình là lệch lạc tâm lý. Là pervert, là antisocial behaviour, là chống lại xã hội; phải vào bệnh viện tâm thần lâu lắm.”
Tôi yên tâm ấp hai cái hình nón vun cong lên mặt, hít hà. Không có mùi da thịt, chỉ có mùi sà bông giặt đồ. Hình như cùng loại sà bông tôi xài ở nhà. Mùi sà bông sao cũng làm tôi chóng mặt. Sợi vải trên mép sờn của chiếc áo ngực rà nhẹ lên má rờn rợn cảm giác. Cái rạo rực ngủ yên chợt khuấy lên như con sóng lạ từ vũng biển tối ám, đổ lên bãi cạn với những doi đất rải rác xác cá chết.
Hoàng Đạo là cây bút tài hoa nhất trong ba anh em Nguyễn Tường: viết gì cũng được, viết hay ngay từ đầu, không cần qua thời kỳ “luyện văn” …. Trong khi đó, Việt Sinh (Thạch Lam) trở thành người sáng tạo ra tùy bút hiện đại…. Phóng sự của Thạch Lam khác hẳn với các loại phóng sự khác cùng thời, [vì] nó là một thứ tuỳ bút văn chương.
Tôi cảm thấy có nhiệm vụ mách anh cách kiểm xem một tin nào có thực hay sai nhanh nhất, đó là qua Web site snopes.com. Đây là một Web site kiểm tin có mặt sớm nhất từ khi có Internet cách đây trên 25 năm
chúng ta không thể dễ dãi đánh đồng ý nghĩa của lá cờ ấy với lá cờ mang chữ TRUMP to tướng; tương tự, không thể thấy lá cờ Mỹ hiện diện trong buổi bạo loạn mà gán cho nó cùng ý nghĩa với lá cờ của Nam quân thời Nội chiến. Nhưng nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ giữa khung cảnh đó thật ngán ngẩm và đáng ngại.
triệu mạng kẻ mơ màng mắc đầy xạ trị hoan hỉ
quá trình con dán của Kafka nhiễu loạn cảm thái
liệt toàn thân, tanh tưởi mùi sữa, sợ ánh sáng soi thành ngữ
con lợn của Orwell đảo chánh
móc cách mạng lên bức màn sắt
Những cánh chuồn chuồn lúc đầu hai thứ tóc, đuổi bắt hoài, vấp ngã, trầy trụa cả tâm hồn. Tôi vừa nhai chả giò chấm nước mắm pha chanh, đường, vừa nghiêng đầu ngắm Cô Ấy. Hai má đỏ hồng. Đôi mắt long lanh. Tôi uống hết ly này tới ly khác. Đến chừng nghe cái giọng ngọt ngào như có viền tiếng nhạc của Cô Ấy vang lên nhắc khéo, “Hổng được xỉn à nghe. Xỉn, người ta hổng khiêng dìa nổi đâu đó!” thì đã muộn mất rồi.
Tôi vốn liếng đâu nữa mà sắm dây để đo xem lòng giếng sâu hay cạn. Mọi vật thông thường có vẻ mờ ảo đối với anh không. Người thông dịch vừa hỏi vừa gõ nhẹ cái bút lên tập giấy chi chít những chữ. Tôi nhìn anh ta. Vầng trán anh ta lờ mờ vết da nhạt mầu bằng đồng hai mươi lăm xu, trông như một vết sẹo cũ. Tôi sẽ tiếc hoài sợi dây cho dù lòng giếng sâu hay cạn. Sẽ tiếc hoài sợi dây.
Nhiều lần tôi làm việc mà không suy nghĩ. Làm việc gì mà không suy nghĩ. Tôi đã làm được những gì mà không suy nghĩ. Tính kỹ nghe anh, coi chừng tù mọt gông đó. Ai đã nói với tôi như vậy nhỉ. Lâu quá rồi, tôi không còn nhớ. Lời can ngăn của một người đàn bà.
những ngày mùa đông rét mướt
hồn thi nhân co rúm nhếch nhác sến tình
khạc nhổ thơ hời giá ba xu lả lơi lãng đãng tầm phào
hình thái nén hơi thanh quản khản giọng gọi tên ma mị rỗng rang quang
phổ
Trời đất tối sầm. Tôi bập bềnh trên chiếc thuyền bé như cái thúng. Tôi giang hai tay giữ thăng bằng. Mắt mở trừng trừng, nhưng tôi chỉ thấy những vạt mầu đen quay tít mù. Tôi chúi đầu ngã xuống đất. Mặt đất lạnh băng và tanh tưởi. Chết rồi, chắc là tôi xỉu mất rồi. Cô Ấy hì hạch kéo tôi lết trên mặt đất ẩm. Cô Ấy tát túi bụi hai má tôi.
Humberto Solano sinh trưởng ở Làng Chài Lưới. Tuổi thơ của hắn trải qua nơi ven hồ của một vùng chằng chịt cống rãnh, giúp cha mẹ làm ghe thúng. Thời thanh niên, hắn thường la cà ở những quán bi-da hay nhà thổ ở miền sông nước. Khi cha hắn chết đuối…
Tôi không ngủ. Tôi chỉ nghĩ đến cái thế giới chật chội ngoài kia. Chẳng biết hôm nay dưới ấy có mưa không. Và hôm nay là thứ mấy. Chẳng biết lỡ mưa to nhà Cô Ấy có dột để thằng quản lý có cớ mà sửa chỗ này chỗ kia không. Tôi co quắp trong này. Ngoài kia có bao nhiêu đứa bon chen quanh Cô Ấy. Tôi nhắm mắt nhưng hình ảnh những thằng đàn ông hăm hở trải ra trước mắt tôi.
Nhưng sự khác biệt sâu xa giữa Khái Hưng và Nhất Linh đã lộ rõ trong tác phẩm nhỏ bé này: Khái Hưng nhìn ra ngoài, nhìn vào người khác để nhận xét con người, với đôi mắt đầy thương cảm, ông đưa ra những mẫu người hy sinh, chịu đựng. Nhất Linh nhìn mình, nhìn vào nội tâm của mình để viết, để tìm cách cho cá nhân thoát khỏi sự tù hãm của xã hội lỗi thời.
hôm nay nhìn những con gà ống
tôi nghĩ chắc chúng còn mặc tã
và nên ngậm vú giả
mặc dù đã học đến lớp 12
Ngày xửa ngày xưa
khi thiên thần
ma quỷ và con người còn sống chung với nhau
con người là giống loài ưa tị hiềm nhất
họ hỏi thượng đế
tại sao chúng con không có cánh như thiên thần
Tiếng cô ấy mắng con la hét ồn ào. Lớp cửa gỗ mở vào phía trong, còn lớp cửa kính mở ra ngoài bị tuyết đắp be tới hơn nửa thước. Tôi hì hục xúc quyết quăng ra sân. Tuyết lạnh thấm qua lỗ thủng chiếc găng tay cũ làm ê những đầu ngón tay, nhưng đôi mắt cô ấy làm tôi quên lạnh. Tôi hăng hái giải cứu cô ấy, tôi hăng hái giải cứu một tuổi xuân đang bị chôn vùi trong mùa màng đời sống.
Con mắt đứa con trai mở lớn khi nghe chữ boyfriend. Con gái tôi quay đầu ra sau, nhoẻn miệng cười. Thằng con trai cũng mỉm cười. Con mắt xanh của đứa con trai làm tôi bối rối. Thằng con trai không bối rối như tôi, bởi tôi thấy sau khung kính vấy bẩn ngăn đôi phòng thăm viếng, môi nó nở ra nụ cười hiền. Bàn tay nó đặt lên vai con gái tôi.
Sau một năm dài đầu óc đặc sệt với những chia rẽ trầm trọng giữa các bạn hữu về quan điểm chính trị, giữa tang thương của bệnh Dịch, giữa những bạo loạn của nước Mỹ; sáng nay ngày 1 tháng 1, năm 2021, tôi dậy sớm, thở “phào” một tiếng, bước ra ngoài ban-công, vươn vai, đón mặt trời mới của một năm mới
Mỗi mầm là một
Tù nhân lương tâm
Bước ra khỏi Thỉnh nguyện thư
Vừa được ký
đội binh ngón tay gỗ trổ móng lông ngỗng bị châm thủng
màu xanh ganh tị
màu vàng dị dịch
màu hồng chủ chốt
màu đỏ điên tiết
điều răn tẩm trắng
Thử xem những ai sẽ nói về tôi. Có ai trong cái thành phố nhỏ bé này để ý đến tôi. Tôi không có xe Lên-cơn, pho-bai-pho. Tôi không có nhà mới xây hai ba trăm ngàn, ai mà thèm để ý đến tôi. Mùa đông, tôi trượt chân quăng mình ngã dài trên mặt đường đóng băng. Thiên hạ nhìn tôi.
Trong số những tài liệu về các cây bút phái nữ trong văn học Việt Nam trước 1975 cho tới nay tôi thấy chỉ có bài biên khảo công phu của Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, tựa là “Các Nhà Văn Nữ Nam Việt Nam, 1954-1975,” xuất hiện lần đầu trên tạp chí Vietnam Forum số 9, 1987 của Đại học Yale, là có vẻ đầy đủ và bao gồm hơn cả.(
Người thông dịch đến sớm như mọi khi. Tôi gật đầu chào anh ta. Anh ta nháy mắt chào lại. Người cảnh sát đứng sát bên tôi. Phòng khám vuông vắn bốn bức tường mầu xám nhạt. Chiếc kim giây của chiếc đồng hồ treo tường uể oải vạch những nét cà giật như bị níu kéo bởi khối thời gian đang dần keo đặc lại. Chúng tôi đứng như thế không biết bao lâu. Cả ba không có gì để nói.
họ đang uống bia không cồn
và nhai xúc xích
nháy mắt với chúng tôi
dưới cây thánh giá
họ chơi bóng đá
với sọ đầu của Adam
Bình Luận mới