Xuất hiện trong kỳ triển lãm A Forest of Signs: Art in the Crisis of Representation (Một Rừng Ký Hiệu: Nghệ Thuật trong Thời Khủng Hoảng của Biểu Tượng) (1989), Untitled/Questions (Vô Đề/Những Câu Hỏi) của nghệ sĩ Barbara Kruger lúc đầu được căng trên bức tường phía nam–nay là The Geffen Contemporary—thuộc MOCA–viện bảo tàng nghệ thuật đương đại của Los Angeles. Từ mùa thu năm 2020, tác phẩm, với kích thước vĩ đại 191 x 30 feet, đã được chuyển sang mặt tiền phía bắc đầy ấn tượng của MOCA.
MOCA tuyên bố “Untitled/Questions giữ một vị trí đặc thù trong ký ức chung của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles và được coi là một trong những di sản nổi bật trong lịch sử hơn bốn mươi năm của viện bảo tàng.” Nhân dịp tác phẩm được chuyển sang mặt tiền phía bắc của MOCA, viện bảo tàng đã thực hiện nỗ lực đăng ký cử tri trong kỳ bầu cử Tổng thống vào suốt tháng 11, 2020 vừa qua.
Chín câu hỏi dường như được hét lên từ các hàng chữ trắng thay cho những ngôi sao trên nền đỏ của lá cờ Mỹ: Ai vượt ngoài vòng pháp luật? Ai bị mua và bán? Ai được tự do lựa chọn? Ai kiểm soát thời giờ? Ai tuân lệnh cấp trên? Ai chào lâu nhất? Ai cầu nguyện lớn tiếng nhất? Ai chết trước? Ai cười sau hết?
Theo lời giải thích của Barbara Kruger, nghệ thuật tạo “cơ hội để chất vấn các giá trị văn hóa, niềm tự hào, danh vọng, quyền lực, sự kiểm soát, và những bất an. Đối với tôi, những câu hỏi luôn là phần cốt yếu của tác phẩm.… ”
Biên Khảo
“Tự Lực Văn Đoàn- Văn Học và Cách Mạng – Phần 11: Tú Mỡ và Thế Lữ”- Nghiên cứu/Biên khảo của Thụy Khuê
“Sửa sai lỗi lầm của Năm Thế Kỷ”- nhận định của Trùng Dương
“Di Sản Đắt Giá của Donald Trump”- nhận định của Richard Haass/ Phạm Văn tóm lược và phỏng dịch
Sáng Tác
Thư Tình Viết Muộn- truyện dài của Hoàng Chính
Tuần tới: Da Màu sẽ khởi đăng Điểm Lửa Đầu Tiên, truyện vừa của Cung Tích Biền viết trước 1975
Nhìn hình bà Deb Haaland với nét khắc khổ mà kiêu hãnh như một nữ tù trưởng bộ lạc trên trang báo mạng, tôi thấy dậy lên một sự nể trọng. Và cả kỳ vọng.
Nể trọng vì bà là người Mỹ Bản xứ (Native American, mà ta quen gọi là Da Đỏ) đầu tiên đã được đề cử vào một chức vụ có phần vụ bảo vệ hàng triệu acres đất công…
Lại còng tay, xích chân. Lại nhích từng bước ra bãi đậu xe. Lại một mình co ro trên băng ghế sau xe cảnh sát. Khung mắt cáo vây quanh như cái lồng gà. Cái lồng chỉ có thể mở cửa từ bên ngoài. Xe chạy vun vút. Khung cảnh lướt thướt vạch dài trong mắt nhìn. Nhìn chán, tôi nhắm mắt lại. Hình ảnh những người thân lũ lượt kéo nhau đi trong trí tưởng. Ở đâu cũng thấy những vệt buồn.
tôi có thể hiểu vì sao dân tộc tôi lại có nhiều người “cuồng” Trump và lại có nhiều người “chống” Trump
nhưng tôi không hiểu vì sao bài “5 anh em trên một chiếc xe tăng” lại thường hát trong các đám cưới
đó là bài thơ phi hư cấu
làm sau nửa đêm bên nắp cống
thử nghiệm sặc mùi thuốc lú thuốc lẫn
cùng mùi mục rữa bốc hơi như làn khói lam
Tôi ngẩn người suy nghĩ. Cái chân bàn trầy trụa lại khập khiễng bước đi trong mắt nhìn. Sao mà phức tạp đến như vậy nhỉ. Ông luật sư vẫn ung dung. Người thông dịch thì hỉ hả, “Lấy cho người khác có thể coi như làm việc thiện. Lấy cho mình là lệch lạc tâm lý. Là pervert, là antisocial behaviour, là chống lại xã hội; phải vào bệnh viện tâm thần lâu lắm.”
Tôi yên tâm ấp hai cái hình nón vun cong lên mặt, hít hà. Không có mùi da thịt, chỉ có mùi sà bông giặt đồ. Hình như cùng loại sà bông tôi xài ở nhà. Mùi sà bông sao cũng làm tôi chóng mặt. Sợi vải trên mép sờn của chiếc áo ngực rà nhẹ lên má rờn rợn cảm giác. Cái rạo rực ngủ yên chợt khuấy lên như con sóng lạ từ vũng biển tối ám, đổ lên bãi cạn với những doi đất rải rác xác cá chết.
Hoàng Đạo là cây bút tài hoa nhất trong ba anh em Nguyễn Tường: viết gì cũng được, viết hay ngay từ đầu, không cần qua thời kỳ “luyện văn” …. Trong khi đó, Việt Sinh (Thạch Lam) trở thành người sáng tạo ra tùy bút hiện đại…. Phóng sự của Thạch Lam khác hẳn với các loại phóng sự khác cùng thời, [vì] nó là một thứ tuỳ bút văn chương.
Tôi cảm thấy có nhiệm vụ mách anh cách kiểm xem một tin nào có thực hay sai nhanh nhất, đó là qua Web site snopes.com. Đây là một Web site kiểm tin có mặt sớm nhất từ khi có Internet cách đây trên 25 năm
chúng ta không thể dễ dãi đánh đồng ý nghĩa của lá cờ ấy với lá cờ mang chữ TRUMP to tướng; tương tự, không thể thấy lá cờ Mỹ hiện diện trong buổi bạo loạn mà gán cho nó cùng ý nghĩa với lá cờ của Nam quân thời Nội chiến. Nhưng nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ giữa khung cảnh đó thật ngán ngẩm và đáng ngại.
triệu mạng kẻ mơ màng mắc đầy xạ trị hoan hỉ
quá trình con dán của Kafka nhiễu loạn cảm thái
liệt toàn thân, tanh tưởi mùi sữa, sợ ánh sáng soi thành ngữ
con lợn của Orwell đảo chánh
móc cách mạng lên bức màn sắt
Những cánh chuồn chuồn lúc đầu hai thứ tóc, đuổi bắt hoài, vấp ngã, trầy trụa cả tâm hồn. Tôi vừa nhai chả giò chấm nước mắm pha chanh, đường, vừa nghiêng đầu ngắm Cô Ấy. Hai má đỏ hồng. Đôi mắt long lanh. Tôi uống hết ly này tới ly khác. Đến chừng nghe cái giọng ngọt ngào như có viền tiếng nhạc của Cô Ấy vang lên nhắc khéo, “Hổng được xỉn à nghe. Xỉn, người ta hổng khiêng dìa nổi đâu đó!” thì đã muộn mất rồi.
Tôi vốn liếng đâu nữa mà sắm dây để đo xem lòng giếng sâu hay cạn. Mọi vật thông thường có vẻ mờ ảo đối với anh không. Người thông dịch vừa hỏi vừa gõ nhẹ cái bút lên tập giấy chi chít những chữ. Tôi nhìn anh ta. Vầng trán anh ta lờ mờ vết da nhạt mầu bằng đồng hai mươi lăm xu, trông như một vết sẹo cũ. Tôi sẽ tiếc hoài sợi dây cho dù lòng giếng sâu hay cạn. Sẽ tiếc hoài sợi dây.
Nhiều lần tôi làm việc mà không suy nghĩ. Làm việc gì mà không suy nghĩ. Tôi đã làm được những gì mà không suy nghĩ. Tính kỹ nghe anh, coi chừng tù mọt gông đó. Ai đã nói với tôi như vậy nhỉ. Lâu quá rồi, tôi không còn nhớ. Lời can ngăn của một người đàn bà.
những ngày mùa đông rét mướt
hồn thi nhân co rúm nhếch nhác sến tình
khạc nhổ thơ hời giá ba xu lả lơi lãng đãng tầm phào
hình thái nén hơi thanh quản khản giọng gọi tên ma mị rỗng rang quang
phổ
Trời đất tối sầm. Tôi bập bềnh trên chiếc thuyền bé như cái thúng. Tôi giang hai tay giữ thăng bằng. Mắt mở trừng trừng, nhưng tôi chỉ thấy những vạt mầu đen quay tít mù. Tôi chúi đầu ngã xuống đất. Mặt đất lạnh băng và tanh tưởi. Chết rồi, chắc là tôi xỉu mất rồi. Cô Ấy hì hạch kéo tôi lết trên mặt đất ẩm. Cô Ấy tát túi bụi hai má tôi.
Humberto Solano sinh trưởng ở Làng Chài Lưới. Tuổi thơ của hắn trải qua nơi ven hồ của một vùng chằng chịt cống rãnh, giúp cha mẹ làm ghe thúng. Thời thanh niên, hắn thường la cà ở những quán bi-da hay nhà thổ ở miền sông nước. Khi cha hắn chết đuối…
Tôi không ngủ. Tôi chỉ nghĩ đến cái thế giới chật chội ngoài kia. Chẳng biết hôm nay dưới ấy có mưa không. Và hôm nay là thứ mấy. Chẳng biết lỡ mưa to nhà Cô Ấy có dột để thằng quản lý có cớ mà sửa chỗ này chỗ kia không. Tôi co quắp trong này. Ngoài kia có bao nhiêu đứa bon chen quanh Cô Ấy. Tôi nhắm mắt nhưng hình ảnh những thằng đàn ông hăm hở trải ra trước mắt tôi.
Nhưng sự khác biệt sâu xa giữa Khái Hưng và Nhất Linh đã lộ rõ trong tác phẩm nhỏ bé này: Khái Hưng nhìn ra ngoài, nhìn vào người khác để nhận xét con người, với đôi mắt đầy thương cảm, ông đưa ra những mẫu người hy sinh, chịu đựng. Nhất Linh nhìn mình, nhìn vào nội tâm của mình để viết, để tìm cách cho cá nhân thoát khỏi sự tù hãm của xã hội lỗi thời.
hôm nay nhìn những con gà ống
tôi nghĩ chắc chúng còn mặc tã
và nên ngậm vú giả
mặc dù đã học đến lớp 12
Ngày xửa ngày xưa
khi thiên thần
ma quỷ và con người còn sống chung với nhau
con người là giống loài ưa tị hiềm nhất
họ hỏi thượng đế
tại sao chúng con không có cánh như thiên thần
Tiếng cô ấy mắng con la hét ồn ào. Lớp cửa gỗ mở vào phía trong, còn lớp cửa kính mở ra ngoài bị tuyết đắp be tới hơn nửa thước. Tôi hì hục xúc quyết quăng ra sân. Tuyết lạnh thấm qua lỗ thủng chiếc găng tay cũ làm ê những đầu ngón tay, nhưng đôi mắt cô ấy làm tôi quên lạnh. Tôi hăng hái giải cứu cô ấy, tôi hăng hái giải cứu một tuổi xuân đang bị chôn vùi trong mùa màng đời sống.
Con mắt đứa con trai mở lớn khi nghe chữ boyfriend. Con gái tôi quay đầu ra sau, nhoẻn miệng cười. Thằng con trai cũng mỉm cười. Con mắt xanh của đứa con trai làm tôi bối rối. Thằng con trai không bối rối như tôi, bởi tôi thấy sau khung kính vấy bẩn ngăn đôi phòng thăm viếng, môi nó nở ra nụ cười hiền. Bàn tay nó đặt lên vai con gái tôi.
Sau một năm dài đầu óc đặc sệt với những chia rẽ trầm trọng giữa các bạn hữu về quan điểm chính trị, giữa tang thương của bệnh Dịch, giữa những bạo loạn của nước Mỹ; sáng nay ngày 1 tháng 1, năm 2021, tôi dậy sớm, thở “phào” một tiếng, bước ra ngoài ban-công, vươn vai, đón mặt trời mới của một năm mới
Mỗi mầm là một
Tù nhân lương tâm
Bước ra khỏi Thỉnh nguyện thư
Vừa được ký
đội binh ngón tay gỗ trổ móng lông ngỗng bị châm thủng
màu xanh ganh tị
màu vàng dị dịch
màu hồng chủ chốt
màu đỏ điên tiết
điều răn tẩm trắng
Thử xem những ai sẽ nói về tôi. Có ai trong cái thành phố nhỏ bé này để ý đến tôi. Tôi không có xe Lên-cơn, pho-bai-pho. Tôi không có nhà mới xây hai ba trăm ngàn, ai mà thèm để ý đến tôi. Mùa đông, tôi trượt chân quăng mình ngã dài trên mặt đường đóng băng. Thiên hạ nhìn tôi.
Trong số những tài liệu về các cây bút phái nữ trong văn học Việt Nam trước 1975 cho tới nay tôi thấy chỉ có bài biên khảo công phu của Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, tựa là “Các Nhà Văn Nữ Nam Việt Nam, 1954-1975,” xuất hiện lần đầu trên tạp chí Vietnam Forum số 9, 1987 của Đại học Yale, là có vẻ đầy đủ và bao gồm hơn cả.(
Người thông dịch đến sớm như mọi khi. Tôi gật đầu chào anh ta. Anh ta nháy mắt chào lại. Người cảnh sát đứng sát bên tôi. Phòng khám vuông vắn bốn bức tường mầu xám nhạt. Chiếc kim giây của chiếc đồng hồ treo tường uể oải vạch những nét cà giật như bị níu kéo bởi khối thời gian đang dần keo đặc lại. Chúng tôi đứng như thế không biết bao lâu. Cả ba không có gì để nói.
Bình Luận mới